23/06/2015 09:11 GMT+7

Lớp dạy thêm 
đặc biệt

P.T.T.
P.T.T.

TT -Trong lúc chán chường, mặc cảm với điểm thi rất thấp của mình, tôi đã quyết định sẽ tự ôn thi ở nhà, tránh phải gặp lại thầy cô, bạn bè ở trường....

Năm 2007, tôi thi trượt tốt nghiệp bậc THPT lần đầu. Đó là một cú sốc quá lớn với tôi và gia đình. Đang đi ôn luyện thi đại học trên thành phố, tôi nhận điện thoại của mẹ: "Con về nhà ngay, cần phải ôn luyện để thi lại lần thứ hai". 

Trong lúc chán chường, mặc cảm với điểm thi rất thấp của mình, tôi đã quyết định sẽ tự ôn thi ở nhà, tránh phải gặp lại thầy cô, bạn bè ở trường.

Nhưng cô chủ nhiệm lớp tôi ngày ấy vẫn đến tận nhà thuyết phục tôi đi học thêm cùng các bạn. Cô giúp tôi lựa chọn môn thi lại sao cho hợp lý, lên kế hoạch ôn thi hằng ngày... khác hẳn với suy nghĩ ban đầu của tôi. Bởi tôi đã từng nghĩ chắc hẳn cô chủ nhiệm sẽ cảm thấy thất vọng với những học sinh của mình thi trượt và "ghét" chúng tôi vì làm ảnh hưởng không nhỏ đến thành tích giảng dạy của cô ở trường. Nhờ sự động viên của cô, tôi an tâm đi học thêm bồi dưỡng kiến thức hổng, gạt bỏ mặc cảm thi trượt.

Đi học cùng các bạn thi trượt năm đó tôi đã bất ngờ. Tất cả các thầy cô được phân công dạy thêm cho lớp tôi năm đó đều rất tận tình, chu đáo kèm cặp từng học sinh. Thầy cô luôn đến đúng giờ, giảng dạy nhiệt tình và nhất là tạo không khí lớp học thoải mái để cả lớp không còn e ngại, xấu hổ. Ban đầu lớp chỉ hơn 30 bạn đi học thêm, nhưng sau đó "tiếng lành đồn gần", đã có tới 70 bạn đăng ký học, nhà trường phải mở thêm lớp bồi dưỡng. Đi học thêm, lúc này tôi mới nhận ra mỗi thầy cô thật sự là một người thầy tâm lý...

Kết thúc kỳ thi năm đó, phải thi lần hai mới đậu song tôi chẳng hề muốn quên đi những ngày hè ôn luyện luôn có các thầy cô bên cạnh.

Năm học này lại tới lượt em trai tôi sắp bước vào kỳ thi THPT quốc gia. Vẫn ngôi trường thân yêu của mình, tôi gặp lại các thầy cô mà mừng vui không kể xiết...Trước lúc ra về, tôi nhìn lên tấm bảng thông báo của nhà trường trong tháng 6, đó là lịch học thêm cho các em có nguyện vọng đăng ký học và cảm thấy chưa tự tin trước kỳ thi. Nhìn dòng chữ chú thích in đậm của nhà trường: "Thầy cô dạy miễn phí, không thu tiền" tôi lại thấy rưng rưng...

P.T.T.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bác Hồ với giáo dục: Học để làm người, học để phụng sự

Những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục như một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, học không bao giờ cùng, học để làm người, để phụng sự… được các nhà khoa học khẳng định vẫn là kim chỉ nam dẫn dắt nền giáo dục.

Bác Hồ với giáo dục: Học để làm người, học để phụng sự

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

Tối 11-5, bốn công trình xuất sắc thuộc các lĩnh vực bảo vệ vật nuôi và môi trường, khoa học sức khỏe, công nghệ - kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn đã được trao giải thưởng Bảo Sơn trị giá 120.000 USD (hơn 3 tỉ đồng/công trình).

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

Dự kiến bỏ hình thức kỷ luật đình chỉ học tập: Lo giáo viên, nhà trường gặp khó

Bên cạnh ủng hộ, không ít ý kiến lo ngại, băn khoăn về dự thảo thông tư về khen thưởng và kỷ luật học sinh mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến từ ngày 6-5 đến ngày 6-7-2025.

Dự kiến bỏ hình thức kỷ luật đình chỉ học tập: Lo giáo viên, nhà trường gặp khó

Dự thảo kỷ luật học sinh: Cần nhân văn nhưng cũng phải đủ sức răn đe

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến dự thảo thông tư quy định về khen thưởng và kỷ luật học sinh. Dự thảo đã thu hút nhiều ý kiến đa chiều của giáo viên, học sinh và những người đang công tác trong ngành giáo dục.

Dự thảo kỷ luật học sinh: Cần nhân văn nhưng cũng phải đủ sức răn đe

Bỏ kỷ luật đình chỉ học sinh, cho viết bản kiểm điểm liệu có tác dụng?

Không kỷ luật bằng hình thức đình chỉ học, nhưng chỉ viết bản kiểm điểm thì liệu học sinh có thực sự chuyển biến tốt về nhận thức, hành vi?

Bỏ kỷ luật đình chỉ học sinh, cho viết bản kiểm điểm liệu có tác dụng?

Phụ huynh bức xúc việc môn kỹ năng đưa vào chính khóa, Sở Giáo dục và Đào tạo lên tiếng

Phụ huynh ở TP Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) thắc mắc tại sao chương trình 'Toán bằng tiếng Anh' (iSmart, do Công ty cổ phần giáo dục iSmart triển khai) được đưa vào chính khóa và thu tiền?

Phụ huynh bức xúc việc môn kỹ năng đưa vào chính khóa, Sở Giáo dục và Đào tạo lên tiếng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar