15/08/2021 13:19 GMT+7
Trở lại chủ đề

Long ve chai và những bình oxy cứu sống F0

DUYÊN PHAN
DUYÊN PHAN

TTO - Đã gần 2 tháng nay, anh Huỳnh Quang Nhật Long - 45 tuổi, Q.Tân Phú, TP.HCM - rong ruổi trên khắp các tuyến đường, vào tận những hẻm cách ly ở TP.HCM để giao oxy cho những bệnh nhân nhiễm COVID-19 đang nguy kịch.

Anh Long chia sẻ lý do làm công việc ý nghĩa này - Video: DUYÊN PHAN

Alo! Anh Long phải không ạ, cứu má em với… Đầu dây bên kia nức nở, Long vội trấn an: "Chị bình tĩnh, có gì nói tôi nghe".

Em ở quận 8, cả nhà em bị dương tính, nhưng riêng má em chỉ số SpO2 chỉ còn có 74, hiện tại má khó thở, em rất sợ, anh cứu má con em với.

Ghi vội địa chỉ, Long xác định hướng đi rồi vội vàng di chuyển ứng cứu oxy cho gia đình bệnh nhân. Vừa chạy xe anh vừa nhận những cuộc điện thoại dồn dập đổ về không ngớt, người quận 8, người Bình Chánh, người Hóc Môn... Anh quay cuồng đến nỗi không có giờ nghỉ, bữa ăn chỉ là những miếng bánh ngọt và sữa để sẵn trên xe.

Khi được hỏi về cái tên có phần đặc biệt của mình, anh Long cho biết vì trước kia anh buôn bán linh tinh đủ thứ đồ nên chết cái tên Long ve chai luôn, nhưng anh thích nó vì nghe gần gũi, thân thương.

Là con trai một trong gia đình, anh Long cho biết bố mẹ anh lo lắng mất ăn mất ngủ khi anh làm công việc này, vợ anh cũng không khá hơn nhưng anh ráng động viên tinh thần và hứa sẽ bảo vệ bản thân thật tốt, cả gia đình mới an tâm phần nào.

Thời gian đầu anh và những người bạn của mình tự bỏ tiền túi mua oxy gửi tặng mọi người, sau khi biết được việc làm ý nghĩa của anh, nhiều nhà hảo tâm đã chung tay đóng góp, nhờ anh chuyển oxy đến những người đang gặp nguy.

"Tôi không vận động ai chung tay với mình cả vì bản thân mình không quen đi kêu gọi, ai biết thì ủng hộ để có thêm nhiều bình oxy khác đến bệnh nhân, không có thì tôi tự bỏ tiền túi ra giúp đỡ, nhưng phần lớn tự bỏ tiền túi.

Chứng kiến nhiều người quen lần lượt ra đi vì dịch bệnh, tôi thấy mình không thể ngồi yên được, lúc này tiền bạc bỗng nhiên không còn quan trọng nữa. Cái khó của chúng tôi bây giờ là không tìm được nguồn cung và nhiều bệnh nhân khi mượn bình oxy thì không trả lại để chúng tôi có thể giúp đỡ những người khác" - anh Long chia sẻ.

Có những lúc oxy không đến kịp, bệnh nhân ra đi, anh quay đầu xe mà ân hận vô cùng vì nếu nhanh hơn đã có thể cứu được một mạng người. Anh cho rằng công việc của mình chỉ như hạt muối bỏ biển, nhưng giúp được ai lúc này thì giúp, họ cần thì mới gọi đến mình.

Long ve chai và những bình oxy cứu sống F0 - Ảnh 2.

Anh Long hướng dẫn cách sử dụng bình oxy cho một gia đình F0 trên đường Lãnh Binh Thăng (Q.11, TP.HCM) - Ảnh: DUYÊN PHAN

Long ve chai và những bình oxy cứu sống F0 - Ảnh 3.

Trước khi vào khu nào nguy hiểm, anh Long sẽ bảo hộ kỹ để tránh lây nhiễm

Long ve chai và những bình oxy cứu sống F0 - Ảnh 4.

Trên xe anh ngoài bình oxy còn có đủ loại thuốc cho bệnh nhân nào cần theo đơn của bác sĩ.

Long ve chai và những bình oxy cứu sống F0 - Ảnh 5.

Có nhiều trường hợp không phải là bệnh nhân nhiễm COVID-19 nhưng cần oxy gấp vì bệnh nặng cũng được "tiếp tế" oxy kịp thời. Khi nhận lại được vỏ bình, anh Long lại mang đi bơm để tiếp tục giúp nhiều trường hợp khác. Mỗi bình oxy đến kịp sẽ cứu được một mạng người

Long ve chai và những bình oxy cứu sống F0 - Ảnh 6.

Nguồn cung không đủ, anh phải mở điện thoại cho đối tác đọc tin nhắn cầu cứu, để hy vọng họ có thể cung cấp cho mình

Long ve chai và những bình oxy cứu sống F0 - Ảnh 7.

Có nhiều trường hợp bị cách ly cả gia đình, phải nhờ hàng xóm ra lấy giúp

Long ve chai và những bình oxy cứu sống F0 - Ảnh 8.

Anh Long có bạn bè ở nhiều quận huyện hỗ trợ giao giúp anh những lúc cấp bách

Long ve chai và những bình oxy cứu sống F0 - Ảnh 9.

Những cuộc gọi liên tục, anh vẫn bình tĩnh giải đáp cho từng người. Vừa nghe điện thoại vừa ăn vội để kịp giao oxy cho những trường hợp khẩn cấp

Long ve chai và những bình oxy cứu sống F0 - Ảnh 10.

Những dòng tin nhắn được gửi đến khiến anh Long lặng người

Mua máy tạo oxy cần lưu ý gì?

TTO - Lo lắng trước sự quá tải của các bệnh viện điều trị COVID-19 cũng như để chủ động hơn trong việc tự chăm sóc tại nhà nếu chẳng may nhiễm bệnh, gần đây nhiều người đã đổ xô đi mua máy tạo oxy dùng cho gia đình.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 7: Bình Trị Thiên sau thời khói lửa

Trong các tỉnh lớn được hợp nhất từ các tỉnh nhỏ sau năm 1975 ở nước ta thì tỉnh Bình Trị Thiên là một hiện tượng có nhiều điểm khác biệt so với các địa phương...

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 7: Bình Trị Thiên sau thời khói lửa

Ký ức những lần tách nhập tỉnh - Kỳ 6: Quảng Nam, Đà Nẵng về lại một nhà sau 28 năm

Trong nhiều tỉnh thành cả nước, Đà Nẵng và Quảng Nam có mối lương duyên đặc biệt khi nhiều lần chia tách, tái hợp.

Ký ức những lần tách nhập tỉnh - Kỳ 6: Quảng Nam, Đà Nẵng về lại một nhà sau 28 năm

Lời cảm ơn từ trái tim của người thương binh Nghệ An

'Cảm ơn nghĩa tình, sự tận tụy của báo Tuổi Trẻ, bố tôi và gia đình cảm nhận được tình người ấm áp giữa thành phố đông đúc, xa lạ'.

Lời cảm ơn từ trái tim của người thương binh Nghệ An

'Ai bánh mì nóng giòn đây' ở Himalayas

'Thành công rồi!' - chị Võ Thị Kim Cương reo lên khi mẻ bánh mì làm tại Nepal được nướng thành công sau hàng chục lần thất bại trước đó. Lần đầu tiên bánh mì chuẩn Việt Nam đặc ruột thơm ngon xuất hiện tại xứ sở dãy Himalayas hùng vĩ.

'Ai bánh mì nóng giòn đây' ở Himalayas

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 5: Phú là giàu có, Khánh là mừng vui

Cái tên sao khéo đậm đà - Phú là giàu có, Khánh là mừng vui, hai câu thơ của nhà thơ Sóng Hồng - Trường Chinh khi ông là chủ tịch Hội đồng Nhà nước về thăm Phú Khánh, đã nhắc nhớ cho nhiều người về vẻ giàu đẹp một thời của tỉnh này.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 5: Phú là giàu có, Khánh là mừng vui

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 4: 'Miền đất hứa' giữa hai bờ Cửu Long

Tỉnh Cửu Long rộng lớn nằm giữa sông Tiền và sông Hậu một thời được những người tâm huyết với vùng đất gọi là 'miền đất hứa'.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 4: 'Miền đất hứa' giữa hai bờ Cửu Long
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar