17/04/2021 08:04 GMT+7
Trở lại chủ đề

Lối ra nào cho khủng hoảng ở Myanmar?

NHẬT ĐĂNG
NHẬT ĐĂNG

TTO - Cuộc gặp thượng đỉnh của các lãnh đạo Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có thể là sự kiện mang tính bước ngoặt cho căng thẳng chính trị và xã hội ở Myanmar.

Lối ra nào cho khủng hoảng ở Myanmar? - Ảnh 1.

Tướng Hlaing trong buổi lễ diễu binh kỷ niệm Ngày các lực lượng vũ trang 27-3 ở thủ đô Naypyidaw, Myanmar - Ảnh: Reuters

Hôm 15-4, trang tin Thai PBS World của Đài Thai PBS (Thái Lan) và báo Jakarta Post (Indonesia) dẫn nguồn quan chức cấp cao cho biết các lãnh đạo ASEAN đã nhất trí gặp gỡ tại Jakarta (Indonesia) vào ngày 24-4 tới.

Tướng Min Aung Hlaing tham dự?

Theo các nguồn tin trên, Thống tướng Myanmar Min Aung Hlaing, lãnh đạo quân đội Myanmar, cũng sẽ có mặt ở Jakarta để gặp gỡ các lãnh đạo khác của ASEAN lần đầu tiên kể từ khi cuộc chính biến ngày 1-2.

Sau chính biến, Myanmar chìm ngập trong các cuộc biểu tình chết người và trở thành mối quan tâm hàng đầu của chính trường quốc tế cũng như ASEAN nói riêng. Tổng thống Indonesia Joko Widodo trước đó đã kêu gọi khối ASEAN họp thảo luận về tình hình Myanmar, sau đó các nước như Singapore và Malaysia cũng ủng hộ đề xuất này.

Tại cuộc gặp với ngoại trưởng một số quốc gia Đông Nam Á cách đây hai tuần, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cũng ủng hộ vai trò trung gian của ASEAN trong việc hỗ trợ Myanmar tìm giải pháp ổn định.

Tại Hội nghị quan chức cao cấp (SOM) ASEAN theo hình thức trực tuyến ngày 7-4, các nước đã trao đổi sơ bộ về việc tổ chức cuộc gặp của lãnh đạo cấp cao ASEAN bàn về các vấn đề xây dựng cộng đồng, phòng chống COVID-19, quan hệ đối ngoại của ASEAN, tình hình quốc tế và khu vực.

Phát biểu tại hội nghị này, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng khẳng định Việt Nam ủng hộ việc áp dụng các phương thức của ASEAN trong tiếp cận tình hình Myanmar. Việt Nam sẽ cùng các nước thành viên tích cực phối hợp hỗ trợ Myanmar sớm vượt qua khó khăn hiện nay vì hòa bình, hòa giải và ổn định tại khu vực.

Nền tảng quan trọng

Thông tin về cuộc họp thượng đỉnh ASEAN được đưa ra chỉ hai ngày sau khi Văn phòng Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc bày tỏ lo ngại rằng tình hình Myanmar có thể leo thang căng thẳng, dẫn tới khủng hoảng như những gì xảy ra ở Syria.

Lo ngại của cộng đồng quốc tế đồng nghĩa với sức ép lên ASEAN ngày càng lớn. Việc xử lý mối quan hệ với Myanmar cũng như hỗ trợ nước này tìm giải pháp là vấn đề quan trọng đối với không chỉ nội bộ ASEAN mà còn là mối quan hệ giữa ASEAN với các nước khác, trong bối cảnh ASEAN là trung tâm của nhiều sáng kiến hợp tác quốc tế. 

Hiện nay ASEAN vẫn gặp khó khăn về vấn đề Myanmar vì phải tôn trọng nguyên tắc không can thiệp nội bộ các nước thành viên. Chính vì vậy, ưu tiên của ASEAN vẫn là tạo nền tảng đối thoại, thuyết phục các bên kiềm chế và đề nghị thái độ hợp tác của quân đội Myanmar.

Hiện nay ASEAN có thể đóng vai trò là cầu nối cho bên ngoài để chung tay, góp phần xử lý cuộc khủng hoảng Myanmar. Lấy ví dụ, Liên Hiệp Quốc hiện nay có thể tiếp cận Myanmar thông qua cơ chế hợp tác với ASEAN. Đây là kênh đối thoại quan trọng trong bối cảnh Myanmar gần đây khẳng định không tiếp đặc sứ Liên Hiệp Quốc, bà Christine Schraner Burgener.

Liệu cuộc họp ASEAN với sự có mặt của lãnh đạo quân đội Myanmar sẽ là viên gạch đầu tiên trên đường tìm ra lối thoát cho khó khăn tại Myanmar?

Phe phản đối muốn lập "chính phủ mới"

Ngày 16-4, những người phản đối chính quyền quân sự Myanmar đã công bố thành lập một "chính phủ thống nhất quốc gia", gồm các thành viên quốc hội đã bị lật đổ cùng lãnh đạo của các cuộc biểu tình phản đối đảo chính và các nhóm dân tộc thiểu số, theo Hãng tin Reuters.

"Xin hãy chào đón chính phủ mới của nhân dân" - nhà hoạt động Min Ko Naing phát biểu trong video công bố thành lập "chính phủ thống nhất quốc gia". "Một ngày mới đã đến với người dân chúng ta và một kỷ nguyên mới với Myanmar đã bắt đầu" - ông Sasa, "bộ trưởng hợp tác quốc tế" của chính phủ thống nhất này, phát biểu.

Quân đội Myanmar chưa lên tiếng ngay về động thái này.

BẢO ANH

NÓNG: ASEAN có thể họp thượng đỉnh, có thống tướng Myanmar tham dự

TTO - Lãnh đạo các nước thành viên Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đồng ý gặp mặt và thảo luận tình hình Myanmar, và cuộc gặp này sẽ có sự tham dự của thống tướng Min Aung Hlaing - lãnh đạo quân đội Myanmar.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tranh cãi logo hãng xe Volkswagen: Chữ V và W dính liền hay tách nhau?

Biểu tượng Volkswagen gây tranh cãi vì nhiều người nói rằng họ nhớ trước đây chữ V và W dính liền, khác với thiết kế hiện tại.

Tranh cãi logo hãng xe Volkswagen: Chữ V và W dính liền hay tách nhau?

Ông Kim Jong Un xúc động tưởng niệm binh sĩ tử trận ở Nga

Video cho thấy nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un nhiều lần xúc động trước hình ảnh binh sĩ nước mình tử trận ở Nga.

Ông Kim Jong Un xúc động tưởng niệm binh sĩ tử trận ở Nga

Thủ tướng Thái Lan nhận thêm chức trước khi nghe quyết định của tòa án

Quốc vương Thái Lan phê duyệt nội các mới ngay trước khi Tòa Hiến pháp quyết định có đình chỉ bà Paetongtarn hay không.

Thủ tướng Thái Lan nhận thêm chức trước khi nghe quyết định của tòa án

Có hay không chuyện thượng nghị sĩ Cộng hòa nhận tiền để 'phản' ông Trump?

Thượng nghị sĩ Thom Tillis bị cáo buộc đã nhận 750.000 USD từ phe Dân chủ để phản đối dự luật ngân sách của ông Trump.

Có hay không chuyện thượng nghị sĩ Cộng hòa nhận tiền để 'phản' ông Trump?

Israel không kích quán cà phê đông đúc ở Gaza, hơn 30 người thiệt mạng

Israel không kích quán cà phê ở Gaza khiến hơn 30 người chết giữa lúc chiến sự leo thang và đàm phán hòa bình bế tắc.

Israel không kích quán cà phê đông đúc ở Gaza, hơn 30 người thiệt mạng

Ông Trump xóa trừng phạt với Syria nhưng cứng rắn hơn với Cuba

Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh hành pháp yêu cầu chấm dứt các lệnh trừng phạt với Syria, trong khi tăng cường chính sách chống lại Cuba.

Ông Trump xóa trừng phạt với Syria nhưng cứng rắn hơn với Cuba
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar