14/11/2015 15:36 GMT+7

Lời kể của nhân chứng Việt từ sân vận động Stade de France

QUỲNH TRUNG
QUỲNH TRUNG

TTO - Chị Hải Rosano, một Việt kiều ở Pháp vẫn còn nguyên tâm trạng hoảng loạn khi nhớ lại khung cảnh hỗn loạn lúc tan trận giao hữu bóng đá Pháp - Đức tối 13-11.

Theo AFP, số thương vong ở sân Stade de France sau trận đấu giao hữu tối qua ít nhất 5 người. 

Chị Hải Rosano cùng hai con trai chụp hình ở sân vận động State de France trước khi có bom nổ vào tối 13-11 - Ảnh: Nhân vật cung cấp

“Thật hãi hùng. Gần 80.000 mạng sống treo lơ lửng, ngàn cân trên sợi tóc, trong đó có gia đình 5 thành viên của mình. Mong cảnh này đừng lặp lại" - chị Hải Rosano - một Việt kiều có chồng người Pháp, sinh sống ở Paris từ năm 2001, chia sẻ trên trang Facebook cá nhân sáng sớm 14-11 (giờ Pháp).

"Hàng trăm cuộc gọi và tin nhắn từ đồng nghiệp và bạn bè thân thiết xa gần hỏi thăm. Cảm ơn mọi người đã quan tâm lo cho gia đình mình. Tất cả 5 người nhà mình đều an toàn cả, có chút sợ hãi nhưng sẽ qua mau”, chị viết.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, chị cho biết: “Sợ lắm, giờ vẫn còn đang sợ. Tối qua vì tận mắt chứng kiến nên hai đứa con nhà chị, một 9 tuổi, một 13 tuổi cũng rất hoảng loạn”.

Theo lời chị Hải kể, lúc gần cuối hiệp một trận giao hữu, mọi người trong sân vận động nghe tiếng nổ lớn bên ngoài sân, rung chuyển cả sân vận động. Lúc đó, chị Hải và những người xung quanh cứ tưởng là tiếng pháo đại bác. Đến đầu hiệp hai, trận đấu vẫn tiếp diễn, mọi người lại nghe hai tiếng nổ liên tiếp. Tuy vậy, mọi người trong sân vẫn chưa nhận được thông báo gì.

“Đến khi gần kết thúc trận đấu vào khoảng 23g, các đồng nghiệp gọi cho tôi. Lúc nhận điện thoại, tôi còn bảo họ là sao giờ này chưa chịu ngủ. Sau đó, họ hốt hoảng bảo tôi đừng đi ra ngoài vì có tấn công khủng bố. Khi vừa cúp điện thoại xong thì mọi người bỏ chạy tán loạn xuống dưới sân”, chị kể.

Chị cũng cho biết chị cùng hai con và hai đứa cháu thuộc nhóm người đầu tiên chạy ra ngoài sân vận động. Lúc này trước sân vận động có một tên khủng bố bị cảnh sát bắt khi chưa kịp xả súng. Hai đứa con chị nhìn thấy cảnh náo loạn bên trong và ngoài sân vận động đã khóc trong hoảng loạn.

Sau đó, chị cùng con đi tàu metro về nhà mà không dám lấy ôtô đỗ ở sân vận động. Lúc đi metro, mọi người đều run và căng thẳng vì không biết bọn khủng bố có đặt bom hay không.

Ông Nguyễn Anh Tuấn, đang ở Paris thăm con trai, cho biết ông nhận được thông báo có tấn công khủng bố ở Paris khi đang xem trận giao hữu bóng đá Pháp - Đức qua tivi tại căn hộ mà con trai đang ở, cách xa hiện trường vụ khủng bố.

“Lúc nhận thông báo, tôi thấy hoảng sợ lắm. Chút nữa tôi sẽ ra phố xem thế nào”, ông nói với Tuổi Trẻ.

QUỲNH TRUNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nhận thân dưỡng già: Hiện tượng mới trong xã hội Trung Quốc

Hiện tượng "nhận thân dưỡng già" lan rộng trên mạng xã hội Trung Quốc khi người trẻ tìm cha mẹ nuôi còn người già tìm con nuôi, phản ánh nhu cầu tình cảm trong một xã hội đang già hóa nhanh chóng.

Nhận thân dưỡng già: Hiện tượng mới trong xã hội Trung Quốc

Nghi có bom, máy bay phải chuyển hướng trên đường băng ở California

Một người đã bị bắt giữ và gần 300 người đã được sơ tán khỏi chuyến bay của Hãng Hawaiian Airlines, sau khi có tin báo về khả năng máy bay bị đe dọa đánh bom.

Nghi có bom, máy bay phải chuyển hướng trên đường băng ở California

Ông Medvedev: Ukraine có 'một cơ hội cuối cùng'

Ông Medvedev cảnh báo Ukraine có cơ hội cuối cùng để duy trì một dạng nhà nước sau khi xung đột kết thúc, khẳng định Nga vẫn sẵn sàng đàm phán.

Ông Medvedev: Ukraine có 'một cơ hội cuối cùng'

AstraZeneca không có nghĩa là 'con đường tới cái chết' trong tiếng Latin

Thông tin nói rằng cụm từ "AstraZeneca" được dịch thành "con đường tới cái chết" trên Google Dịch đang lan truyền rộng rãi, nhưng các nhà ngôn ngữ học khẳng định đây chỉ là tin đồn thêu dệt.

AstraZeneca không có nghĩa là 'con đường tới cái chết' trong tiếng Latin

Trung Quốc nói Mỹ 'bắt nạt', cảnh báo hậu quả pháp lý về xuất khẩu chip

Ngày 21-5, Trung Quốc lên án các biện pháp kiểm soát xuất khẩu chip mới của Mỹ, gọi đây là hành vi "bắt nạt", đồng thời cảnh báo sẽ có hành động đáp trả.

Trung Quốc nói Mỹ 'bắt nạt', cảnh báo hậu quả pháp lý về xuất khẩu chip

Bộ trưởng Nông nghiệp Nhật Bản từ chức sau phát ngôn ‘chưa bao giờ phải mua gạo’

Bộ trưởng Nông nghiệp Nhật Bản Taku Eto tuyên bố từ chức sau phát ngôn gây bức xúc dư luận khi ông nói rằng mình “chưa bao giờ phải mua gạo” trong bối cảnh giá gạo tăng cao.

Bộ trưởng Nông nghiệp Nhật Bản từ chức sau phát ngôn ‘chưa bao giờ phải mua gạo’
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar