13/06/2018 14:02 GMT+7

Lỗi giao tiếp khiến bạn mất điểm với sếp

THUÝ NGUYỄN (Theo Bright Side)
THUÝ NGUYỄN (Theo Bright Side)

TTO - Đôi khi không phải là vấn đề gì nghiêm trọng, mà chính cách bạn đáp trả sếp sẽ khiến bạn ngày một mất điểm trầm trọng.

Lỗi giao tiếp khiến bạn mất điểm với sếp - Ảnh 1.

1. "Tôi cần tăng lương để sửa nhà": Bạn nên thảo luận vấn đề tăng lương bằng những thành tích thực sự trong công việc. Những vấn đề cá nhân của bạn không nên lôi vào việc này, vì sếp sẽ không quan tâm.

Nếu gặp hoàn cảnh thực sự khó khăn, bạn có thể đề nghị được giúp đỡ. Nếu không, hãy chứng tỏ bạn xứng đáng được tăng lương chứ không phải cố làm bạn trở nên đáng thương. Ví dụ: "Tôi đã tăng năng suất gấp 3 lần trong 6 tháng qua, vì vậy tôi đề nghị được tăng lương".

Lỗi giao tiếp khiến bạn mất điểm với sếp - Ảnh 2.

2. "Tôi có thể về sau buổi trưa hay không? Dù sao trong văn phòng cũng chẳng còn gì để làm": Nếu bạn làm việc kiểu khoán theo công việc thì bạn có thể về sau khi làm xong. Nhưng trong các trường hợp khác, nói câu này sẽ chỉ làm hại bạn. Bạn sẽ cho sếp thấy bạn chẳng hứng thú gì trong công việc cả, còn sếp sẽ giao cho bạn cả đống việc mới.

Lỗi giao tiếp khiến bạn mất điểm với sếp - Ảnh 3.

3. "Đây là lỗi của anh X": Khả năng nhận lỗi mà không bào chữa hay đổ lỗi cho người khác được coi là dấu hiệu của người trưởng thành. Một nhân viên như vậy sẽ nhận được sự tin tưởng và tôn trọng, kể cả khi họ phạm lỗi. Kể cả khi đó là lỗi của anh X đi nữa thì vẫn có rất nhiều cách để nói một cách tế nhị mà không quá cá nhân.

Bạn có thể nói: "Anh nói đúng, tôi bỏ qua mất chi tiết đó. Từ giờ tôi sẽ cẩn thận hơn, chúng ta có thể sửa nó như thế này..."

Lỗi giao tiếp khiến bạn mất điểm với sếp - Ảnh 4.

4. "Tôi nghỉ việc đây": Nếu bạn quyết định bỏ việc thì hãy bỏ việc thật. Nếu bạn vẫn tiếp tục thể hiện thái độ để bảo vệ ý kiến của mình, dần dần mọi người sẽ không coi đó là nghiêm túc nữa. Không ai là không thể thay thế.

Bạn có thể nói: "Có vẻ như chúng ta có quan điểm khác nhau về việc này".

Lỗi giao tiếp khiến bạn mất điểm với sếp - Ảnh 5.

5. "Bọn tôi vẫn làm thế mà": Câu này mang hàm ý "Sếp cũ của tôi làm tốt hơn nhiều". Không ai thích bị so sánh kiểu này vì đó là dấu hiệu của sự lười biếng và không chịu thay đổi.

Bạn có thể nói: "Anh đề xuất thế là hơi khác đấy. Nó có thể gây ra một số khó khăn nhất định".

Lỗi giao tiếp khiến bạn mất điểm với sếp - Ảnh 6.

6. "Tôi sẽ cố": Câu này nghĩa là bạn không định hoàn thành công việc được giao. Và nếu như có sai sót xảy ra, câu này sẽ giúp bạn tránh phải chịu trách nhiệm. Mỗi khi bạn nói "Tôi sẽ cố", sếp bạn sẽ hiểu là "Tôi sẽ không làm đâu". Chỉ có một câu tệ hơn câu này, đó là "Tôi không thể làm được".

Bạn có thể nói: "OK, tôi sẽ làm".

Lỗi giao tiếp khiến bạn mất điểm với sếp - Ảnh 7.

7. "Tôi nhiều việc lắm rồi": Tất cả các nhân viên đều làm việc vì mục đích chung của công ty. Liệu tất cả công việc của bạn đang vì mục đích ấy? Nếu sếp giao cho bạn việc mới, kế hoạch hành động của công ty có thể đã thay đổi. Bạn nên làm rõ việc nào quan trọng hơn. Đôi khi bạn cần phải dừng các việc khác lại để tập trung cho một nhiệm vụ.

Bạn có thể nói: "Tôi cũng đang làm dự án mà anh giao hôm qua. Vậy cái nào nên được ưu tiên hơn bây giờ?"

Lỗi giao tiếp khiến bạn mất điểm với sếp - Ảnh 8.

8. "Tôi sẽ được gì?": Đòi hỏi được đền đáp cho những hành động giúp đỡ nhỏ nhặt không phải là việc nên làm. Tuy nhiên, nếu luôn đồng ý giúp người khác, lòng tốt của bạn có thể sẽ bị lạm dụng. Nếu sẵn sàng giúp đỡ, bạn chỉ cần nói "OK" là đủ.

Lỗi giao tiếp khiến bạn mất điểm với sếp - Ảnh 9.

9. "Đấy không phải việc của mình": Cùng một nhóm có nghĩa là đã cùng hội cùng thuyền. Bất cứ vấn đề nào không liên quan đến bạn cũng có thể làm ảnh hưởng tới công ty và đến sự nghiệp của bạn sau này. Nếu bạn biết cách giải quyết, hãy nói ra. Kể cả khi nó không giúp ích gì thì nó vẫn cho thấy thiện chí của bạn.

Bạn có thể nói: "Tôi không phải chuyên gia, nhưng chúng ta thử làm thế này xem...".

Lỗi giao tiếp khiến bạn mất điểm với sếp - Ảnh 10.

10. "Tôi cứ tưởng": Không ai thích nghe câu này cả. Nếu có gì đó không rõ ràng, hãy cố gắng làm rõ trước khi thực hiện. Thừa nhận lỗi và chịu trách nhiệm sẽ được đánh giá cao hơn bất cứ lời bào chữa nào.

Bạn có thể nói: "Có vẻ như chúng ta đã không hiểu nhau. Tôi sẽ sửa lỗi này và lần sau sẽ cẩn thận hơn".

TTO - Ở chốn công sở, nói và không nói điều gì đều là nghệ thuật. Trong đó, bạn tuyệt đối không nên tiết lộ mình kiếm được bao nhiêu tiền.

THUÝ NGUYỄN (Theo Bright Side)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Chủ đề: công sở

Tin cùng chuyên mục

Anh Trần Hải Phú làm bí thư Tỉnh Đoàn Tây Ninh

Anh Trần Hải Phú (bí thư Tỉnh Đoàn Long An cũ) được chỉ định chức vụ bí thư Tỉnh Đoàn Tây Ninh. Anh Phạm Văn Hậu làm phó bí thư Tỉnh Đoàn.

Anh Trần Hải Phú làm bí thư Tỉnh Đoàn Tây Ninh

'Áo xanh' đón dân hỗ trợ vận hành chính quyền 2 cấp

Tỉnh Đoàn Quảng Trị vừa huy động 1.500 thanh niên tình nguyện về các xã phường, đặc khu để hỗ trợ vận hành chính quyền hai cấp.

'Áo xanh' đón dân hỗ trợ vận hành chính quyền 2 cấp

Đồng Nai triển khai 96 đội hình tình nguyện hỗ trợ người dân làm thủ tục hành chính

Tỉnh Đoàn Đồng Nai triển khai 96 đội hình với gần 1.500 thanh niên tình nguyện tham gia hỗ trợ các thủ tục hành chính.

Đồng Nai triển khai 96 đội hình tình nguyện hỗ trợ người dân làm thủ tục hành chính

Nữ đại úy hải quân ở Nha Trang nhặt gần 80 triệu đồng, tìm trả người đánh rơi

Công an phường Nam Nha Trang đã trao trả chiếc ví da có gần 80 triệu đồng và nhiều giấy tờ tùy thân cho nam du khách Kyrgyzstan.

Nữ đại úy hải quân ở Nha Trang nhặt gần 80 triệu đồng, tìm trả người đánh rơi

241.000 thanh niên tình nguyện toàn quốc hỗ trợ chính quyền 2 cấp giải quyết thủ tục hành chính

4.800 đội tình nguyện với hơn 241 nghìn đoàn viên, thanh niên đồng loạt ra quân hỗ trợ chính quyền địa phương hai cấp giải quyết thủ tục hành chính.

241.000 thanh niên tình nguyện toàn quốc hỗ trợ chính quyền 2 cấp giải quyết thủ tục hành chính

Ra quân đội hình hỗ trợ vận hành chính quyền 2 cấp tại TP.HCM

Hơn 300 chiến sĩ đại diện cho các đội hình tình nguyện đồng hành cùng địa phương, bình dân học vụ số đã vào nhiệm vụ.

Ra quân đội hình hỗ trợ vận hành chính quyền 2 cấp tại TP.HCM
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar