18/06/2024 10:33 GMT+7

Lo phúc lợi giảm, đại biểu đồng tình giữ 2% kinh phí công đoàn

Nhiều đại biểu Quốc hội lo việc giảm kinh phí công đoàn dẫn đến các phúc lợi giảm, ảnh hưởng đến việc thu hút người lao động vào tổ chức công đoàn.

Đại biểu Nguyễn Hoàng Bảo Trân (Bình Dương) - Ảnh: QUOCHOI.VN

Đại biểu Nguyễn Hoàng Bảo Trân (Bình Dương) - Ảnh: QUOCHOI.VN

Nhiều ý kiến đại biểu phát biểu thảo luận hội trường về dự Luật Công đoàn sửa đổi (sáng 18-6) đã nêu ý kiến về quy định mức kinh phí công đoàn đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Đây cũng là vấn đề còn nhiều ý kiến tranh luận trái chiều.

Quy định không phát sinh nhiều vướng mắc

Điều 29 dự thảo luật quy định: "Kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động".

Đại biểu Nguyễn Hoàng Bảo Trân (Bình Dương) bày tỏ đồng thuận cao việc giữ nguồn thu này. Bởi bà cho rằng nguồn kinh phí này chủ yếu trực tiếp chăm lo cho đoàn viên, người lao động.

Mặt khác kinh phí công đoàn được tính vào chi phí của doanh nghiệp, được hạch toán vào giá thành sản phẩm.

Theo một số kết quả nghiên cứu, kinh phí công đoàn chiếm tỉ trọng nhỏ trong chi phí của doanh nghiệp (trung bình khoảng 0,38%).

Rất ít doanh nghiệp nước ngoài kiến nghị đến việc nộp 2% kinh phí công đoàn. Từ đó, bà Trân nhận định: "Kinh phí công đoàn 2% không phải gánh nặng cho doanh nghiệp".

Ngoài ra, nữ đại biểu cho rằng dự luật cũng đã có điều khoản tạm dừng, miễn, giảm đóng kinh phí công đoàn đối với tổ chức, doanh nghiệp gặp khó khăn. Khi đó công đoàn cấp trên vẫn hỗ trợ, bảo vệ, duy trì quyền lợi cho đoàn viên, người lao động.

Đại biểu Nguyễn Duy Minh (Đà Nẵng) - Ảnh: QUOCHOI.VN

Đại biểu Nguyễn Duy Minh (Đà Nẵng) - Ảnh: QUOCHOI.VN

Đại biểu Nguyễn Duy Minh (Đà Nẵng) cho rằng nguồn kinh phí công đoàn được sử dụng mang lại lợi ích cho cả người lao động và người sử dụng lao động. Nguồn này thúc đẩy xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp.

"Tài chính công đoàn độc lập, không phụ thuộc vào ngân sách nhà nước là một nội dung quan trọng của các tiêu chuẩn lao động quốc tế, đã trở thành thông lệ. Nếu giảm kinh phí công đoàn sẽ dẫn đến các phúc lợi giảm, ảnh hưởng đến việc thu hút, tổng hợp người lao động vào tổ chức công đoàn", ông Minh nói thêm.

Không áp cứng tỉ lệ phân phối kinh phí công đoàn

Trong tờ trình về dự án Luật Công đoàn sửa đổi, cơ quan soạn thảo đưa ra hai phương án phân phối kinh phí công đoàn cho các cấp công đoàn và cho tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp.

Phương án 1 giao Chính phủ quy định chi tiết. Phương án 2 quy định cụ thể tỉ lệ phân phối kinh phí công đoàn đối với công đoàn cơ sở và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp (là 25% - 75%).

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương) - Ảnh: QUOCHOI.VN

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương) - Ảnh: QUOCHOI.VN

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương) cho rằng đây là nội dung quan trọng nên quy định ngay trong luật (phương án 2). Việc quy định cụ thể tỉ lệ phân phối kinh phí công đoàn là cần thiết, nhằm đảm bảo tính công khai, minh bạch trong việc sử dụng tài chính công đoàn.

Dù vậy để tạo điều kiện cho việc tăng cường bố trí nguồn kinh phí công đoàn cho các hoạt động của công đoàn cơ sở (nơi trực tiếp chăm lo cho đời sống của người lao động), bà Nga đề nghị không quy định cứng tỉ lệ 25% và 75% như dự luật.

Thay vào đó có sự linh hoạt trong việc quy định tỉ lệ phân bổ kinh phí công đoàn theo tỉ lệ tối thiểu và tối đa. Cụ thể, đề nghị xem xét quy định kinh phí công đoàn do công đoàn cấp trên quản lý, sử dụng tối đa 25%, còn lại được phân phối cho công đoàn cơ sở và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp.

Cùng ý kiến này, đại biểu Nguyễn Hữu Thông (Bình Thuận) cho rằng tỉ lệ phân bổ cần bám sát tinh thần nghị quyết 18 của trung ương là rà soát, sửa đổi cơ chế quản lý tài chính, nguồn kinh phí công đoàn bảo đảm quản lý chặt chẽ, công khai, minh bạch và nâng cao hiệu quả.

Đồng thời bám sát thực tế hoạt động của công đoàn các cấp và dự liệu các vấn đề phát sinh trong thời gian tới.

Theo ông Thông, việc không quy định cứng tỉ lệ (mà quy định theo hướng tối thiểu 75% và tối đa 25%) sẽ bảo đảm linh hoạt trong điều tiết tổng thể của cả hệ thống, tùy theo quy mô của tổ chức công đoàn hoặc theo địa bàn.

Tổng liên đoàn giải trình băn khoăn của đại biểu về kinh phí công đoàn 2%

Theo Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, với mức tiền lương bình quân làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội hiện của người lao động khoảng 5,7 triệu đồng/tháng, trong 1 năm doanh nghiệp phải đóng kinh phí công đoàn khoảng 1,4 triệu đồng.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cháy nhiều phòng trọ ở phường Tân Thới Hiệp, TP.HCM

Sáng 8-7, ngọn lửa kèm khói đen bốc lên nghi ngút tại dãy trọ nằm trên đường Đỗ Mười, phường Tân Thới Hiệp (TP.HCM) khiến nhiều tài sản bị thiêu rụi.

Cháy nhiều phòng trọ ở phường Tân Thới Hiệp, TP.HCM

Kho vải bông bốc cháy dữ dội tại Đà Nẵng

Khoảng 8h40 ngày 8-7, kho vải bông tại số 100 Nguyễn Đình Tựu (phường An Khê, TP Đà Nẵng) bị bốc cháy dữ dội.

Kho vải bông bốc cháy dữ dội tại Đà Nẵng

Xuất khẩu Quảng Ngãi 5 tháng đạt đến 1,4 tỉ USD

Bất chấp bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều bất ổn, hoạt động xuất khẩu của tỉnh Quảng Ngãi vẫn ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực.

Xuất khẩu Quảng Ngãi 5 tháng đạt đến 1,4 tỉ USD

5 đề xuất của Thủ tướng về môi trường, khí hậu và y tế tại thượng đỉnh BRICS

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh chỉ có chung tay hành động mới có thể để lại một hành tinh khỏe mạnh cho thế hệ mai sau.

5 đề xuất của Thủ tướng về môi trường, khí hậu và y tế tại thượng đỉnh BRICS

Hát karaoke phá làng phá xóm ở Hội An: Sướng một vài người, khổ cả trăm người

Câu chuyện karaoke loa kẹo kéo mở inh tai nhức óc tại các làng du lịch Hội An đặt ra vấn đề cấm karaoke gây ồn từ sau 22h có còn phù hợp?

Hát karaoke phá làng phá xóm ở Hội An: Sướng một vài người, khổ cả trăm người

Xem danh mục 2.168 thủ tục hành chính cấp thành phố và cấp phường, xã, đặc khu tại TP.HCM

Chủ tịch UBND TP.HCM vừa công bố danh mục 2.168 thủ tục hành chính tiếp nhận và trả kết quả tại bộ phận một cửa cấp thành phố và cấp phường, xã, đặc khu tại TP.HCM.

Xem danh mục 2.168 thủ tục hành chính cấp thành phố và cấp phường, xã, đặc khu tại TP.HCM
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar