08/10/2021 08:11 GMT+7

Lộ diện người có thể kế nhiệm bà Merkel

TRẦN PHƯƠNG
TRẦN PHƯƠNG

TTO - Ông Olaf Scholz, ứng viên thủ tướng của Đảng Dân chủ xã hội (SPD), đã ở gần ghế thủ tướng Đức hơn sau khi hai đảng nhỏ khác đồng ý đàm phán với SPD để thành lập liên minh lãnh đạo nước Đức thời "hậu Merkel".

Lộ diện người có thể kế nhiệm bà Merkel - Ảnh 1.

Cơ hội đang mở ra rất lớn cho ông Olaf Scholz thành lập được liên minh lãnh đạo nước Đức - Ảnh: Reuters

Các cuộc đàm phán ba bên giữa SPD với Đảng Xanh và Đảng Dân chủ tự do (FDP), còn được gọi là "liên minh đèn giao thông" với ba màu biểu trưng xanh lá - đỏ - vàng, bắt đầu từ ngày 7-10. 

Nếu họ đạt được đồng thuận, nước Đức sẽ có một liên minh lạ lùng nhất trong nhiều thập niên. Đến nay, đây là kịch bản khả dĩ nhất trong chính trường Đức.

FDP đang đối mặt với thách thức lớn nhất của họ là làm sao để đặt họ vào giữa hai nhóm SPD và Xanh nghiêng về cánh tả.

Bà Julia Klöckner (phó lãnh đạo của Đảng CDU nhận định)

Tìm tiếng nói chung

"Cử tri Đức đã ủy thác cho chúng ta cùng lập một chính phủ và các thăm dò hiện tại cũng cho thấy đây là mong muốn của người dân. 

Việc thực hiện điều đó phụ thuộc vào chúng ta" - ông Olaf nói ngày 6-10, cam kết chính phủ mới dưới quyền ông sẽ thúc đẩy hiện đại hóa nước Đức nhưng vẫn đảm bảo chấm dứt tình trạng biến đổi khí hậu.

Như vậy, một liên minh thoạt đầu được coi có triển vọng thấp lúc này lại đang được đánh giá rất cao sau khi FDP nhận lời Đảng Xanh tham gia đàm phán ba bên với SPD.

"Các diễn biến kể từ chủ nhật cho thấy tình hình rất thuận lợi cho liên minh đèn giao thông" - chuyên gia Naz Masraff, giám đốc khu vực châu Âu của Tổ chức Eurasia Group, đánh giá khả năng liên minh này thành công lên đến 75%.

Bà Masraff chỉ ra các tín hiệu tốt cho SDP là sự ủng hộ của đảng này tăng lên trong các cuộc thăm dò cùng các tín hiệu tích cực từ hai đảng nhỏ hơn. Trong khi đó, tình hình của Đảng CSU trong Liên minh Dân chủ/Xã hội Cơ đốc giáo (CDU/CSU) vẫn còn hỗn loạn sau thất bại bầu cử.

Đúng như giới quan sát nhận định, phần khó khăn nhất chỉ mới bắt đầu sau khi cuộc bầu cử ngày 26-9 kết thúc với kết quả sít sao giữa SPD và Liên minh CDU/CSU của Thủ tướng Merkel. Kết quả đó dẫn đến cuộc đua thành lập một liên minh cầm quyền. Những khác biệt có thể khiến quá trình đàm phán kéo dài nhiều tháng.

"Đèn vàng" FDP thiên về tự do, thân thiện với doanh nghiệp và ủng hộ thị trường mở, cam kết cắt giảm thuế và giảm sự can thiệp của nhà nước vào kinh tế. Trong khi đó, Đảng thiên tả SPD và Đảng Xanh lại muốn dùng sức mạnh nhà nước để hiện đại hóa và đạt được mục tiêu cắt giảm khí thải carbon vào năm 2045.

Sau khi đồng ý ngồi lại đàm phán, lãnh đạo FDP và Đảng Xanh cũng thừa nhận họ vẫn còn nhiều khác biệt rất lớn về các vấn đề quan trọng như chính sách thuế, bảo vệ môi trường và chi tiêu công. 

Đảng Xanh muốn đặt vấn đề chống biến đổi khí hậu là ưu tiên của chính phủ mới, FDP phản đối tăng thuế, trong khi SDP muốn tăng thuế người thu nhập cao và nâng lương tối thiểu.

Tương lai xám của CDU/CSU

Trước động thái của nhóm "đèn giao thông", chủ tịch CDU Armin Laschet thể hiện quan điểm sẵn sàng đàm phán hình thành "liên minh Jamaica" với ba màu đen - vàng - xanh (gồm CDU/CSU - FDP - Đảng Xanh).

"Chúng tôi vẫn sẵn sàng đối thoại" - ông Laschet nói, song không thể phớt lờ viễn cảnh xám xịt mà đảng của ông đang đối mặt.

Chủ tịch CSU Markus Söder không hy vọng việc có một chính phủ do liên minh bảo thủ đứng đầu. Theo ông Söder, việc Đảng Xanh và FDP đàm phán ba bên với SPD là một "sự từ chối trên thực tế đối với liên minh Jamaica".

"Sự thật là chúng ta cần đối mặt với thực tế rất có thể xảy ra là CDU/CSU sẽ không có vai trò nào trong chính phủ tới đây của Đức" - ông Markus Söder nói.

Hy vọng mong manh của CDU/CSU là cả hai đảng Xanh và FDP đều để ngỏ khả năng quay lại đàm phán nếu gặp trục trặc với SDP.

Lãnh đạo FDP, ông Christian Lindner tỏ ra dè dặt khi nói đảng này sẽ chỉ tham gia một chính phủ "củng cố giá trị của tự do và tạo ra động lực thật sự cho cuộc đổi mới đất nước. Chúng tôi sẽ quyết định theo từng bước và xác định sẽ làm gì tiếp theo sau khi đàm phán".

Những người kết nối liên minh

Trước những khác biệt rất lớn giữa ba đảng, ông Scholz được kỳ vọng sẽ là người kết nối để thành lập liên minh. "Ông ấy đáng tin cậy và tỉnh táo, và đó là những gì bạn cần trong những cuộc nói chuyện như thế này" - ông Johannes Fechner, một thành viên của SDP, nói.

Ông Scholz, cựu bộ trưởng tài chính Đức năm 2018, từng thể hiện tài năng đàm phán trong nhiều vấn đề. Ông là người đứng sau thành công của thỏa thuận về thuế doanh nghiệp tối thiểu được 130 quốc gia đồng ý vào tháng 7-2021.

Trong khi đó, đồng lãnh đạo Robert Habeck của Đảng Xanh và tổng thư ký của FDP Volker Wissing, người xây dựng liên minh thử nghiệm "đèn giao thông" năm 2016 tại bang Rhineland-Palatinate, cũng là những nhà đàm phán kỳ cựu.

Ứng viên thủ tướng Đức gây chú ý khi trả lời báo chí bằng tiếng Anh

TTO - Ông Olaf Scholz, ứng viên thủ tướng của Đức, gây "choáng" với việc trả lời bằng tiếng Anh, dù chỉ vài câu, trong cuộc họp báo ngày 27-9, điều mà các chính trị gia cấp cao của Đức thường không làm.

TRẦN PHƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt: Malaysia - Việt Nam chia sẻ khát vọng phát triển tương đồng

Chuyến công du của Thủ tướng sẽ đề ra biện pháp cụ thể để triển khai quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Malaysia - Việt Nam.

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt: Malaysia - Việt Nam chia sẻ khát vọng phát triển tương đồng

Nga và Ukraine bắt đầu trao đổi tù binh, 390 người mỗi bên

Bộ Quốc phòng Nga xác nhận nước này và Ukraine vừa trao đổi 270 binh sĩ và 120 dân thường mỗi bên.

Nga và Ukraine bắt đầu trao đổi tù binh, 390 người mỗi bên

Nông dân Hàn Quốc ‘than trời’ vì thiếu lao động nước ngoài

Nông dân Hàn Quốc đang vật lộn với tình trạng thiếu nhân công nghiêm trọng, đặc biệt khi chính phủ tăng cường kiểm soát lao động nhập cư bất hợp pháp.

Nông dân Hàn Quốc ‘than trời’ vì thiếu lao động nước ngoài

Harvard đâm đơn kiện chính quyền Trump vì lệnh cấm tuyển sinh quốc tế

Đại học Harvard cho rằng động thái cấm trường này tuyển sinh quốc tế là 'vi phạm trắng trợn' Hiến pháp Mỹ và cáo buộc chính phủ đã tìm cách "xóa sổ" 1/4 số sinh viên của trường.

Harvard đâm đơn kiện chính quyền Trump vì lệnh cấm tuyển sinh quốc tế

Ông Trump dọa áp thuế 50% lên EU, 25% với iPhone không sản xuất ở Mỹ

Thị trường ngay lập tức chao đảo sau khi ông Trump dọa áp thuế 50% lên hàng hóa đến từ Liên minh châu Âu (EU), và 25% với iPhone bán ra ở Mỹ nhưng không sản xuất nội địa.

Ông Trump dọa áp thuế 50% lên EU, 25% với iPhone không sản xuất ở Mỹ

Thủ tướng thăm Malaysia, dự Hội nghị cấp cao ASEAN từ ngày 24-5

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân thăm chính thức Malaysia, dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 46 và các hội nghị cấp cao liên quan tại Kuala Lumpur từ ngày 24 đến 28-5.

Thủ tướng thăm Malaysia, dự Hội nghị cấp cao ASEAN từ ngày 24-5
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar