13/11/2017 10:24 GMT+7

Lo dịch sởi quay lại theo chu kỳ

LAN ANH
LAN ANH

TTO - Tuần vừa qua Hà Nội ghi nhận 11 ca sốt phát ban dạng sởi, nâng tổng số ca mắc lên xấp xỉ 180 ca tính từ đầu năm, trong đó có một trẻ 7,5 tháng tuổi tử vong do mắc sởi và biến chứng viêm phổi.

Lo dịch sởi quay lại theo chu kỳ - Ảnh 1.

Tiêm ngừa phòng sởi tại Viện Pasteur TP.HCM - Ảnh: HỮU KHOA

Ngoài ra, đã có 3 người lớn mắc sởi, trong đó có một thai phụ vào điều trị ở Bệnh viện Bạch Mai.

Theo các chuyên gia, nếu không có miễn dịch cộng đồng thì chu kỳ dịch sởi là 3-5 năm/lần. Nỗi sợ mùa dịch sởi lớn cách đây hơn 3 năm (đầu năm 2014) vẫn chưa nguôi. 

Ông Hoàng Đức Hạnh, phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội, cho biết mặc dù tỉ lệ tiêm ngừa ở Hà Nội luôn đạt từ 95%, nhưng mỗi năm vẫn còn 5.000 cháu chưa được tiêm ngừa, nhiều năm trôi qua nếu số này tích lũy đủ lớn và có mầm bệnh thì nguy cơ dịch sẽ khó lường.

Cảnh báo nhiều khu vực xuất hiện sởi

Ông Nguyễn Nhật Cảm, giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội, cho biết qua khảo sát nhóm trẻ mắc sởi ở Hà Nội thời gian qua cho thấy có 32% chưa đến tuổi tiêm chủng, số còn lại chưa tiêm ngừa dù đã đến tuổi tiêm hoặc tiêm chưa đủ mũi (chưa tiêm mũi nhắc lại thời điểm trẻ 18 tháng tuổi). Bé tử vong do bệnh sởi vừa qua cũng chưa tiêm ngừa văcxin này và khi mắc bệnh đã có biến chứng viêm phổi.

Mặc dù những dấu hiệu dịch sởi quay lại sau vụ dịch cực kỳ nặng nề năm 2014 (làm trên 140 trẻ tử vong) còn chưa rõ ràng, nhưng số liệu của Sở Y tế Hà Nội cho thấy khu vực xuất hiện bệnh nhân sởi năm nay rất rộng: 53 xã phường của 24/30 quận huyện của Hà Nội. Các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Nghệ An... cũng đều rải rác có bệnh nhân sởi. Có cả người bệnh là trẻ em và người lớn. Trong khi mùa dịch 2014 cũng chỉ bắt đầu bằng những ca mắc lẻ tẻ ở Yên Bái, Lào Cai, Sơn La và sau đó bùng nổ ở Hà Nội.

Theo các chuyên gia, mặc dù phần lớn bệnh nhân sởi có thể tự khỏi, nhưng sau khi mắc bệnh sởi, khả năng miễn dịch bị suy giảm nặng nề và từ đó có nhiều bệnh "cơ hội" như viêm phổi xuất hiện, gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Ở người lớn mắc sởi, biến chứng do suy giảm miễn dịch cũng nặng nề không kém như trên trẻ em.

Hà Nội tiêm vét từ tháng 11

Theo ông Hoàng Đức Hạnh, bắt đầu từ tuần trước Hà Nội đã tiến hành rà soát những trẻ dưới 5 tuổi chưa tiêm văcxin sởi để tiến hành tiêm vét trong tháng 11 và 12. Hà Nội là địa phương có tỉ lệ tiêm chủng đạt cao (trên 95%) vẫn đang phải lo nguy cơ dịch quay lại, thì những địa phương chỉ đạt tỉ lệ tiêm chủng 90%, thậm chí ở phạm vi huyện có những huyện chỉ tiêm chủng được cho 80% trẻ hẳn đang lo ngay ngáy.

Thống kê của Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, mỗi năm có khoảng 100.000 trẻ chưa được tiêm ngừa, trong khi sởi là dịch lưu hành, nếu có mầm bệnh thì những trẻ chưa được tiêm ngừa sẽ có nguy cơ mắc bệnh đầu tiên.

Ông Hoàng Đức Hạnh cho biết Hà Nội sẽ chủ động tiêm vét sớm để ngừa sởi trước mùa đông - xuân, mùa có nguy cơ bùng phát dịch sởi. Bên cạnh đó khi người bệnh vào viện thì triệt để cách ly, chống nhiễm chéo tại bệnh viện như mùa dịch 2014. Hiện lịch tiêm văcxin sởi là thời điểm trẻ 9 tháng tuổi và mũi tiêm nhắc thời điểm trẻ 18 tháng tuổi. Nhưng có một lý do khiến Hà Nội và các khu vực đô thị dễ gia tăng ca mắc là nhiều gia đình chờ mũi văcxin phối hợp (tiêm khi trẻ 12 tháng tuổi), tiêm chủng cho trẻ muộn hơn lịch tiêm chủng. 2/3 số mắc sởi ở Hà Nội vừa qua thuộc nhóm chưa tiêm ngừa dù đã đến tuổi tiêm hoặc tiêm chưa đủ mũi.

Trong mùa dịch 2014, đã có hàng chục ngàn trẻ bị sốt phát ban dạng sởi và trên 140 trẻ tử vong. Đó là mùa dịch mà nhiều năm sau người ta vẫn sẽ nhắc về mức độ khốc liệt của dịch cộng với sự lúng túng trong phòng chống dịch sởi, dẫn đến những hậu quả nặng nề. Năm nay, có chuyên gia cho rằng số mắc đã gia tăng từ trước mùa đông và là một dấu hiệu cho thấy dịch đến sớm. Nếu không tích cực phòng chống từ bây giờ, dịch sởi có thể quay trở lại vào mùa đông - xuân tới.

LAN ANH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Từ 1-7, người bệnh mạn tính được cấp thuốc ngoại trú trên 30 ngày

Bắt đầu từ ngày 1-7, nhiều bệnh nhân mắc bệnh mạn tính sẽ không còn phải quay lại bệnh viện hằng tháng để lấy thuốc như trước, mà sẽ được cấp thuốc trên 30 ngày.

Từ 1-7, người bệnh mạn tính được cấp thuốc ngoại trú trên 30 ngày

Tập trung tháo gỡ các dự án đầu tư công trong ngành y tế TP.HCM sau sáp nhập

Sau sáp nhập, tổng số các dự án đầu tư công của TP.HCM sẽ tăng lên, ngành y tế TP.HCM sẽ tập trung giải quyết dự án xây mới, kế hoạch sử dụng và tháo gỡ các dự án còn vướng mắc.

Tập trung tháo gỡ các dự án đầu tư công trong ngành y tế TP.HCM sau sáp nhập

Hyunjin C&T phân phối Désembre bị thu hồi 1 sản phẩm

Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) vừa ra quyết định đình chỉ lưu hành và thu hồi trên toàn quốc đối với sản phẩm Désembre derma science high frequency cream professional của Công ty TNHH Quốc tế Hyunjin C&T.

Hyunjin C&T phân phối Désembre bị thu hồi 1 sản phẩm

Cấp cứu bé gái bị hạ canxi máu trên máy bay: Trên chuyến bay hôm ấy, tôi không chỉ làm bác sĩ

'Tôi sống lại cảm giác đầu tiên khiến mình chọn nghề này: giữ lại sự sống, chỉ bằng trái tim và hai bàn tay. Khoảnh khắc bé nằm trên băng ca, ngoái đầu nhìn lại, nước mắt rưng rưng như muốn nói lời cảm ơn. Tôi nhớ mãi', bác sĩ Tiến nói.

Cấp cứu bé gái bị hạ canxi máu trên máy bay: Trên chuyến bay hôm ấy, tôi không chỉ làm bác sĩ

Giải tỏa tâm lý sau mùa thi

Mỗi kỳ thi đi qua, khi nhiều học sinh tận hưởng kỳ nghỉ hè vui vẻ, cũng là lúc một số em rơi vào khủng hoảng, thậm chí bỏ nhà ra đi…

Giải tỏa tâm lý sau mùa thi

Cảnh giác sốt xuất huyết nhầm với chảy máu kinh nguyệt

Bệnh sốt xuất huyết đang hoành hành, và có một điều cực kỳ quan trọng mà chúng ta cần biết để bảo vệ con em mình, đặc biệt là các bé gái đang tuổi dậy thì.

Cảnh giác sốt xuất huyết nhầm với chảy máu kinh nguyệt
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar