01/05/2012 09:01 GMT+7

Lo cho thương hiệu nông sản

TRẦN MẠNH
TRẦN MẠNH

TT - Gần đây, dư luận xôn xao trước thông tin HTX dịch vụ nông nghiệp Minh An (Đắk Nông) có ý định bán hai thương hiệu cà phê gắn liền với địa danh nổi tiếng Đức Lập cho đối tác Trung Quốc để có tiền trả nợ do kinh doanh cà phê thua lỗ.

Dù đích thân chủ nhiệm HTX này đã lên truyền hình đính chính rằng thông tin bán thương hiệu cà phê Dakmil là không chính xác thì đây cũng là bài học quản lý những nhãn hiệu chỉ dẫn địa lý trong tương lai. Vụ việc này lại một lần nữa cho thấy công tác quản lý những thương hiệu nông sản gắn với những địa danh nổi tiếng của VN đang có vấn đề.

Theo luật sư Lê Quang Vinh, Công ty luật Bross và cộng sự, HTX Minh An đã đăng ký nhãn hiệu “Coffee Đức Lập Dakmil” tại VN, Trung Quốc và Mỹ. Do đó, về nguyên tắc chung, người đang sở hữu nhãn hiệu (HTX Minh An) có quyền bán, chuyển nhượng tài sản của mình. Một tài sản nhãn hiệu như cà phê Dakmil có thể bán với giá hàng tỉ đồng, ai dám chắc không có những nhà đầu cơ đang tìm các kẽ hở trong quản lý tại VN để trục lợi với những thương hiệu khác trong tương lai?

Tên gọi Đức Lập gắn liền với vùng cà phê rất nổi tiếng của VN nên nó là tài sản chung, nếu bị rơi vào tay nước ngoài thì ảnh hưởng lớn đến uy tín và khả năng xuất khẩu của cà phê VN. Một đại diện của Cục Sở hữu trí tuệ cho biết nếu bán thương hiệu “Coffee Đức Lập Dakmil” và “Coffee Đức Lập Minh An” cho Trung Quốc sẽ rất nguy hiểm vì các sản phẩm cà phê của VN có thông tin Đức Lập, Dakmil vào Trung Quốc có nguy cơ bị chặn lại. Người mua thương hiệu từ Trung Quốc có thể bán những sản phẩm chất lượng kém làm mất uy tín cà phê Đức Lập và cà phê VN.

Tháng 9 năm ngoái, giới kinh doanh xuất khẩu cà phê VN cũng đã choáng váng khi thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột của tỉnh Đắk Lắk đã bị đăng ký bảo hộ độc quyền trong vòng 10 năm tại Trung Quốc. Hai nhãn hiệu “BUON MA THUOT & chữ Trung Quốc” và “BUON MA THUOT COFFEE 1896 & logo”, gắn liền với nhiều sản phẩm trong đó có cà phê, đã được Trung Quốc cấp chứng nhận bảo hộ độc quyền cho Công ty Guangzhou Buon Ma Thuot Coffee Co.,Ltd.

Cho đến nay, vụ kiện này mới bắt đầu xúc tiến và việc có đòi lại được thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột từ doanh nghiệp Trung Quốc không phải một sớm một chiều. Do đó, dù bất cứ lý do gì, mình tự bán hay người ta “cướp” mất cũng đều dẫn đến những hậu quả khó lường, nếu không chủ động bảo vệ thương hiệu của mình đến khi bị mất thì cực kỳ khó lấy lại.

Từ vấn đề của cà phê Đức Lập cho thấy các cơ quan quản lý của VN vẫn đang lúng túng trong việc rà soát, quản lý và thay đổi trạng thái pháp lý của những thương hiệu là tài sản chung, đặc biệt là thương hiệu nông sản đã được đăng ký sở hữu dưới tên của một cá nhân hoặc một tổ chức. VN có nhiều địa danh nổi tiếng gắn liền với các sản phẩm độc đáo vùng miền, nếu rà soát đến tận cùng thì sẽ còn bao nhiêu trường hợp khác như vụ cà phê Đức Lập?

TRẦN MẠNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chủ thương hiệu hoạt huyết Nhất Nhất bị phạt 200 triệu đồng vì đưa thông tin gây nhầm lẫn

Ủy ban Cạnh tranh quốc gia vừa quyết định xử phạt 200 triệu đồng với Công ty TNHH Nhất Nhất vì đưa thông tin gây nhầm lẫn cho khách hàng.

Chủ thương hiệu hoạt huyết Nhất Nhất bị phạt 200 triệu đồng vì đưa thông tin gây nhầm lẫn

Cuộc đối thoại bất ngờ của Thủ tướng với doanh nhân tư nhân ở Quốc hội

Cuộc đối thoại bất ngờ của Thủ tướng với doanh nhân là lãnh đạo các công ty tư nhân, tạo không khí sôi nổi ở hội trường Diên Hồng, nhà Quốc hội.

Cuộc đối thoại bất ngờ của Thủ tướng với doanh nhân tư nhân ở Quốc hội

Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất: Khách đi nhầm như 'cơm bữa', lòng vòng tìm chỗ gửi ô tô, xe máy

Ngày 18-5, tại nhà ga T3 Tân Sơn Nhất cho thấy tình trạng khách đi nhầm lối, nhầm tầng, thậm chí nhầm cả nhà ga vẫn diễn ra phổ biến.

Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất: Khách đi nhầm như 'cơm bữa', lòng vòng tìm chỗ gửi ô tô, xe máy

Trung Quốc áp thuế chống bán phá giá tới 74,9% với nhựa POM copolymer từ Mỹ

Trung Quốc đã áp thuế chống bán phá giá lên tới 74,9% với các mặt hàng nhựa kỹ thuật POM copolymer nhập khẩu từ EU, Mỹ, Nhật và Đài Loan.

Trung Quốc áp thuế chống bán phá giá tới 74,9% với nhựa POM copolymer từ Mỹ

Chuỗi pizza 'phát triển nhanh nhất thế giới' đóng cửa toàn bộ chi nhánh tại TP.HCM

Dodo Pizza - chuỗi pizza có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới, chính thức đóng cửa toàn bộ chi nhánh tại TP.HCM vào cuối tháng này.

Chuỗi pizza 'phát triển nhanh nhất thế giới' đóng cửa toàn bộ chi nhánh tại TP.HCM

Tổng Bí thư: Có tỉnh phát triển nhờ xin ngân sách Trung ương, không thể phụ thuộc thế được

Tổng Bí thư Tô Lâm nói: "Có cán bộ nói với tôi, con đường phát triển của tỉnh chủ yếu dựa vào xin ngân sách Trung ương, xin kế hoạch".

Tổng Bí thư: Có tỉnh phát triển nhờ xin ngân sách Trung ương, không thể phụ thuộc thế được
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar