13/01/2015 08:55 GMT+7

​Linh vật ngoại lai: mang chôn hay đập bỏ?

VŨ VIẾT TUÂN
VŨ VIẾT TUÂN

TT - Linh vật ngoại lai sau khi di dời khỏi các nơi thờ tự của người Việt sẽ quy tập về đâu cho phù hợp, nên mang chôn hay đập bỏ?

Việc tìm địa điểm di chuyển, tập kết các hiện vật ngoại lai gặp nhiều khó khăn. Ngay cả khi các quận, huyện hỏi ý kiến chúng tôi, chúng tôi cũng chỉ biết trả lời họ rằng thôi di chuyển đi đâu cũng được

Ông Trương Minh Tiến (phó giám đốc Sở VH-TT&DL TP Hà Nội)

Ðó là băn khoăn của nhiều đại biểu tại hội nghị sơ kết năm tháng thực hiện công văn số 2662 của Bộ VH-TT&DL về việc không sử dụng biểu tượng, sản phẩm, linh vật không phù hợp với thuần phong mỹ tục VN do Bộ VH-TT&DL tổ chức sáng 12-1 ở Hà Nội.

Nhiều nhà quản lý ở các cơ quan thuộc Bộ VH-TT&DL và đại diện sở VH-TT&DL các địa phương như Hà Nội, Ninh Bình, Ðà Nẵng, Hà Nam... cùng các nhà nghiên cứu, họa sĩ, nhà sử học đã đến tham dự đóng góp ý kiến cho hội nghị.

Ông Lê Xuân Huy - phó giám đốc Sở VH-TT&DL tỉnh Hà Nam - nêu ý kiến: “Các linh vật ngoại lai hiện nay mới chỉ được đưa ra khỏi di tích. Nhưng chúng tôi cũng như người dân đều không biết đưa đi đâu cho phù hợp. Có nơi đưa ra nghĩa trang, có nơi đưa ra chỗ khác, nhưng nó vẫn tồn tại. Nên chúng tôi đề nghị Bộ VH-TT&DL tiếp tục có những văn bản hướng dẫn cụ thể để chúng tôi xử lý được khó khăn này”.

Ðồng tình với ý kiến này, ông Trương Minh Tiến - phó giám đốc Sở VH-TT&DL TP Hà Nội - cho biết tính đến ngày 31-12-2014, đã có 146 tượng sư tử đá Trung Quốc trên tổng số 538 sư tử đá ngoại lai ở các di tích trên toàn thành phố được di dời.

“Việc tìm địa điểm di chuyển, tập kết các hiện vật ngoại lai gặp nhiều khó khăn. Ngay cả khi các quận, huyện hỏi ý kiến chúng tôi, chúng tôi cũng chỉ biết trả lời họ rằng thôi di chuyển đi đâu cũng được, miễn là không chuyển từ đình sang chùa, từ chùa ra nơi công cộng là được. Nhiều nơi họ đưa vào kho để cất, hoặc có nơi tính chuyện mang những linh vật ngoại lai ấy đi chôn” - ông Tiến nói.

Tuy nhiên, họa sĩ Trần Khánh Chương - chủ tịch Hội Mỹ thuật VN - cho rằng biện pháp mang chôn linh vật ngoại lai không ổn thỏa, vì biết đâu một vài trăm năm sau, con cháu chúng ta đào thấy những hiện vật ấy lại cho rằng đó là đồ cổ của cha ông để lại thì vô tình chúng ta đã để hậu quả cho con cháu.

GS.TS Trần Lâm Biền thì cho rằng cần kiên quyết đập bỏ, tiêu hủy những linh vật ấy, chứ không cần thiết phải di dời từ nơi này sang nơi khác rất tốn kém tiền của và công sức.

Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Ðặng Thị Bích Liên gợi ý cho lãnh đạo Sở VH-TT&DL TP Hà Nội nên tận dụng một khoảng đất trống nhỏ chưa sử dụng bên cạnh Bảo tàng Hà Nội để quy tập tất cả linh vật ngoại lai về đó.

Ðồng tình với ý kiến này, nhà sử học Dương Trung Quốc cho rằng địa điểm tập kết linh vật ngoại lai ấy sẽ là nơi để các cơ quan chức năng và những nhà nghiên cứu giải thích cho mọi người, nhất là thế hệ trẻ hiểu rõ ràng, phân biệt giữa linh vật Việt và linh vật ngoại lai.

Ông Nguyễn Hữu Chiến - phó giám đốc Sở VH-TT&DL TP Ðà Nẵng - nêu giải pháp mà các nghệ nhân ở địa phương này đang áp dụng để xử lý khoảng 4.500 tượng sư tử ngoại lai, đó là chỉnh sửa lại những tượng sư tử đá ngoại lai thành linh vật Việt có kích cỡ nhỏ hơn, hoặc xay nhỏ ra để lấy lại chất liệu ấy đúc linh vật Việt.

Đôi sư tử đá trước cửa di tích lịch sử văn hóa cấp thành phố chùa Gia Quất, Long Biên, Hà Nội trước khi di dời (ảnh chụp tháng 9-2014) - Ảnh: V.V.Tuân

Theo GS.TSKH Vũ Minh Giang, trong công văn 2662 chưa làm rõ các khái niệm: “Thế nào là thuần phong mỹ tục? Thế nào là không phù hợp với thuần phong mỹ tục nước ta? Để cơ quan chức năng và quần chúng tránh sa vào hiện tượng cực đoan là bài ngoại bằng biện pháp hành chính”.

Ông Nguyễn Xuân Phúc - phó chánh thanh tra Bộ VH-TT&DL  - cho rằng các đoàn thanh tra di tích đều phải căn cứ vào Luật di sản văn hóa, chứ không thể căn cứ vào công văn 2662.

VŨ VIẾT TUÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai hội Làng Sen, khánh thành tượng Bác Hồ về thăm quê

Lễ hội Làng Sen là hoạt động chính trị, văn hóa có ý nghĩa quan trọng, thể hiện lòng biết ơn, thành kính của nhân dân đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai hội Làng Sen, khánh thành tượng Bác Hồ về thăm quê

Thủ tướng Thái Lan làm tranh dân gian Đông Hồ, thưởng trà Việt Nam

Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã có dịp nghe giới thiệu về nghề thủ công mỹ nghệ đặc sắc của Việt Nam, tự tay trải nghiệm làm tranh dân gian Đông Hồ, thưởng trà truyền thống Việt Nam.

Thủ tướng Thái Lan làm tranh dân gian Đông Hồ, thưởng trà Việt Nam

'Khủng bố' tín dụng đen giảm mạnh ở TP.HCM sau chiến dịch xóa quảng cáo bẩn

Sau hai năm triển khai bóc xóa quảng cáo sai quy định tại TP.HCM, tình trạng tạt chất bẩn và gọi điện đe dọa, 'khủng bố' liên quan tín dụng đen đã giảm sâu, gần như không còn xuất hiện.

'Khủng bố' tín dụng đen giảm mạnh ở TP.HCM sau chiến dịch xóa quảng cáo bẩn

Đại sứ Ấn Độ cảm kích tình cảm người dân Việt Nam chiêm bái xá lợi Phật

Theo thống kê sơ bộ, có khoảng 1,8 triệu người Việt đến chiêm bái xá lợi Đức Phật trong những ngày ở TP.HCM, 125.000 người đến chiêm bái xá lợi Phật trong 4 ngày ở núi Bà Đen, Tây Ninh.

Đại sứ Ấn Độ cảm kích tình cảm người dân Việt Nam chiêm bái xá lợi Phật

Tổng Bí thư Tô Lâm tặng tác phẩm 'Việt Nam - những trang sử vàng' cho Khu di tích Kim Liên

Chiều 15-5, trong chương trình thăm và làm việc tại Nghệ An, Tổng Bí thư Tô Lâm đã trao tặng tác phẩm điêu khắc ánh sáng 'Việt Nam - những trang sử vàng' cho Khu di tích quốc gia đặc biệt Kim Liên.

Tổng Bí thư Tô Lâm tặng tác phẩm 'Việt Nam - những trang sử vàng' cho Khu di tích Kim Liên

Không sáp nhập với tỉnh thành nào, Huế được và mất gì?

Theo nhà nghiên cứu văn hóa Huế Nguyễn Xuân Hoa - nguyên giám đốc Sở Văn hóa và Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế, nếu Huế không mở thêm được những không gian phát triển mới thì chắc chắn sẽ bị tụt lại so với các địa phương khác sau sáp nhập.

Không sáp nhập với tỉnh thành nào, Huế được và mất gì?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar