05/07/2024 21:01 GMT+7

Liệt sĩ Đặng Thùy Trâm thực sự đã hy sinh ngày nào?

Tài liệu gần đây hầu hết ghi liệt sĩ Đặng Thùy Trâm hy sinh ngày 22-6-1970 tại Quảng Ngãi. Gia đình trước đây làm giỗ chị ngày 20-6 âm lịch. Nhưng một báo cáo được tiết lộ gần đây lại cho biết chị hy sinh ngày 27-6-1970.

Anh hùng liệt sĩ Đặng Thùy Trâm

Anh hùng liệt sĩ Đặng Thùy Trâm

Vậy đâu mới thật sự là ngày hy sinh của liệt sĩ Đặng Thùy Trâm?

Thông tin mới về ngày hy sinh của liệt sĩ Đặng Thùy Trâm

Hầu hết các tài liệu hiện nay theo thông tin từ gia đình liệt sĩ Đặng Thùy Trâm cho biết chị sinh ngày 26-11-1942 tại Huế và hy sinh ngày 22-6-1970, tại Quảng Ngãi.

Ngày 5-7, nhà văn, nhà báo Đặng Vương Hưng thông tin đến Tuổi Trẻ Online cho biết, mới đây, trong một sự kiện trao tặng kỷ vật chiến tranh tại Hà Nội, ông Trần Văn Sơn (nguyên phó trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ, giai đoạn 2003 - 2012) đã bất ngờ tiết lộ một bức điện mật từ hơn 50 năm trước cho biết liệt sĩ Đặng Thùy Trâm hy sinh ngày 27-6-1970.

Ông Sơn cho biết sở dĩ ông có bức điện này là nhờ chuyến đi công tác Quảng Ngãi năm 2006.

Đó là lúc cuốn Nhật ký Đặng Thùy Trâm mới ra mắt, đã tạo nên hiện tượng xuất bản khi bán được hàng trăm ngàn bản chỉ trong vài tháng phát hành.

Trong lần làm việc với Văn phòng Tỉnh ủy Quảng Ngãi, ông Sơn đã đề nghị cơ yếu Tỉnh ủy Quảng Ngãi tìm giúp trong hồ sơ lưu trữ xem có tài liệu gì liên quan đến liệt sĩ Đặng Thùy Trâm không.

Và họ đã phát hiện ra bức điện của tổ chức có phiên hiệu T.784, báo cáo ngày 2-7-1970.

Theo nội dung bức điện mật đã được dịch, Đặng Thị Thùy Trâm, bác sĩ nhãn khoa, đang công tác tại Ban Dân y Đức Phổ, trên đường đi công tác bị địch phục kích, hy sinh ngày 27-6-1970 tại Phổ Cường.

Như vậy bức điện còn cho biết nơi hy sinh của liệt sĩ Đặng Thùy Trâm là ở xã Phổ Cường, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, không giống với thông tin trên truyền thông gần đây và thông tin trong cuốn Nhật ký Đặng Thùy Trâm.

Ông Trần Văn Sơn (thứ hai từ trái qua) và nhà báo Đặng Vương Hưng (giữa) trong buổi trao kỷ vật chiến tranh mới đây - Ảnh: NVCC

Ông Trần Văn Sơn (thứ hai từ trái qua) và nhà báo Đặng Vương Hưng (giữa) trong buổi trao kỷ vật chiến tranh mới đây - Ảnh: NVCC

Từng có nhiều thông tin khác nhau về ngày hy sinh của Đặng Thùy Trâm

Tuổi Trẻ Online đã trao đổi với bà Đặng Kim Trâm - em gái liệt sĩ Đặng Thùy Trâm - về thông tin mới này. Bà Kim Trâm cho biết bà có dự buổi lễ mà ông Sơn chia sẻ thông tin trên.

Nhưng đã từng có nhiều thông tin khác nhau về ngày hy sinh của liệt sĩ Đặng Thùy Trâm. Sau này gia đình tiếp cận được bản báo cáo hành quân của quân đội Mỹ cho biết ngày hy sinh của chị Đặng Thùy Trâm là 22-6-1970, khớp với thông tin trên giấy báo tử mà gia đình nhận được.

Do đó, gia đình tin tưởng đây là thông tin chính xác nên cũng không thấy cần phải đính chính về thông tin mới mà ông Sơn đưa ra.

Cụ thể, bà Kim Trâm cho biết, gia đình bà lần đầu tiên nhận được thông tin chị Đặng Thùy Trâm hy sinh là từ những người bạn ở bệnh xá Đức Phổ.

Họ báo tin cho gia đình là chị Thùy Trâm hy sinh ngày 20-6 âm lịch, nên gia đình làm giỗ theo ngày đó. Lúc ấy chưa có giấy báo tử.

Khi làm bia mộ cho liệt sĩ Đặng Thùy Trâm thì từ ngày âm lịch năm đó, gia đình tra ra ngày dương lịch là 20-7-1970.

Đến tận năm 1974 (4 năm sau khi chị Đặng Thùy Trâm hy sinh), gia đình mới nhận được giấy báo tử ghi ngày hy sinh là 22-6-1970.

Tiếp đó là bằng Tổ quốc ghi công lại ghi ngày hy sinh là ngày 1-7-1970.

Dù vậy, gia đình tin lời các bạn của chị Thùy Trâm ở bệnh xá Đức Phổ nên vẫn làm giỗ cho Đặng Thùy Trâm ngày 20-6 âm lịch.

Năm 2005, khi nhận lại cuốn nhật ký của Đặng Thùy Trâm và đọc tài liệu báo cáo hành quân của quân đội Mỹ tại Việt Nam lưu trữ ở Trung tâm Việt Nam ở Đại học Texas Tech (Mỹ) thông tin ngày hy sinh của liệt sĩ Đặng Thùy Trâm là 22-6-1970.

Đây là ngày trùng với ngày hy sinh được ghi trên giấy báo tử mà gia đình chị Thùy Trâm nhận được.

Kể từ đó, các tài liệu về Đặng Thùy Trâm ghi nhận chị hy sinh ngày 22-6-1970. Cũng từ đây gia đình làm giỗ cho anh hùng liệt sĩ Đặng Thùy Trâm vào 19-5 âm lịch, theo ngày mất 22-6-1970 (dương lịch).

Bà Doãn Ngọc Trâm, mẹ liệt sĩ Đặng Thùy Trâm, qua đời ở tuổi 99

Thông tin từ gia đình cho biết bà Doãn Ngọc Trâm, mẹ của liệt sĩ Đặng Thùy Trâm, qua đời sáng sớm nay 16-4, hưởng thọ 99 tuổi.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tạm dừng tu bổ 5 biệt thự khu lầu Bảo Đại ở Nha Trang do vướng pháp lý

5 biệt thự tại khu lầu Bảo Đại ở Cầu Đá (TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) tạm dừng tu bổ, do cơ quan chức năng đang làm việc với chủ đầu tư để gỡ vướng pháp lý.

Tạm dừng tu bổ 5 biệt thự khu lầu Bảo Đại ở Nha Trang do vướng pháp lý

Diễn viên Mai Châu, bà Nghị Quế của điện ảnh Việt Nam, qua đời

Diễn viên Mai Châu - người gây ấn tượng với vai bà Nghị Quế trong phim Chị Dậu - qua đời ở tuổi 98 lúc 3h10 sáng 24-5.

Diễn viên Mai Châu, bà Nghị Quế của điện ảnh Việt Nam, qua đời

Không có người, vũ trụ sẽ thiếu những câu chuyện sâu sắc

Trong một buổi giao lưu về sách Bạn là vũ trụ, nhà nghiên cứu Nhật Chiêu cho rằng vũ trụ là đại dương và con người là những ngọn sóng nhấp nhô. Ý thức của con người góp phần định hình nên vũ trụ.

Không có người, vũ trụ sẽ thiếu những câu chuyện sâu sắc

Tìm kiếm dấu tích xá lợi Phật hoàng Trần Nhân Tông

Trong khi xá lợi Đức Phật từ Ấn Độ được người Việt rất quan tâm, nhiều người không biết Việt Nam cũng có hộp xá lợi được cho là của Phật hoàng Trần Nhân Tông.

Tìm kiếm dấu tích xá lợi Phật hoàng Trần Nhân Tông

Tâm lý sính ngoại của người Việt sẽ giảm đi

PGS.TS.KTS Vũ Hồng Cương cho rằng trong lĩnh vực nội thất, kiến trúc, tâm lý sính ngoại của người Việt sẽ giảm đi, những lâu đài giả cổ nguy nga, những công trình nhại kiến trúc Pháp ít dần, thay bằng những công trình hiện đại.

Tâm lý sính ngoại của người Việt sẽ giảm đi

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác

Trong con hẻm 72 trên đường Bành Văn Trân, quận Tân Bình, TP.HCM có một quán bún riêu khá đặc biệt, bởi được nấu bằng bếp củi trong 48 năm qua.

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar