05/11/2023 10:02 GMT+7
Trở lại chủ đề

Liên Hiệp Quốc rối loạn vì xung đột Israel - Hamas

Cuộc xung đột của Israel với người Palestine cũng lâu đời không kém lịch sử của Liên Hiệp Quốc, tuy nhiên chưa có cuộc xung đột nào gây rối loạn nội bộ Liên Hiệp Quốc như chiến sự Israel - Hamas.

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres - Ảnh: REUTERS

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres - Ảnh: REUTERS

Đầu tiên là các quan chức Israel đã kêu gọi Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres từ chức. Kế đến, một quan chức nhân quyền hàng đầu từ chức và gửi một lá thư giận dữ viện dẫn "sự diệt chủng", trong khi các nhà ngoại giao tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đang khiển trách nhau vì quá mềm mỏng với Hamas.

Và mọi chuyện càng trở nên tồi tệ hơn khi số lượng nạn nhân của xung đột tăng lên, trong đó có ít nhất 9.000 người chết ở Dải Gaza và 1.400 người thiệt mạng ở Israel. Bên cạnh đó, có hơn 70 nhân viên Liên Hiệp Quốc đã thiệt mạng trong cuộc xung đột này.

"Bạn có thể cảm nhận được sự căng thẳng - đó chắc chắn là một cuộc khủng hoảng lớn. Những con số thực sự đáng kinh ngạc", một nhà ngoại giao từ một quốc gia thành viên Hội đồng Bảo an đề nghị không nêu tên cho hay.

Theo báo Politico, những căng thẳng này làm dấy lên câu hỏi liệu Liên Hiệp Quốc có phải là diễn đàn hữu ích để giải quyết vấn đề hay chỉ đang là nơi để bày tỏ bất bình.

Cuộc tấn công ban đầu của phong trào kháng chiến Hồi giáo Hamas của người Palestine đã thu hút nhiều sự chỉ trích tại Liên Hiệp Quốc, bao gồm cả Tổng thư ký Antonio Guterres. Nhưng Hội đồng Bảo an - cơ quan quyền lực nhất của Liên Hiệp Quốc - ngay lập tức bị chia rẽ.

Trong khi Mỹ yêu cầu các quốc gia lên án đích danh Hamas, một số nước được cho là đã từ chối và chọn cách lên án chung chung các cuộc tấn công vào dân thường.

Những ngày sau đó, Nga và Mỹ tranh cãi về nội dung các nghị quyết của Hội đồng Bảo an, mỗi bên cáo buộc bên kia có ý đồ xấu và đưa ra những mô tả khác nhau về quan điểm thực sự của họ.

Các thành viên bất đồng về việc có nên kêu gọi ngừng bắn hay không, có nên cho rằng Israel có quyền tự vệ và có đề cập đến cuộc tấn công ban đầu trong các tuyên bố hay không.

Đặc biệt, Mỹ đã phản đối lời kêu gọi ngừng bắn, cho rằng động thái như vậy sẽ làm suy giảm khả năng tự vệ của Israel. Mỹ thay vào đó ủng hộ "tạm dừng nhân đạo" - khoảng thời gian tạm lắng trong giao tranh có thể kéo dài chỉ vài giờ.

Phiên bỏ phiếu của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc về nghị quyết liên quan đến xung đột Israel - Hamas, ở New York, Mỹ, ngày 27-10 - Ảnh: REUTERS

Phiên bỏ phiếu của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc về nghị quyết liên quan đến xung đột Israel - Hamas, ở New York, Mỹ, ngày 27-10 - Ảnh: REUTERS

Cho đến nay, chưa có nghị quyết nào liên quan đến xung đột Israel - Hamas được Hội đồng Bảo an gồm 15 thành viên thông qua. Nghị quyết do Nga ủng hộ nhận được quá ít phiếu bầu. Nghị quyết do Brazil đề xuất giành được đủ số phiếu bầu đã bị Mỹ phủ quyết, trong khi nghị quyết do Mỹ khởi xướng có đủ số phiếu bầu đã bị Nga và Trung Quốc phủ quyết.

Nhưng Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc gồm 193 thành viên, nơi các cường quốc không có quyền phủ quyết, đã thông qua một cách áp đảo nghị quyết không mang tính ràng buộc do Jordan và các quốc gia Ả Rập khác dẫn đầu, kêu gọi đình chiến nhân đạo. Biện pháp này cuối cùng đã được thông qua với 121 phiếu ủng hộ, 14 phiếu chống và 44 phiếu trắng.

Mỹ đã bỏ phiếu chống, một phần vì nghị quyết không đề cập cụ thể đến Hamas hoặc các con tin. Nhưng ngay cả một số đồng minh truyền thống của Mỹ như Úc và Anh cũng bỏ phiếu trắng thay vì đứng về phía Mỹ.

Các đồng minh của Mỹ đã phải vật lộn để duy trì nhiều lợi ích khác nhau, bao gồm mong muốn giữ mối quan hệ tốt đẹp với các nước Ả Rập mà không nhất thiết phải làm phiền lòng Israel hay Mỹ.

Phó đại diện thứ nhất của Nga tại Liên Hiệp Quốc Dmitry Polyansky chỉ trích Mỹ khi đặt câu hỏi: Nga nhắm vào cơ sở hạ tầng quân sự của Ukraine chứ không phải dân thường, trong khi Mỹ muốn lên án hành động tàn bạo mà lại không lên án những gì Israel đang làm ở Gaza?

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc nói 'kinh hoàng' vụ tấn công xe cứu thương, kêu gọi ngừng bắn

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres nói ông "kinh hoàng" trước cuộc tấn công của Israel vào đoàn xe cứu thương ở Gaza trong ngày 4-11. Tel Aviv tuyên bố họ nhắm vào lực lượng Hamas trong vụ việc này.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cuba tuyên bố tang lễ chính thức nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Chủ tịch nước cộng hòa Cuba Miguel Diaz-Canel tuyên bố tang lễ chính thức để tưởng nhớ nguyên Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đức Lương, diễn ra từ 6h ngày 24-5 đến 0h ngày 25-5.

Cuba tuyên bố tang lễ chính thức nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Một phụ nữ đâm dao 18 người tại nhà ga Đức, nhiều người nguy kịch

Số người bị thương do bị tấn công bằng dao tại ga tàu ở thành phố Hamburg, Đức đến nay là 18 người, trong đó 4 người trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.

Một phụ nữ đâm dao 18 người tại nhà ga Đức, nhiều người nguy kịch

Telegram: Đã tiếp nhận và đang xử lý thông báo từ phía Việt Nam

Thông tin trên được đại diện Telegram chia sẻ với Reuters vào ngày 23-5. Telegram cho biết họ đang xử lý và sẽ phản hồi yêu cầu từ phía Việt Nam đúng hạn.

Telegram: Đã tiếp nhận và đang xử lý thông báo từ phía Việt Nam

Nga tấn công Kiev, trả đũa đợt không kích bằng drone kỷ lục của Ukraine?

Phía Nga cáo buộc Ukraine từ hồi giữa tuần đã phóng khoảng 800 drone và tên lửa vào các mục tiêu xa tiền tuyến, nhưng khẳng định Matxcơva vẫn theo đuổi đàm phán hòa bình.

Nga tấn công Kiev, trả đũa đợt không kích bằng drone kỷ lục của Ukraine?

Tin tức thế giới 24-5: Mỹ nói không còn làm 'anh cả' thể giới; Ông Trump dọa đánh thuế Samsung

Thẩm phán Mỹ chặn lệnh cấm Harvard tuyển sinh nước ngoài; Ông Trump dọa áp thuế 25% lên điện thoại Apple, Samsung nếu làm ở nước ngoài.

Tin tức thế giới 24-5: Mỹ nói không còn làm 'anh cả' thể giới; Ông Trump dọa đánh thuế Samsung

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt: Malaysia - Việt Nam chia sẻ khát vọng phát triển tương đồng

Chuyến công du của Thủ tướng sẽ đề ra biện pháp cụ thể để triển khai quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Malaysia - Việt Nam.

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt: Malaysia - Việt Nam chia sẻ khát vọng phát triển tương đồng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar