19/06/2021 09:33 GMT+7
Trở lại chủ đề

Liên Hiệp Quốc kêu gọi ngăn đưa vũ khí tới Myanmar, Trung Quốc bỏ phiếu trắng

BẢO DUY
BẢO DUY

TTO - Với 119 nước đồng ý, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ngày 18-6 đã thông qua nghị quyết kêu gọi các quốc gia thành viên "ngăn chặn dòng chảy vũ khí đến Myanmar". Trung Quốc và 37 nước khác đã bỏ phiếu trắng hoặc phản đối.

Liên Hiệp Quốc kêu gọi ngăn đưa vũ khí tới Myanmar, Trung Quốc bỏ phiếu trắng - Ảnh 1.

Binh sĩ Myanmar trong cuộc duyệt binh kỷ niệm ngày thành lập quân đội hồi tháng 3-2021 - Ảnh: REUTERS

Nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ) cũng kêu gọi quân đội Myanmar "ngừng ngay lập tức các hành động bạo lực với người biểu tình ôn hòa".

Quốc gia Đông Nam Á này đã rơi vào bất ổn từ đầu tháng 2-2021, sau khi quân đội bắt giữ các lãnh đạo dân cử và đưa người của mình lên nắm quyền.

Kế hoạch hành động 5 điểm, kết quả của một hội nghị giữa các lãnh đạo ASEAN và quân đội Myanmar, cũng được nhắc đến.

Nghị quyết kế đó kêu gọi chính quyền quân sự cho phép đặc phái viên LHQ về Myanmar Christine Schraner Burgener được đến nước này.

Nghị quyết được thông qua đúng vào ngày Hội đồng Bảo an LHQ tổ chức thảo luận không chính thức về tình hình Myanmar.

Theo Hãng thông tấn AFP, bà Burgener đã thông báo vắn tắt nghị quyết của Đại hội đồng cho 15 nước Hội đồng Bảo an.

Không có tuyên bố chung nào của Hội đồng Bảo an được đưa ra sau cuộc họp ngày 18-6, một phần do các bất đồng giữa những nước có quyền phủ quyết.

Belarus là quốc gia duy nhất bỏ phiếu phản đối trong khi 38 nước gồm Nga, Trung Quốc, Iran, Ai Cập, Brunei, Campuchia, Lào và Thái Lan bỏ phiếu trắng.

Đại sứ Myanmar tại LHQ Kyaw Moe Tun ở phía ngược lại, theo AFP. Ông bỏ phiếu ủng hộ nhưng cho rằng Đại hội đồng không nên mất đến 3 tháng để làm điều này, rằng LHQ nên thể hiện quan điểm rõ ràng hơn về lệnh cấm vận vũ khí chính quyền quân sự Myanmar.

Đại hội đồng LHQ hiếm khi thông qua các nghị quyết lên án đảo chính quân sự ở các nước thành viên hoặc kêu gọi giới hạn nguồn cung vũ khí, theo AFP.

Hãng tin của Pháp nhận định mặc dù không mang tính ràng buộc và chưa mạnh mẽ đến mức kêu gọi "cấm vận vũ khí hoàn toàn", nghị quyết ngày 18-6 là một động thái mạnh mẽ hiếm hoi của Đại hội đồng LHQ trước tình hình Myanmar.

Theo Hiệp hội hỗ trợ tù nhân chính trị Myanmar, hơn 860 người đã bỏ mạng khi quân đội và cảnh sát Myanmar giải tán các cuộc biểu tình trên khắp nước này.

Theo Hãng tin Reuters, chính quyền quân sự đưa ra một con số thấp hơn, khoảng 300 người, và cho rằng các biện pháp hành động của họ là chính đáng trước những kẻ quá khích.

Chính quyền Myanmar cũng bắt đầu xét xử các lãnh đạo dân sự, trong đó có bà Aung San Suu Kyi, người giữ chức cố vấn nhà nước Myanmar trước khi bị lật đổ.

Lãnh đạo quân đội Myanmar cam kết sẽ tổ chức tổng tuyển cử để thành lập chính phủ mới nhưng chỉ khi tình hình trong nước ổn định.

Myanmar mở thêm hồ sơ án tham nhũng đối với bà Aung San Suu Kyi

TTO - Tờ Global New Light của Myanmar ngày 10-6 đưa tin chính quyền quân sự tiếp tục mở một số hồ sơ vụ án tham nhũng mới đối với nữ cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi và các lãnh đạo cũ của chính quyền dân sự.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tỉ phú Musk nói 'đã đủ' với chính trị, cam kết tiếp tục điều hành Tesla

Về hoạt động chính trị của mình, tỉ phú Musk nói ông sẽ 'giảm bớt' chi tiêu chính trị trong tương lai và đã làm đủ trong lĩnh vực này.

Tỉ phú Musk nói 'đã đủ' với chính trị, cam kết tiếp tục điều hành Tesla

Tổng thống Pháp Macron sắp thăm Việt Nam lần đầu tiên

Chuyến thăm Việt Nam đầu tiên trên cương vị Tổng thống Pháp của ông Macron sẽ diễn ra trong ba ngày, bắt đầu từ ngày 25-5 tới.

Tổng thống Pháp Macron sắp thăm Việt Nam lần đầu tiên

Nga thúc giục Ukraine thảo luận bản ghi nhớ hòa bình

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cáo buộc Nga đang câu giờ để có thể tiếp tục cuộc chiến và chiếm đóng lãnh thổ Ukraine.

Nga thúc giục Ukraine thảo luận bản ghi nhớ hòa bình

Bộ trưởng Y tế Mỹ kêu gọi các nước cùng rút khỏi WHO

Theo ông Kennedy, tổ chức này đang sa lầy trong bộ máy quan liêu và việc các nước rút khỏi tổ chức này sẽ là một lời cảnh tỉnh.

Bộ trưởng Y tế Mỹ kêu gọi các nước cùng rút khỏi WHO

Anh áp thêm trừng phạt lên Nga, Matxcơva nói 'không cần' phản hồi

Các lệnh trừng phạt này nhắm vào 'hạm đội bóng tối' gồm các tàu chở dầu và các công ty tài chính của Nga, nhằm hạn chế nguồn lực chiến tranh của Matxcơva.

Anh áp thêm trừng phạt lên Nga, Matxcơva nói 'không cần' phản hồi

Ông Erdogan nắm chặt ngón tay ông Macron trong 13 giây, gây sốt mạng xã hội

Video Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nắm chặt ngón trỏ Tổng thống Pháp trong suốt 13 giây, bất chấp sự không thoải mái thấy rõ của đối phương, gây sốt mạng xã hội.

Ông Erdogan nắm chặt ngón tay ông Macron trong 13 giây, gây sốt mạng xã hội
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar