06/01/2021 19:35 GMT+7
Trở lại chủ đề

Lịch sử éo le, ông Biden từng chủ trì tuyên bố ông Trump chiến thắng

PHÚC LONG
PHÚC LONG

TTO - Trên lý thuyết, đây là cơ hội chính thức cuối cùng để ông Donald Trump và nhóm thân cận phản đối kết quả cuộc bầu cử mà họ cho là có gian lận, nhưng cơ hội thành công của họ gần như không có.

Lịch sử éo le, ông Biden từng chủ trì tuyên bố ông Trump chiến thắng - Ảnh 1.

Ông Trump một mực khẳng định Phó tổng thống Mike Pence có quyền lật ngược kết quả bầu cử - Ảnh: REUTERS

Cho đến giờ chót, cơ sở để ông Donald Trump đòi lật ngược chiến thắng của đối thủ Joe Biden là "gian lận bầu cử" ở một số bang chiến trường, nhưng cáo buộc này đã bị Bộ Tư pháp Mỹ và hàng loạt tòa án tiểu bang bác bỏ trong các vụ kiện riêng rẽ.

Tòa án tối cao liên bang, với 3 thành viên là thẩm phán do ông Trump đề cử, cũng đã từ chối thụ lý hai vụ kiện đòi hủy bỏ kết quả bỏ phiếu ở một số tiểu bang.

Sau tất cả, cuộc họp của Quốc hội Mỹ ngày 6-1 là bước cuối cùng công nhận chiến thắng của ông Joe Biden, sau khi cử tri đoàn hoàn thành bỏ phiếu hồi tháng 12-2020. Đây là sự kiện mang tính nghi thức được quy định trong Hiến pháp Mỹ.

Điều gì sẽ diễn ra?

Theo Hãng tin AP, hiến pháp quy định Quốc hội Mỹ phải họp ngày 6-1 để mở niêm phong chứng nhận kết quả bầu cử của từng tiểu bang. 

Theo trình tự, bắt đầu từ 13h, chứng nhận bầu cử được mang vào phòng họp trong những chiếc hộp đặc biệt đóng bằng gỗ mahogany. Chúng sẽ được mở theo thứ tự chữ cái đầu của tên tiểu bang.

Tiếp theo, đại diện đảng Dân Chủ và Cộng hòa thuộc lưỡng viện sẽ đứng lên đọc to kết quả, ghi nhận chính thức số lượng lá phiếu đại cử tri dành cho mỗi ứng viên.

Cuối cùng, chủ tịch Thượng viện - Phó tổng thống Mike Pence và cũng là người chủ trì phiên họp, sẽ công bố ứng viên nào giành được đa số phiếu và chiến thắng.

Nếu ông Pence không thể làm nhiệm vụ, thượng nghị sĩ có thâm niên nhất thuộc đảng đa số sẽ chủ trì. Người đáp ứng tiêu chí hiện nay là thượng nghị sĩ Chuck Grassley của bang Iowa.

Nếu kết quả kiểm phiếu là hòa, Hạ viện sẽ bỏ phiếu chọn tổng thống, Thượng viện chọn phó tổng thống, nhưng điều này chưa từng xảy ra từ năm 1800, vả lại ông Biden thắng ông Trump với khoảng cách rất lớn (306 - 232).

Lịch sử éo le, ông Biden từng chủ trì tuyên bố ông Trump chiến thắng - Ảnh 2.

Trình tự kiểm phiếu đại cử tri ngày 6-1 - Nguồn: Quốc hội Mỹ, Hiến pháp Mỹ, AP, New York Times - Tổng hợp: D.LINH - Đồ họa: T.ĐẠT

Nếu có ý kiến phản đối thì sao?

Khi kết quả kiểm phiếu của từng bang được xướng lên, bất cứ nghị sĩ nào cũng có quyền đứng lên phản đối, nhưng người chủ trì cuộc họp sẽ bỏ qua trừ khi lời phản đối được viết thành văn bản và ký tên bởi ít nhất một thành viên thuộc mỗi viện.

Nếu yêu cầu được chấp nhận, phiên họp chung sẽ dừng lại, Thượng viện và Hạ viện sẽ họp riêng để cân nhắc ý kiến phản đối.

Để có hiệu lực, ý kiến phản đối cần phải được lưỡng viện thông qua với đa số phiếu. Nếu không ai đồng ý hoặc chỉ một viện đồng ý, kết quả bỏ phiếu vẫn được tính như ban đầu.

Lần cuối cùng yêu cầu phản đối được cân nhắc là năm 2005, khi nghị sĩ Stephanie Tubbs Jones và thượng nghị sĩ Barbara Boxer của Đảng Dân chủ phản đối kết quả bỏ phiếu bang Ohio. Cuối cùng cả hai viện đều bác bỏ.

Lần này có vài chục đảng viên Cộng hòa thuộc Hạ viện và một nhóm nhỏ ở Thượng viện đòi phản đối kết quả bỏ phiếu ở một số bang chiến trường, nhưng nỗ lực này được đánh giá là cũng khó thành công vì nội bộ Đảng Cộng hòa không thống nhất và Đảng Dân chủ đang nắm thế đa số ở Hạ viện.

Vai trò của ông Pence là gì?

Trong phiên họp ngày 6-1, vai trò của Phó tổng thống Pence chỉ mang tính nghi thức, ông không có quyền tác động đến kết quả kiểm phiếu dù ông Trump gây nhiều sức ép.

Ông Pence không phải phó tổng thống đầu tiên bị đặt vào tình huống tự công bố chiến thắng của đối thủ (và thất bại của mình).

Đầu năm 2001, Phó tổng thống Al Gore chủ trì công bố kết quả cuộc bầu cử năm 2000, trong đó ông thua sát nút ông George W. Bush. Ông đã phải gạt qua một số phản đối của đảng viên Dân chủ.

Đầu năm 2017, ông Biden chủ trì phiên họp tương tự và tuyên bố ông Trump là người chiến thắng (trước bà Hillary Clinton). Ông cũng đã phải gạt một số phản đối từ các chính khách Dân chủ thuộc Hạ viện do không được ai ủng hộ.

Ông Trump bác tin ông Pence từ chối 'lật kèo' kết quả bầu cử

TTO - Nhà lãnh đạo Mỹ khẳng định phó tổng thống Mike Pence chưa hề nói từ chối khi được yêu cầu ngăn chứng nhận kết quả bầu cử. 'Pence có thể hủy chứng nhận kết quả hoặc trả chúng cho các bang', ông Trump nhấn mạnh.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Anh trả quần đảo Chagos cho Mauritius sau hơn nửa thế kỷ

Anh quyết định trao trả quần đảo Chagos cho Mauritius, tuy nhiên nước này tuyên bố vẫn giữ quyền kiểm soát căn cứ quân sự Mỹ trên đảo Diego Garcia.

Anh trả quần đảo Chagos cho Mauritius sau hơn nửa thế kỷ

Việc treo hình ông Trump khổ lớn trước trụ sở Bộ Nông nghiệp Mỹ là có thật

Bức ảnh cỡ lớn của ông Donald Trump treo cạnh ảnh tổng thống Abraham Lincoln trên tòa nhà Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) trong tuần qua là có thật, theo xác nhận từ Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA).

Việc treo hình ông Trump khổ lớn trước trụ sở Bộ Nông nghiệp Mỹ là có thật

Đức triển khai lữ đoàn thiết giáp đầu tiên ở nước ngoài kể từ Thế chiến II

Ngày 22-5, Thủ tướng Đức Friedrich Merz đã tham dự lễ thành lập Lữ đoàn Thiết giáp số 45 đồn trú tại Lithuania (Litva), đơn vị quân sự thường trực đầu tiên của Đức được triển khai ở nước ngoài kể từ sau năm 1945.

Đức triển khai lữ đoàn thiết giáp đầu tiên ở nước ngoài kể từ Thế chiến II

Thông tin 'Mỹ nhận máy bay do Qatar sản xuất' là sai sự thật

Gần đây, mạng xã hội rộ lên thông tin Lầu Năm Góc có phê duyệt việc tiếp nhận "chiếc máy bay do Qatar sản xuất" để làm Air Force One tiếp theo vào tháng 5-2025. Tuy nhiên ngày 21-5 Lầu Năm Góc chính thức lên tiếng thông tin này là sai sự thật.

Thông tin 'Mỹ nhận máy bay do Qatar sản xuất' là sai sự thật

Nhật Bản chao đảo vì giá gạo tăng vọt 98%, lạm phát lõi vượt mốc 3,5%

Lạm phát lõi tại Nhật Bản tăng vọt trong tháng 4 kéo theo giá gạo cao gấp đôi đã gia tăng áp lực lên BOJ, trong bối cảnh nước này phải cân bằng giữa kiểm soát giá cả và những bất ổn kinh tế từ chính sách thuế quan của Mỹ.

Nhật Bản chao đảo vì giá gạo tăng vọt 98%, lạm phát lõi vượt mốc 3,5%

Công nghệ của Elon Musk có thể giúp xóa mù?

Tỉ phú Elon Musk tuyên bố chip Blindsight sẽ được cấy ghép trên người mù hoàn toàn vào cuối năm 2025, mở ra hy vọng khôi phục thị lực.

Công nghệ của Elon Musk có thể giúp xóa mù?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar