11/12/2018 08:48 GMT+7

LHQ thông qua thỏa thuận toàn cầu để giải quyết khủng hoảng di cư

ANH THƯ
ANH THƯ

TTO - Bất chấp sự phản đối từ Mỹ, đại diện của 164 quốc gia thành viên LHQ ngày 10-12 đã ký thỏa thuận quốc tế đầu tiên về khủng hoảng người di cư.

LHQ thông qua thỏa thuận toàn cầu để giải quyết khủng hoảng di cư - Ảnh 1.

Bộ trưởng Ngoại giao Morocco Nasser Bourita (giữa) phát biểu tại Diễn đàn Di cư LHQ tại Marrakech - Ảnh: AFP

Báo Guardian (Anh) cho biết các nước ký hiệp ước toàn cầu không ràng buộc và mang tính lịch sử này nhằm tìm kiếm cách quản lý vấn đề di cư tốt hơn sau 18 tháng tranh cãi và đàm phán.

Thủ tướng Đức Angela Merkel đã ca ngợi 10-12 là "ngày trọng đại". Bà cũng nhận được sự hoan nghênh nhiệt liệt trong bài phát biểu đầy ngẫu hứng sau khi các nước ký kết hiệp ước.

Hiệp ước toàn cầu của LHQ về di cư thường xuyên, trật tự và an toàn được ký kết tại Marrakech và nhằm hợp tác hành động về vấn đề di cư trên toàn thế giới.

Tổng thống Mỹ Donald Trump từng bác bỏ hiệp ước này hồi năm ngoái. Kể từ đó, chủ tịch EU là Áo cùng với Úc, Chile, Cộng hòa Séc, Ý, Hungary, Ba Lan, Latvia, Slovakia và Cộng hòa Dominica cũng rút khỏi tiến trình đàm phán này.

Nhiều nhà chỉ trích tranh cãi rằng hiệp định có thể đặt ra thách thức cho chủ quyền quốc gia và nói rằng họ sợ một dòng thác ồ ạt của những người di cư.

Trái lại, Tổng thư ký LHQ António Guterres ngày 10-12 cho rằng thật "hoang đường" khi hiệp ước lại xâm phạm đến chủ quyền các quốc gia thành viên của LHQ.

Sau khi hiệp ước được thông qua, một phát ngôn viên LHQ cho biết 6 quốc gia trong đó có Israel và Bulgaria đã tranh luận về việc liệu có nên từ bỏ thỏa thuận vừa ký hay không.

Giám đốc sáng kiến di cư tại Viện Phát triển Ngoài quốc gia (ODI) là bà Marta Foresti mô tả hiệp ước là "rất quan trọng" và "mang tính bước ngoặt" trong bối cảnh chính trị hiện nay.

"Trong vài năm qua chúng ta đã nhìn thấy chính phủ các nước thất bại như thể nào khi không thi hành các chính sách bảo vệ cuộc sống của người di cư và xoa dịu sự lo lắng của công chúng đối với các cách tiếp cận hỗn loạn và rời rạc trong quản lý biên giới" - bà Foresti chia sẻ.

"Thỏa thuận toàn cầu về di cư sẽ giúp chính phủ các nước làm việc với nhau để quản lý tốt hơn làn sóng di cư và đảm bảo rằng những người thực hiện các chuyến đi xuyên biên giới có thể làm như vậy một cách hợp pháp, có trật tự và an toàn" - bà Foresti nói thêm.

Theo đó, ý tưởng của hiệp ước là tạo ra một nền tảng chính trị để các quốc gia hợp tác. Hiệp ước toàn cầu này đề ra 23 mục tiêu để hướng đến di cư hợp pháp và ngăn chặn các cuộc vượt biên bất hợp pháp.

ANH THƯ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nga mở rộng tuyển quân, cho phép người nước ngoài phục vụ trong quân đội

Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa ký sắc lệnh cho phép người nước ngoài gia nhập quân đội.

Nga mở rộng tuyển quân, cho phép người nước ngoài phục vụ trong quân đội

Điện Kremlin 'sốc' trước cái chết cựu bộ trưởng Giao thông vừa bị cách chức

Điện Kremlin gọi đây là sự việc 'bi thảm và đau buồn', khẳng định nguyên nhân cái chết của cựu bộ trưởng Giao thông sẽ được làm rõ qua quá trình điều tra.

Điện Kremlin 'sốc' trước cái chết cựu bộ trưởng Giao thông vừa bị cách chức

Nga cảnh báo Mỹ viện trợ vũ khí cho Ukraine chỉ kéo dài thêm cuộc chiến

Sau khi ông Trump cam kết tiếp tục viện trợ vũ khí cho Kiev, Điện Kremlin cảnh báo điều này chỉ khiến chiến sự kéo dài, đồng thời chỉ trích phương Tây vì 'đổ thêm dầu vào lửa' trong xung đột Nga - Ukraine.

Nga cảnh báo Mỹ viện trợ vũ khí cho Ukraine chỉ kéo dài thêm cuộc chiến

Mỹ giảm thuế còn 36%, Campuchia vui với 'thắng lợi lớn'

Mức thuế Mỹ đe dọa áp lên hàng hóa Campuchia giảm xuống còn 36% được phía Phnom Penh xem là thắng lợi lớn, nhưng người dân vẫn bất an.

Mỹ giảm thuế còn 36%, Campuchia vui với 'thắng lợi lớn'

Thái Lan hủy dự luật hợp pháp hóa sòng bạc sau khi bà Paetongtarn bị đình chỉ

Nội các Thái Lan hủy bỏ dự luật hợp pháp hóa sòng bạc được công bố hồi tháng 3 sau khi Thủ tướng Shinawatra bị tạm đình chỉ;

Thái Lan hủy dự luật hợp pháp hóa sòng bạc sau khi bà  Paetongtarn bị đình chỉ

'Phép màu không khí' ở Bắc Kinh, từ thủ đô ô nhiễm thành nơi chia sẻ kinh nghiệm

Bắc Kinh đã cải thiện đáng kể chất lượng không khí nhờ nhiều sáng kiến. Thái Lan cũng đang học hỏi kinh nghiệm từ Trung Quốc.

'Phép màu không khí' ở Bắc Kinh, từ thủ đô ô nhiễm thành nơi chia sẻ kinh nghiệm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar