13/07/2019 10:00 GMT+7

LHQ chia rẽ vì chính sách của Trung Quốc với Tân Cương

BẢO DUY
BẢO DUY

TTO - 37 quốc gia ca ngợi các chính sách của Trung Quốc tại Tân Cương, trong khi 22 nước gồm đa số châu Âu cùng với Nhật, Úc, Canada và New Zealand chỉ trích Bắc Kinh không tôn trọng quyền của các nhóm dân tộc thiểu số.

LHQ chia rẽ vì chính sách của Trung Quốc với Tân Cương - Ảnh 1.

Cổng vào một trung tâm giáo dục và đào tạo nghề dành cho người thiểu sổ tại Tân Cương, Trung Quốc - Ảnh: REUTERS

Các tiếng nói chỉ trích thường cáo buộc Trung Quốc đã bắt hơn 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi và đưa họ vào các "trung tâm giáo dục" mà phương Tây cáo buộc thực chất là các "trung tâm cải huấn" hoạt động như nhà tù.

Bắc Kinh đã luôn tức giận và phủ nhận các cáo buộc như vậy. Ngày 12-7, để trả đũa lá thư chỉ trích của 22 nước, một nhà ngoại giao Trung Quốc tuyên bố trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (LHQ) rằng gần 40 nước đã viết thư gửi đến LHQ ca ngợi các thành tựu về nhân quyền của nước này tại Tân Cương.

Đại sứ Trung Quốc tại LHQ Trần Húc sau đó đã cảm ơn và đánh giá cao sự ủng hộ của 37 nước này.

Theo Hãng tin Reuters, trong số các nước ủng hộ có những cái tên đáng chú ý như Nga và Saudi Arabia, Philippines, Triều Tiên. Lá thư được gửi đến dưới dạng thư chung có kèm chữ ký của 37 vị đại sứ đại diện cho 37 nước tại LHQ.

Họ ca ngợi Trung Quốc đã đạt được những thành tích nổi bật trong lĩnh vực nhân quyền.

"Đối mặt với thách thức nghiêm trọng của chủ nghĩa khủng bố và chủ nghĩa cực đoan, Trung Quốc đã thực hiện một loạt các biện pháp chống khủng bố và các tư tưởng cực đoan hóa ở Tân Cương, bao gồm thiết lập các trung tâm giáo dục và đào tạo nghề", lá thư lập luận.

Các đại sứ khẳng định họ đã được đưa đến thực địa và nhận thấy an ninh đã tái lập ở Tân Cương và các quyền cơ bản của con người thuộc mọi dân tộc đã được bảo vệ. 

Họ dẫn chứng bằng việc đã không có cuộc tấn công khủng bố nào ở Tân Cương trong 3 năm và mọi người đang tận hưởng cảm giác hạnh phúc, yên bình và được bảo vệ mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

LHQ chia rẽ vì chính sách của Trung Quốc với Tân Cương - Ảnh 2.

Xe bọc thép Trung Quốc tuần tra đường phố Tân Cương năm 2009 - Ảnh: REUTERS

Hồi tháng trước, để phản biện lại các chỉ trích quốc tế, Trung Quốc đã đưa ông Aierken Tuniyazi - phó chủ tịch khu tự trị Tân Cương - ra trình bày trước Hội đồng Nhân quyền LHQ. 

Ông này mô tả các điều kiện sống bên trong các trung tâm giáo dục và đào tạo nghề, khẳng định các học viên không chỉ được đào tạo nghề nghiệp mà còn tham gia các lớp học múa, hát hay thể thao.

Trước đó, Bắc Kinh cũng lên tiếng sẵn sàng mời các đoàn quan sát viên quốc tế đi thực tế các trung tâm giáo dục ở Tân Cương.

TTO - Văn phòng đối ngoại Anh ngày 3-7 triệu đại sứ Trung Quốc tại London tới để phản đối về những tuyên bố mới nhất liên quan tới diễn biến bất ổn tại Hong Kong.

BẢO DUY
Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Tin cùng chuyên mục

Ông Bessent cảnh báo tỉ phú Elon Musk tránh xa chuyện chính trị

Bộ trưởng Tài chính Mỹ nhắn nhủ rằng lãnh đạo các công ty của ông Musk không thích chuyện ông dấn sâu vào chính trị và ông nên tập trung kinh doanh.

Ông Bessent cảnh báo tỉ phú Elon Musk tránh xa chuyện chính trị

Mỹ lại nêu mốc ngày 1-8 'quyết liệt' áp thuế đối ứng

Bộ trưởng Tài chính Mỹ cảnh báo các nước không đạt được thỏa thuận thương mại sẽ bị áp thuế đối ứng cao từ ngày 1-8.

Mỹ lại nêu mốc ngày 1-8 'quyết liệt' áp thuế đối ứng

Philippines định mua 6 tàu khu trục gần 40 tuổi của Nhật Bản

Nhật Bản và Philippines đạt thỏa thuận mua bán 6 tàu khu trục lớp Abukuma đã phục vụ trong biên chế Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản gần 40 năm.

Philippines định mua 6 tàu khu trục gần 40 tuổi của Nhật Bản

Đảng nước Mỹ của tỉ phú Musk có thể 'chết yểu' vì chính ông?

Hệ thống chính trị Mỹ không có chỗ cho một đảng lớn thứ ba, trong khi chính ông Musk có thể là nguồn cơn lớn khiến chính đảng mới thành lập của mình thất bại.

Đảng nước Mỹ của tỉ phú Musk có thể 'chết yểu' vì chính ông?

Hezbollah tuyên bố 'không đầu hàng hay từ bỏ vũ khí' trước sức ép của Mỹ và Israel

Đặc phái viên Mỹ về Syria dự kiến sẽ tới thủ đô Beirut của Lebanon trong ngày 7-7 để thảo luận với giới chức nước chủ nhà về đề xuất giải giáp phong trào Hezbollah trước cuối năm nay.

Hezbollah tuyên bố 'không đầu hàng hay từ bỏ vũ khí' trước sức ép của Mỹ và Israel

Thủ tướng Israel bị sức ép biểu tình phải đạt thỏa thuận với Hamas

Hàng ngàn người Israel đã xuống đường biểu tình liên tiếp những ngày qua để yêu cầu chính phủ nhanh chóng đạt thỏa thuận giải cứu toàn bộ các con tin đang bị lực lượng Hamas cầm giữ.

Thủ tướng Israel bị sức ép biểu tình phải đạt thỏa thuận với Hamas