28/12/2021 08:15 GMT+7
Trở lại chủ đề

Len lỏi từng hẻm, gõ cửa tiêm vắc xin cho người cao tuổi

Bài: LÊ PHAN - CẨM NƯƠNG - Ảnh: DUYÊN PHAN
Bài: LÊ PHAN - CẨM NƯƠNG - Ảnh: DUYÊN PHAN

TTO - Giữa cái nắng những ngày cuối năm, tổ tiêm lưu động thuộc phường 9, quận 5, TP.HCM tay xách nách mang đi bộ vào từng hẻm nhỏ, đến các gia đình có người cao tuổi, yếu thế để tiêm vắc xin COVID-19.

Len lỏi từng hẻm, gõ cửa tiêm vắc xin cho người cao tuổi - Ảnh 1.

Tổ tiêm lưu động thuộc phường 9, quận 5, TP.HCM đến tận nhà tiêm cho người yếu thế, người cao tuổi

Theo kế hoạch, phường 9 (quận 5) đã tổ chức hai đội tiêm lưu động đến tiêm cho khoảng 80 trường hợp là người cao tuổi, người có nhiều bệnh nền và không thể di chuyển đến các điểm tiêm trong những ngày cuối tháng 12.

Dù vừa trực cả ngày hôm trước, tổ tiêm gồm bác sĩ Luật, điều dưỡng Lý, bác sĩ Việt (Bệnh viện Nguyễn Trãi) vẫn nhận nhiệm vụ khi được địa phương nhờ hỗ trợ và theo chân anh Quang ("thổ địa" phường 9) làm việc không ngơi nghỉ. Họ đi bộ, len lỏi vào nhiều con hẻm trên các tuyến đường Sư Vạn Hạnh, An Dương Vương, Trần Phú…

Len lỏi từng hẻm, gõ cửa tiêm vắc xin cho người cao tuổi - Ảnh 2.

Nhân viên y tế vào từng con hẻm để tiêm vắc xin cho những người không đến được điểm tiêm

Tại căn đầu tiên nằm trong hẻm trên đường Sư Vạn Hạnh, bà Trần Há (75 tuổi) đang điều trị nhiều căn bệnh như suy tim, rung nhĩ, tăng huyết áp, rối loạn lipit, viêm dạ dày, thoái hóa khớp…

Sau khi xem hồ sơ bệnh án, các y bác sĩ phổ biến một số lưu ý cho người nhà, cho xác nhận đồng ý tiêm rồi hỏi han bà Há về phản ứng khi tiêm những mũi trước, dặn dò rồi mới tiêm. 

Len lỏi từng hẻm, gõ cửa tiêm vắc xin cho người cao tuổi - Ảnh 3.

Thông tin của người dân được xác minh rõ ràng, và thời gian tiêm các mũi trước đó cũng được tìm hiểu kỹ

Len lỏi từng hẻm, gõ cửa tiêm vắc xin cho người cao tuổi - Ảnh 4.

Tổ tiêm tiêm cho ông Khổng Hoa (sinh năm 1936) và bà Trần Muội (sinh năm 1931). Gia đình này có 3 người lớn tuổi ở với nhau và 2 người không tự di chuyển được

Len lỏi từng hẻm, gõ cửa tiêm vắc xin cho người cao tuổi - Ảnh 5.

Nhân viên y tế hỗ trợ người lớn tuổi tiêm tại nhà

Những ca sau, tình trạng của người cần tiêm còn nặng hơn, có nhiều người nằm liệt tại chỗ đã nhiều năm, có người gặp vấn đề về nghe, có người bị lẫn… nên việc phổ biến càng khó khăn hơn. Một số ca còn khiến tổ tiêm "toát mồ hôi" khi nghe lịch sử bệnh của người cần tiêm.

Len lỏi từng hẻm, gõ cửa tiêm vắc xin cho người cao tuổi - Ảnh 6.

Thông tin bệnh nền và các vấn đề liên quan đến sức khỏe được các nhân viên y tế tìm hiểu kỹ

Len lỏi từng hẻm, gõ cửa tiêm vắc xin cho người cao tuổi - Ảnh 7.

Có những người không đi lại được, nhân viên y tế đến tận giường để tiêm cho người dân

Để vơi đi mệt mỏi, mọi người trong đoàn nói đùa với nhau bằng mọi giá phải bảo vệ "trái tim" cùng "kép chính" của tổ là thùng chứa vắc xin và điều dưỡng Lý. 

Điều dưỡng Lý lọt thỏm trong bộ đồ bảo hộ, mồ hôi đầm đìa, mỗi lần ngồi xuống phải chỉnh sửa vì hơi phồng lên gây khó khăn trong việc cử động. Sau mỗi ca, cô lại cảm thán "còn bao nhiêu người nữa, nóng quá em giảm thêm 1 ký rồi". Cứ vậy, từ 8h sáng đến gần 13h chiều, tổ tiêm đã hoàn thành tiêm cho 37 trường hợp.

Bác sĩ Bùi Duy Luật, dẫn đầu tổ tiêm và đảm bảo các công tác chuyên môn, nhận xét việc tổ chức tiêm tại nhà rất nhân văn, có thể hỗ trợ cho những người yếu thế, người không tự di chuyển được tiêm phòng trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh. Tính đến nay, phường 9 đã tổ chức tiêm tại nhà cho người lớn tuổi, người yếu thế được 3 đợt.

Len lỏi từng hẻm, gõ cửa tiêm vắc xin cho người cao tuổi - Ảnh 8.

Giữa trưa nắng, nhân viên y tế trong trang phục bảo hộ vẫn miệt mài với công việc của mình

Vai trò quan trọng tổ dân phố

Phần lớn tổ trưởng tổ dân phố tại các phường đều là người lớn tuổi, sinh sống lâu năm tại địa phương và hiểu rõ người dân trong khu vực mình ở.

Sống ở phường 11, quận Bình Thạnh đã hơn 20 năm, bà Nguyễn Thị Thu Hà (tổ trưởng tổ dân phố 66), theo cách người dân ví von, bà Hà là "thổ địa" tại khu vực này. Mỗi đợt nhận trợ cấp, phát thực phẩm, phiếu đi chợ, phát giấy mời tiêm vắc xin..., bà đều đi khắp tổ gõ cửa từng nhà để thông báo.

Còn bà Nguyễn Ngọc Hường, tổ trưởng tổ 21, phường 9, nhận định quan trọng nhất là khu phố phải sâu sát để nắm được danh sách những người cần tiêm tại nhà để đề xuất lên phường tổ chức tiêm cho họ.

"Tôi nắm danh sách rồi đề xuất lên ngày hôm qua (26-12) thì đến sáng nay phường đã tổ chức đội tiêm đến tiêm cho người dân. Tôi thấy thủ tục rất nhanh chóng và mừng cho bà con khu phố tôi", bà Hường chia sẻ.

Len lỏi từng hẻm, gõ cửa tiêm vắc xin cho người cao tuổi - Ảnh 10.

Bà Thu Hà, tổ trưởng tổ dân phố 66, phường 11, quận Bình Thạnh, đến nhà thông báo lịch tiêm vắc xin mũi 3 cho bà Huỳnh Thị Tư - Ảnh: CẨM NƯƠNG

Len lỏi từng hẻm, gõ cửa tiêm vắc xin cho người cao tuổi - Ảnh 11.

Trao giấy chứng nhận đã tiêm vắc xin cho người dân

109 bệnh nhân COVID-19 tử vong tại Hà Nội, đa số chưa tiêm vắc xin, có bệnh nền

TTO - Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, tính từ ngày 27-4 đến nay Hà Nội ghi nhận 109 người tử vong do COVID-19. Báo cáo của các bệnh viện cho thấy đa số trường hợp tử vong đều mắc bệnh nền và chưa tiêm vắc xin.

Bài: LÊ PHAN - CẨM NƯƠNG - Ảnh: DUYÊN PHAN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sức khỏe 9 nạn nhân trong vụ cháy tại mỏ Sông Đốc ra sao?

Có 9 nạn nhân trong vụ cháy tại mỏ Sông Đốc được chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy cấp cứu, nhiều bệnh nhân bị bỏng được cấp cứu kịp thời.

Sức khỏe 9 nạn nhân trong vụ cháy tại mỏ Sông Đốc ra sao?

Ca mắc tay chân miệng, sốt xuất huyết tại TP.HCM tăng mạnh, nguy cơ dịch chồng dịch

Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM, số ca mắc và nhập viện do tay chân miệng đang gia tăng nhanh chóng, cảnh báo nguy cơ dịch.

Ca mắc tay chân miệng, sốt xuất huyết tại TP.HCM tăng mạnh, nguy cơ dịch chồng dịch

Khó đạt chuẩn quốc tế khi người bệnh còn phải tự mua thiết bị, vật tư y tế

Bước vào kỷ nguyên vươn mình, nhiều lãnh đạo Bộ Y tế cho rằng các bệnh viện phải áp dụng những tiêu chuẩn chất lượng quốc tế để đạt được sự an toàn, hài lòng cho người bệnh.

Khó đạt chuẩn quốc tế khi người bệnh còn phải tự mua thiết bị, vật tư y tế

Bệnh nhi ung thư mừng sinh nhật trong bệnh viện, ước mơ khỏi bệnh thành bác sĩ

Đó là ước mơ của em L.K.N. (7 tuổi) chia sẻ cùng tình nguyện viên chương trình 'Ước mơ của Thúy', diễn ra chiều 22-5 tại Bệnh viện Ung bướu cơ sở 2, TP Thủ Đức.

Bệnh nhi ung thư mừng sinh nhật trong bệnh viện, ước mơ khỏi bệnh thành bác sĩ

Liên thông bệnh án điện tử ở Khánh Hòa để giảm thủ tục giấy tờ cho bệnh nhân

Tỉnh Khánh Hòa vừa có kế hoạch thực hiện hồ sơ bệnh án điện tử tại tất cả bệnh viện, trung tâm y tế, cơ sở khám chữa bệnh công, tư trên địa bàn tỉnh, để kết nối liên thông với nhau và với các bệnh viện tuyến trên.

Liên thông bệnh án điện tử ở Khánh Hòa để giảm thủ tục giấy tờ cho bệnh nhân

Đề xuất trạm y tế xã có đầy đủ các khoa như ‘bệnh viện mini’

Bộ Y tế đang dự thảo thông tư hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ của trạm y tế xã, phường tương tự một bệnh viện thu nhỏ.

Đề xuất trạm y tế xã có đầy đủ các khoa như ‘bệnh viện mini’
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar