31/05/2017 10:29 GMT+7

Lễ ra trường - một hoạt động giáo dục đầy xúc cảm

NGUYỄN HOÀNG CHƯƠNG
NGUYỄN HOÀNG CHƯƠNG

TTO - Mấy ngày qua, báo chí đưa nhiều thông tin cùng hình ảnh về lễ ra trường của một số trường phổ thông trên cả nước. Nhớ về thầy cô, tri ân cha mẹ, lưu luyến bè bạn, và cả thoải mái nghịch phá là những nét chung mà tôi cảm nhận được trong lễ ra trường này.

Nước mắt ngày chia tay của các nữ sinh lớp 12 - Ảnh: CTV

Dâng lên trong lòng những người tham dự buổi lễ ra trường là bao suy nghĩ, ngổn ngang cảm xúc thật khó nói hết. Lòng biết ơn, sự thứ tha, sự tiếc nuối... đã làm cho nhiều người dự lễ ra trường khó cầm được nước mắt. Nhưng nước mắt sẽ chóng khô, bởi lễ ra trường không chỉ có những nốt trầm mà có cả những hoạt động tươi vui, sôi nổi.

Khó có thể có một hoạt động của nhà trường đáp ứng mọi mong mỏi của chúng ta. Có điều, ai cũng mong từng hoạt động của nhà trường có thể giúp học sinh thay đổi tích cực, làm nền tảng để các em trưởng thành sau khi ra trường.

Vì thế, có lẽ cũng không nên gán cho lễ ra trường nhiều sứ mạng lớn lao quá! Miễn sao hoạt động ấy không cầu kỳ, vẽ vời, sáo rỗng hoặc chỉ làm qua loa cho xong.

Tuyệt nhiên, đừng bày ra tiệc tùng trong thầy cô, phụ huynh, học sinh lớp 12. Nhất là việc sử dụng rượu bia, rượu vào lời ra, những tiếng “dzô” sẽ làm xấu đi hình ảnh buổi lễ ra trường vốn luôn được coi là trắng trong, đẹp đẽ, dễ thương của tuổi học trò.

Tính mới, độc đáo trong buổi lễ ra trường sẽ tùy thuộc từng nhà trường, về điều kiện tổ chức, kỹ năng sinh hoạt của thầy trò, tập quán của địa phương... Chia sẻ kinh nghiệm tổ chức lễ ra trường (thông qua báo chí, trường học kết nối, Facebook...) là điều nên làm.

Lễ ra trường - thêm một dịp để thầy cô, cha mẹ, học sinh nhìn lại chặng đường đã qua; chia sẻ kỷ niệm buồn vui ở học đường, trong gia đình; chia sẻ những mong ước cho tương lai để tất cả cùng thông cảm, hiểu nhau nhiều hơn; giúp nhau hoạch định cho ngày tới.

Mai này rồi sẽ có kẻ nhớ, người quên về lễ ra trường; sẽ có người thành công, có người vấp ngã; có hạnh phúc và cả những đau khổ tột cùng. Đường đời muôn nẻo xa gần, một lúc nào đó được “ngồi lại bên nhau này bạn thân ơi” để có thể vẫn cười, khóc, hàn huyên; có chia sẻ tự hào, có lặng lẽ dõi theo, và có cả ai đó tránh gặp mặt trong kỳ họp lớp, họp trường của cựu học sinh.

Có hay không lễ ra trường thì xưa nay vẫn thế: gia đình, nhà trường, xã hội - ví như một dòng sông - có khúc chảy lượn lờ, có khúc chảy xiết, có cả những vũng xoáy; lúc dữ dội, lúc lặng im. Nhưng những cảm xúc mà bao thế hệ học sinh đã trải qua trong buổi lễ ra trường, tôi vẫn nghĩ đó sẽ mãi là những kỷ niệm thật đáng trân trọng để cất giữ trong tim của mỗi người.

NGUYỄN HOÀNG CHƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông xét điểm 4 kỳ thi riêng

Năm 2025, Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông lần đầu sử dụng kết quả bài thi đánh giá năng lực do Trường đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức; thí sinh đoạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh, quốc gia được cộng điểm thưởng từ 1 - 3 điểm.

Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông xét điểm 4 kỳ thi riêng

Tập thể trường tiểu học 'kêu cứu' vì bị buộc bồi thường, nhận lại bảo vệ cũ

Một trường tiểu học ở Kiên Giang đang kêu cứu khẩn cấp trước bản án của tòa án buộc phải nhận lại bảo vệ cũ, đồng thời bồi thường một khoản tiền lớn. Thậm chí cơ quan thi hành án cho biết sẽ cưỡng chế nếu không thực hiện.

Tập thể trường tiểu học 'kêu cứu' vì bị buộc bồi thường, nhận lại bảo vệ cũ

Không phải đại học có cấp bậc cao hơn trường đại học

Khái niệm 'đại học' và 'trường đại học' tiếp tục được nhiều lãnh đạo trường đại học đưa ra bàn luận tại hội thảo lấy ý kiến chính sách xây dựng Luật Giáo dục đại học (sửa đổi), diễn ra tại TP.HCM.

Không phải đại học có cấp bậc cao hơn trường đại học

Trẻ em và học sinh chưa có căn cước công dân, VNeID, sử dụng thẻ bảo hiểm y tế thế nào?

Trẻ em và học sinh chưa có căn cước công dân, VNeID thì sử dụng thẻ bảo hiểm y tế thế nào?

Trẻ em và học sinh chưa có căn cước công dân, VNeID, sử dụng thẻ bảo hiểm y tế thế nào?

Đạt tối thiểu 24 điểm 3 môn mới được xét tuyển ngành vi mạch bán dẫn

Theo chuẩn đầu vào ngành vi mạch bán dẫn trình độ đại học, thí sinh xét điểm thi tốt nghiệp THPT phải có môn toán đạt ít nhất 8 điểm, tổng điểm 3 môn xét tuyển tối thiểu từ 24 điểm.

Đạt tối thiểu 24 điểm 3 môn mới được xét tuyển ngành vi mạch bán dẫn

Quảng cáo lừa nâng điểm, bán 'phao thi VIP' tràn lan trên mạng

Công an tỉnh Đắk Lắk cảnh báo các chiêu trò lừa nâng điểm, bán 'phao thi VIP' tràn lan trước kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 để thí sinh, người nhà nhận diện, phòng tránh rủi ro.

Quảng cáo lừa nâng điểm, bán 'phao thi VIP' tràn lan trên mạng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar