11/09/2022 11:11 GMT+7

Lệ phí xét tuyển nộp mãi không được

TRẦN HUỲNH
TRẦN HUỲNH

TTO - Sáng 10-9, Bộ GD-ĐT phát đi thông cáo cho biết 'bộ tiếp tục mở hệ thống thanh toán lệ phí tuyển sinh trực tuyến từ ngày 10-9 đến 17h ngày 13-9'.

Lệ phí xét tuyển nộp mãi không được - Ảnh 1.

Thí sinh tìm hiểu việc xét tuyển bằng học bạ tại Trường đại học quốc tế Hồng Bàng, quận Bình Thạnh, TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Các thí sinh có đăng ký nguyện vọng xét tuyển theo phương thức sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT "lưu ý hoàn thành trách nhiệm thanh toán lệ phí tuyển sinh theo quy định".

Nộp mãi không được, không biết làm sao

Chiều cùng ngày, phóng viên Tuổi Trẻ liên hệ lại một số thí sinh không nộp được lệ phí xét tuyển. Những thí sinh này chưa biết thông tin Bộ GD-ĐT mở lại hệ thống thanh toán lệ phí tuyển sinh trực tuyến. 

Nhận được tin báo, thí sinh B.D. (Đắk Lắk) nhờ người quen có tài khoản ngân hàng và đăng nhập ngay hệ thống để nộp lệ phí nhưng vẫn không được.

B.D. cho hay: "Tôi làm theo hướng dẫn đến bước thấy thông tin về nguyện vọng đã đăng ký, số tiền cần phải thanh toán, nhưng vẫn không có chữ "Xác nhận thanh toán" ở bên dưới. Thật sự tôi không biết mình thao tác sai chỗ nào. Hôm trước cũng bị y như thế này mà tôi không thể nộp lệ phí trực tuyến được".

Trong khi đó, chị Phùng Thùy Trang (phụ huynh ở Hà Nam) cho biết: "Con tôi đăng ký nguyện vọng xét tuyển trên hệ thống của Bộ GD-ĐT, do không có điện thoại thông minh nên phải nhờ bạn thanh toán giúp nhưng vẫn chưa được. Nay bộ cho phép nộp phí trở lại nhưng vẫn cứ lóng ngóng, thanh toán mãi không được... 

Mong bộ xem xét cho nộp lệ phí trực tiếp sau hay thế nào chứ giờ không được xét tuyển thì uổng phí 12 năm ăn học" - chị Trang bày tỏ.

Nên xét tuyển cho thí sinh chưa nộp lệ phí

Theo ông Đỗ Văn Dũng - nguyên hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, với thực tế của tuyển sinh đại học năm nay, thí sinh nào rành công nghệ, có đủ điều kiện, nắm rõ thông tin, biết được các quy trình trong đăng ký nguyện vọng và nộp lệ phí xét tuyển trực tuyến thì đều đã hoàn thành mọi thủ tục theo quy định của Bộ GD-ĐT từ sớm.

"Trong khi đó số thí sinh không đăng ký nguyện vọng trực tuyến trước đây, cũng như nhiều thí sinh chưa nộp lệ phí xét tuyển hiện nay hầu hết đều không rành các bước đăng ký, không rành công nghệ, không nắm được thông tin. 

Nhiều phụ huynh thậm chí phải nhờ người thân ở thành phố lớn chuyển tiền giùm rồi họ quên. 

Do vậy dù bộ mở lại hệ thống thêm gần ba ngày để thí sinh nộp lệ phí nhưng theo tôi, cách này vẫn không giải quyết được vấn đề cốt lõi. Tôi cho rằng những thí sinh gặp khó khăn trong đăng ký xét tuyển và nộp lệ phí trực tuyến phần lớn đều khó khăn, ở vùng sâu vùng xa. 

Các em không có điện thoại thông minh, máy tính, tài khoản ngân hàng, ví điện tử... để thanh toán trực tuyến. Những trường hợp này ngành giáo dục phải giúp đỡ các em" - ông Dũng kiến nghị.

Đồng thời ông Dũng cũng đề xuất: "Bộ GD-ĐT cứ xét tuyển cho tất cả thí sinh đã đăng ký nguyện vọng xét tuyển trên hệ thống, dù các em đã nộp hay chưa nộp lệ phí. Khi nào các em trúng tuyển nộp lệ phí xét tuyển sau tại trường (các trường thu hộ). 

Rất nhiều em ở vùng khó khăn vào đại học với ước mơ đổi đời, đừng để chỉ vì vài chục ngàn đồng lệ phí xét tuyển mà làm lỡ mất tương lai các em".

Mở lại hệ thống chưa chắc thí sinh biết thông tin

Ông Hứa Minh Tuấn - chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong tuyển sinh đại học - cho rằng việc áp dụng hình thức thanh toán lệ phí xét tuyển trực tuyến trên quy mô lớn cho tất cả thí sinh cả nước với mặt bằng phát triển các địa phương khác nhau thì cần phải có lộ trình và thời gian phổ biến thông tin, hướng dẫn cho học sinh.

Chỉ riêng quy trình thanh toán lệ phí đăng ký nguyện vọng xét tuyển năm nay, Bộ GD-ĐT đã có 5 điều chỉnh thời gian, quy định. Chính việc này gây ra khó khăn cho thí sinh.

"Theo tôi, bộ nên xét tuyển luôn cho tất cả thí sinh chưa nộp lệ phí, sau này các em nhập học trường nào đến đó nộp tiền. Các trường sẽ thu hộ cho bộ. Chứ bộ mở lại hệ thống nhưng chưa chắc tất cả thí sinh chưa nộp lệ phí nhận được thông tin này để thực hiện", ông Tuấn nói.

Làm gì để thí sinh không mất cơ hội xét tuyển do chậm nộp lệ phí?

TTO - Đối với các thí sinh chưa nộp lệ phí xét tuyển, Bộ GD-ĐT nói sẽ có phương án tạo điều kiện cho thí sinh, song đến nay vẫn chưa cho biết 'phương án' đó là gì. Trong khi đó chuyên gia đề nghị cho thí sinh đóng tiền cho trường theo cơ chế thu hộ.

TRẦN HUỲNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Trường đại học Bách khoa TP.HCM mở phân hiệu tại Khánh Hòa

Tỉnh Khánh Hòa hợp tác với Trường đại học Bách khoa TP.HCM, mở ra cơ hội đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật ở địa phương.

Trường đại học Bách khoa TP.HCM mở phân hiệu tại Khánh Hòa

Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông xét điểm 4 kỳ thi riêng

Năm 2025, Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông lần đầu sử dụng kết quả bài thi đánh giá năng lực do Trường đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức; thí sinh đoạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh, quốc gia được cộng điểm thưởng từ 1 - 3 điểm.

Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông xét điểm 4 kỳ thi riêng

Tập thể trường tiểu học 'kêu cứu' vì bị buộc bồi thường, nhận lại bảo vệ cũ

Một trường tiểu học ở Kiên Giang đang kêu cứu khẩn cấp trước bản án của tòa án buộc phải nhận lại bảo vệ cũ, đồng thời bồi thường một khoản tiền lớn. Thậm chí cơ quan thi hành án cho biết sẽ cưỡng chế nếu không thực hiện.

Tập thể trường tiểu học 'kêu cứu' vì bị buộc bồi thường, nhận lại bảo vệ cũ

Không phải đại học có cấp bậc cao hơn trường đại học

Khái niệm 'đại học' và 'trường đại học' tiếp tục được nhiều lãnh đạo trường đại học đưa ra bàn luận tại hội thảo lấy ý kiến chính sách xây dựng Luật Giáo dục đại học (sửa đổi), diễn ra tại TP.HCM.

Không phải đại học có cấp bậc cao hơn trường đại học

Trẻ em và học sinh chưa có căn cước công dân, VNeID, sử dụng thẻ bảo hiểm y tế thế nào?

Trẻ em và học sinh chưa có căn cước công dân, VNeID thì sử dụng thẻ bảo hiểm y tế thế nào?

Trẻ em và học sinh chưa có căn cước công dân, VNeID, sử dụng thẻ bảo hiểm y tế thế nào?

Đạt tối thiểu 24 điểm 3 môn mới được xét tuyển ngành vi mạch bán dẫn

Theo chuẩn đầu vào ngành vi mạch bán dẫn trình độ đại học, thí sinh xét điểm thi tốt nghiệp THPT phải có môn toán đạt ít nhất 8 điểm, tổng điểm 3 môn xét tuyển tối thiểu từ 24 điểm.

Đạt tối thiểu 24 điểm 3 môn mới được xét tuyển ngành vi mạch bán dẫn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar