29/08/2019 09:43 GMT+7
Trở lại chủ đề

Lễ khai giảng đón ai, sao tuần nào cũng bắt học sinh tập... khai giảng (!?)

KHƯƠNG XUÂN
KHƯƠNG XUÂN

TTO - Bốn tuần qua, tuần nào con tôi và các bạn cũng có buổi tập khai giảng năm học mới ngoài sân trường. Các con phải làm theo mệnh lệnh cô: Đứng lên - ngồi xuống, đưa tay trái - phải lên, và vỗ tay sau khi cô đọc 'chào mừng các đại biểu'...

Lễ khai giảng đón ai, sao tuần nào cũng bắt học sinh tập... khai giảng (!?) - Ảnh 1.

Tôi tự hỏi có nhất thiết mỗi năm lại tập dượt tốn bao mồ hôi công sức của thầy trò để làm lễ khai giảng? - Minh họa: SA TẾ

"Mỗi ngày đến trường là một ngày vui" là dòng chữ ghi trên cổng trường tiểu học của con tôi. Thế nhưng làm sao để mỗi ngày đến trường đều vui vẻ, trong đó có buổi lễ khai giảng, có lẽ vẫn là niềm mơ ước với trẻ thơ, cha mẹ và thậm chí cả các thầy cô giáo.

Con tôi 6 tuổi và tháng 9 này sẽ chính thức vào lớp 1 trong một trường công lập của Hà Nội. Thế nhưng để chuẩn bị cho việc vào lớp 1, các con bắt đầu đi học làm quen với nề nếp của trường tiểu học từ ngày 1-8, tuần 3 ngày học từ 8h-16h30.

Suốt bốn tuần qua, tuần nào các con cũng có buổi tập cho lễ khai giảng năm học mới ngoài sân trường. Hà Nội gần đây có ngày mới 7h sáng trời đã nắng nóng, nên việc các con ra sân tập cho lễ khai giảng vô cùng vất vả.

Hôm nay, con tôi háo hức nói mẹ cho mặc đồng phục trường theo yêu cầu của cô giáo để đi tập lễ khai giảng. Khi thấy con xuất hiện, cô giáo chủ nhiệm ngay lập tức đến gần để giúp con "đóng thùng", xếp ghế cho con ngồi và dặn dò làm theo lời cô giáo trên loa.

Như những "chú cún", tất cả bọn trẻ chuẩn bị vào lớp 1 ngồi ngáp ngắn dài vì mới 7h30 sáng, đứa thì khóc vì còn chưa quen việc đi học tiểu học, có đứa chành chọe nhau.

Khai giảng là một khái niệm mới mẻ mà các con chưa hiểu rõ. Với những cô bé, cậu bé 6 tuổi, nhiều đứa sau một tháng đến trường vẫn còn khóc vì chưa quen. Có đứa như con tôi, cô giáo thường phải đi tìm mỗi lần con xin ra ngoài đi vệ sinh vì nếu không con sẽ nghịch nước hoặc đi lang thang ngoài sân chơi...

Học nề nếp, học chữ thật mới mẻ với các con, chứ chưa nói đến khái niệm thế nào là khai giảng, hiểu ý nghĩa các bài phát biểu hay sự xuất hiện của một vị lãnh đạo nào đó trong buổi lễ này. Thế nhưng những buổi tập trên loa phát thanh cô giáo liên tục hô vang các mệnh lệnh yêu cầu các con: đứng lên - ngồi xuống, đưa tay trái - phải lên, vỗ tay sau khi cô đọc nồng nhiệt chào mừng các đại biểu đến dự lễ khai giảng với nhà trường...

Khi tôi hỏi rằng con có thích tập thế này không thì con trả lời: "Chán ngắt, con chỉ thích chơi thôi". Thế nhưng theo lịch nhà trường công bố, sáng 4-9 các con sẽ có tổng duyệt cả buổi sáng để cho buổi lễ khai giảng chính thức 5-9.

Lễ khai giảng đón ai, sao tuần nào cũng bắt học sinh tập... khai giảng (!?) - Ảnh 2.

Học sinh lớp 1 trong lễ khai giảng năm học 2018-2019 tại một trường tiểu học ở TP.HCM. Sau lễ khai giảng ngắn gọn, nhà trường đã tổ chức rất nhiều trò chơi cho các em - Ảnh: NHƯ HÙNG

Cũng là học sinh gần 30 năm trước, không thích thú gì với những buổi lễ khai giảng hình thức, tẻ nhạt, khi chứng kiến cảnh con mình và các bé khác tập luyện cho lễ khai giảng, trong lòng tôi thật nhiều suy tư, trăn trở. Tôi tự hỏi có nhất thiết mỗi năm lại tập dượt tốn bao mồ hôi công sức của thầy trò để làm lễ khai giảng?

Tôi nghĩ rằng các thầy cô, các bậc lãnh đạo nên là người chào đón các con được vào lớp 1 hay lên lớp mới, chứ sao lại bắt các con vất vả để làm cái lễ to tướng, thể hiện sự trân trọng của các con với các đại biểu đến dự lễ khai giảng. Lễ khai giảng như hiện nay là dành cho học sinh, hay là để phục vụ sự xuất hiện của ai?

Thi thoảng trên các phim Mỹ có đoạn học sinh trở lại trường học sau kỳ nghỉ hè, gọi là First student day, tôi thấy trong ngày này từ hiệu trưởng đến các thầy cô mỗi người đều cầm tấm bảng với những dòng chữ đáng yêu: I am happy you are here, welcome back school, best day... (tạm dịch: Thầy cô rất hạnh phúc khi em ở đây, chào mừng các em trở lại trường, một ngày tươi đẹp nhất...) để mừng các con đến trường. Thế rồi cả thầy và trò cùng nhau cảm thấy thật vui vẻ, vậy là xong.

Và rồi tôi lại tự đặt câu hỏi có khi nào những nhà quản lý giáo dục nghĩ đến việc thay đổi để thầy và trò đỡ tốn thời gian, công sức cho một buổi lễ phô trương, hình thức?

Các con đến trường, cái chúng cần là những bài học bổ ích, giờ chơi thể thao rộn tiếng cười để rèn tính kỷ luật, tinh thần đồng đội, hay những lời động viên - dạy bảo đúng lúc của thầy cô. Những điều đó mới giúp các con có niềm vui, hạnh phúc mỗi ngày đến trường, chứ không phải là lễ khai giảng.

Thăm dò ý kiến

Lễ khai giảng hiện nay bị đánh giá là quá hình thức, không ý nghĩa khi học sinh đi học xong mới khai giảng. Theo bạn, nên:

Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.

Khai giảng, sao cứ chỉ lo phông màn, loa đài?

TTO - Ngoài những bạn được lựa chọn diễn văn nghệ thì phần lớn cảm thấy mình bị "ra rìa", là người ngoài cuộc, không quan trọng. Đâu đó vẫn có những lễ khai giảng mà nhiều bạn nhỏ sốt ruột muốn về.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Những đứa trẻ 'lên đỉnh Mã Pí Lèng'

Dự án dạy tiếng Anh trực tuyến cho gần 2.600 học sinh tiểu học ở Mèo Vạc (Hà Giang) do nhà giáo Nguyễn Xuân Khang hỗ trợ vừa khép lại với một cuộc thi đầy ý nghĩa: "Đường lên đỉnh Mã Pí Lèng".

Những đứa trẻ 'lên đỉnh Mã Pí Lèng'

Nam sinh lớp 6 đuối nước mất tích, công an phát thông báo tìm kiếm

Nam sinh lớp 6 trong lúc cùng bạn ra bờ sông chơi không may bị đuối nước, lực lượng chức năng cùng gia đình tìm kiếm hơn một ngày qua.

Nam sinh lớp 6 đuối nước mất tích, công an phát thông báo tìm kiếm

Nhà trường tham quan, dã ngoại cuối năm học bằng tiền tự đóng góp, sao bị dừng?

Nhiều trường học ở Ninh Thuận bị yêu cầu dừng tổ chức tham quan, du lịch ngoài tỉnh sau khi kết thúc năm học 2024-2025 do chỉ đạo của tỉnh.

Nhà trường tham quan, dã ngoại cuối năm học bằng tiền tự đóng góp, sao bị dừng?

Bộ Giáo dục lý giải 'học sinh đạt 8 điểm toán mới được học vi mạch bán dẫn'

Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu môn toán ít nhất phải đạt 8 điểm mới được học vi mạch bán dẫn, điều này có thật sự cần thiết?

Bộ Giáo dục lý giải 'học sinh đạt 8 điểm toán mới được học vi mạch bán dẫn'

Thêm nhiều giáo sư từ Đại học Oxford, Harvard, Tours thỉnh giảng tại Đại học Quốc gia TP.HCM

Đại học Quốc gia TP.HCM mời thêm 12 giáo sư và chuyên gia quốc tế từ nhiều đại học, viện nghiên cứu hàng đầu thế giới làm giáo sư thỉnh giảng.

Thêm nhiều giáo sư từ Đại học Oxford, Harvard, Tours thỉnh giảng tại Đại học Quốc gia TP.HCM

Chủ tịch Quảng Bình chỉ đạo khẩn vụ bữa ăn bán trú bị đánh thuế 2 lần

Ông Trần Phong, chủ tịch UBND tỉnh, vừa có chỉ đạo liên quan vụ bữa ăn bán trú của học sinh mầm non và tiểu học công lập phải nộp thuế 2 lần.

Chủ tịch Quảng Bình chỉ đạo khẩn vụ bữa ăn bán trú bị đánh thuế 2 lần
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar