khai ấn
Hàng vạn du khách và nhân dân địa phương đã đổ về đền Trần dự lễ khai ấn cầu cho quốc thái dân an, thiên hạ thái bình.

TTO - Tình hình dịch COVID-19 vẫn tiềm ẩn nguy cơ lây lan nên UBND tỉnh Nam Định quyết định tiếp tục dừng, không tổ chức lễ hội khai ấn tại đền Trần trong dịp xuân Nhâm Dần 2022.

TTO - Mấy năm gần đây, không chỉ đền Trần Nam Định (phát ấn đêm 14 rạng sáng 15 tháng giêng), nhiều địa phương cũng đồng loạt tổ chức khai ấn, phát ấn đầu xuân.

TTO - Hình ảnh biển người chen lấn, hỗn loạn, cướp lộc, thét gào xin ấn... diễn ra tại lễ khai ấn đền Trần những năm gần đây (2011-2016). Xem infographic bên dưới.

TT - Khai ấn đền Trần có nguồn gốc văn hóa cao, là ngày hội thể hiện tính nghiêm chỉnh của một triều vua thịnh trị. Đến ngày 15 tháng giêng, vua Trần mở hội khai ấn, tuyên bố chấm dứt chuỗi ngày ăn tết việc nước việc dân bị bỏ bê, chểnh mảng. Sau ngày này, kỷ luật được thiết lập lại, ai về việc nấy, lo quốc thái dân an.

TT - Lễ hội đền Trần năm nay được chờ đợi sẽ diễn ra nghiêm minh, chặt chẽ và ổn định hơn. Song tất cả chỉ là mơ ước.

TTO - Ngay sau khi mua được ấn trong đền Trần (phường Lộc Vượng, TP Nam Định) sáng sớm 14-2, lập tức nhiều người mang ra cổng “phe” với giá lên đến 50.000 đồng/ấn.

TTO - Đúng 7g sáng nay 14-2 (15 tháng giêng), đền Trần (phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định) bắt đầu phát ấn. Từ chiều 13-2, hàng vạn du khách khắp nơi đã đổ về đền làm lễ và chờ xin được ấn cầu may mắn.

TT - Nỗ lực giải thiêng ấn đền Trần (Nam Định) dường như vẫn chưa mang lại kết quả khả quan khi đêm 14 rạng 15 tháng giêng (23 và 24-2), để “lấy may”, hàng vạn người đã xô đẩy, giẫm đạp lên nhau, chửi thề văng tục hòng có ấn đền Trần sớm hơn người khác.

TTO - Chen lấn, xô đẩy, trèo qua hàng rào… vẫn là những hình ảnh chưa bao giờ cũ ở lễ khai ấn đền Trần (Nam Định). Một khuôn viên hẹp nhưng thu hút hàng vạn người trong một đêm duy nhất - 14 tháng giêng.
