20/11/2018 19:59 GMT+7

Lễ hội toilet: Chuyện dị thường hay yêu cầu của văn minh?

HIỀN THƯƠNG
HIỀN THƯƠNG

TTO - Lễ hội toilet - cái tên gọi khiến người ta dễ liên tưởng, dễ buồn cười mà nhận xét 'đúng là trên đời này chẳng có gì là không thể xảy ra'. Thế nhưng, đằng sau cái tên gọi ấy lại là một câu chuyện về cuộc sống văn minh.

Lễ hội toilet: Chuyện dị thường hay yêu cầu của văn minh? - Ảnh 1.

"Khi tự nhiên kêu gọi…" thông điệp của Ngày nhà vệ sinh thế giới - Ảnh: worldtoiletday

"Khi tự nhiên kêu gọi, chúng ta phải lắng nghe và hành động" là slogan của Ngày nhà vệ sinh thế giới năm 2018 (World Toilet Day). Thông điệp đặt ra yêu cầu với xã hội là phải cùng chung tay bảo vệ môi trường và hướng đến cuộc sống văn minh, tốt đẹp hơn.

Quay trở lại mốc thời điểm năm 2001, khi ngày 19-11 lần đầu tiên được lựa chọn trở thành Ngày nhà vệ sinh thế giới, đó là nỗ lực của những nhà trí thức đấu tranh để xây dựng một xã hội văn minh.

Hãy lấy ở Ấn Độ ra làm một ví dụ điển hình. Lễ hội được hình thành ở trên bối cảnh rất nhiều nơi ở Ấn Độ thiếu nhà vệ sinh công cộng. Việc tiểu tiện, đại tiện ở ngoài đường/ngoài đồng đã thành thói quen của người dân ở làng quê và thậm chí cả ở những thành phố lớn.

Lễ hội toilet: Chuyện dị thường hay yêu cầu của văn minh? - Ảnh 2.

Hình ảnh trong Lễ hội toilet tại New Delhi năm 2014 - Ảnh: Baidu

Một nhà vệ sinh công cộng sạch sẽ, an toàn là nhu cầu cần thiết đối với người dân, nhưng không phải ở đâu người ta cũng quan tâm đến nhu cầu tối thiểu này. Giáo sư Arjun Apadurai trong một nghiên cứu của mình đã chỉ ra Lễ hội toilet ở Ấn Độ là đại diện cho sự phát triển, tiến bộ về nhận thức của người dân.

Tương phản với sự nghèo đói và lạc hậu - nhà vệ sinh được xem như một biểu trưng của cuộc sống hiện đại văn minh. Giáo sư Arjun Appadurai cho rằng khi trình độ nhận thức của người dân Ấn Độ được nâng cao thì Lễ hội toilet ra đời chính là thể hiện cho khát vọng vươn đến một cuộc sống tốt đẹp hơn của họ.

Khi nói về Lễ hội toilet, giáo sư Arjun Apadurai nhấn mạnh về bối cảnh ở Mumbai - thành phố đông dân nhất ở Ấn Độ. Ở thành phố này người ta từng quen với việc thiếu hụt nhà vệ sinh công cộng đến nỗi đàn ông, đàn bà, trẻ em đều phóng uế ở đường phố khi có nhu cầu.

Đó là nỗi đau, là sự sỉ nhục, khi những hành động riêng tư cá nhân buộc phải thực hiện ở chốn công cộng. Đó cũng thể hiện sự thiếu quan tâm đến việc nâng cao chất lượng dịch vụ công cộng phục vụ người dân của chính quyền.

Giáo sư Arjun Apadurai đặc biệt nhấn mạnh đến sự cần thiết của nhà vệ sinh công cộng như là cách để bảo vệ sự an toàn, tự tôn cho người dân thành phố, nhất là đối với phụ nữ và trẻ em.

Lễ hội toilet: Chuyện dị thường hay yêu cầu của văn minh? - Ảnh 3.

Nhà vệ sinh công cộng cần có sự sạch sẽ, an toàn và phân biệt khu vực theo giới tính - Ảnh: Baidu

Nói đến Lễ hội toilet ở Ấn Độ cần phải nói đến tiến sĩ Bindeshwar Pathak, nhà nghiên cứu về xã hội học tiên phong trong phong trào kêu gọi đòi hỏi chính quyền đất nước quan tâm đến việc xây dựng nhà vệ sinh công cộng cho người dân.

Ông dành gần 40 năm để xây dựng và phát động phong trào này tại Ấn Độ, đồng thời cũng là người xây dựng ý tưởng về việc tổ chức một Lễ hội toilet với các hoạt động như trưng bày triển lãm, hội thảo, diễn thuyết… tất cả vì một hành động chung nhằm xây dựng một cuộc sống văn minh hơn ở Ấn Độ.

Sự kiện văn hóa xã hội này, đã có những kết quả tích cực, đặc biệt là nhận được sự quan tâm của chính quyền thành phố, ví dụ như người ta xây dựng nhiều hơn những nhà vệ sinh công cộng, quan tâm hơn đến số lượng và chất lượng dịch vụ của những khu vệ sinh đó.

Ở Mumbai, Lễ hội toilet trở thành một lễ hội mang tính thường niên, lễ hội này còn được tổ chức tại nhiều thành phố khác của Ấn Độ. Năm 2014, Lễ hội toilet được tổ chức tại New Delhi - thủ đô của Ấn Độ, đồng thời thành phố này còn xây dựng một bảo tàng nhà vệ sinh.

Lễ hội toilet: Chuyện dị thường hay yêu cầu của văn minh? - Ảnh 4.

Các biểu tượng thường thấy của nhà vệ sinh công cộng - Ảnh: Baidu

Nhà vệ sinh điều mà người ta coi như chuyện thường ngày không đáng để bàn luận lại được khá nhiều nhà nghiên cứu về văn hóa xã hội quan tâm nghiên cứu như một đề tài quan trọng.

Họ chỉ ra ở đằng sau một nhà vệ sinh công cộng sạch sẽ, an toàn, một nhà vệ sinh có sự phân biệt rõ ràng về giới tính, một nhà vệ sinh có khu vực dành riêng cho người khuyết tật… là những việc nhằm thể hiện cho một cuộc sống văn minh, thể hiện cho tinh thần nhân văn của xã hội.

Để nhằm thu hút sự quan tâm của quần chúng, lễ hội này có rất nhiều hoạt động như: hội thảo khoa học, trưng bày triển lãm mô hình nhà vệ sinh, cuộc thi vẽ tranh chủ để nhà vệ sinh, các buổi hòa nhạc hoặc âm nhạc đường phố, diễu hành đường phố...

Lễ hội toilet tổ chức đúng vào ngày 19-11, thường tổ chức từ một ngày đến ba ngày tùy theo từng năm. Lễ hội toilet đặc biệt thu hút sự quan tâm của giới trẻ ở Ấn Độ.

TTO - Nhà vệ sinh là vấn đề lớn khiến Ấn Độ tốn khoảng 166 tỉ USD mỗi năm cho các vấn đề về vệ sinh, bệnh tật và chất lượng công việc của lao động.

HIỀN THƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Khi ngồi thiền, bạn là một người bình thường và cũng là Phật

Thiền sư Shunryu Suzuki, người gieo hạt mầm thiền Tào Động tại phương Tây, đã giảng rằng khi ta có được một sự yên bình trọn vẹn trong thực hành thiền, ta không chỉ là ta nữa mà là cả thế giới, toàn thể vũ trụ và là một vị Phật.

Khi ngồi thiền, bạn là một người bình thường và cũng là Phật

Tạm dừng tu bổ 5 biệt thự khu lầu Bảo Đại ở Nha Trang do vướng pháp lý

5 biệt thự tại khu lầu Bảo Đại ở Cầu Đá (TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) tạm dừng tu bổ, do cơ quan chức năng đang làm việc với chủ đầu tư để gỡ vướng pháp lý.

Tạm dừng tu bổ 5 biệt thự khu lầu Bảo Đại ở Nha Trang do vướng pháp lý

Diễn viên Mai Châu, bà Nghị Quế của điện ảnh Việt Nam, qua đời

Diễn viên Mai Châu - người gây ấn tượng với vai bà Nghị Quế trong phim Chị Dậu - qua đời ở tuổi 98 lúc 3h10 sáng 24-5.

Diễn viên Mai Châu, bà Nghị Quế của điện ảnh Việt Nam, qua đời

Không có người, vũ trụ sẽ thiếu những câu chuyện sâu sắc

Trong một buổi giao lưu về sách Bạn là vũ trụ, nhà nghiên cứu Nhật Chiêu cho rằng vũ trụ là đại dương và con người là những ngọn sóng nhấp nhô. Ý thức của con người góp phần định hình nên vũ trụ.

Không có người, vũ trụ sẽ thiếu những câu chuyện sâu sắc

Tìm kiếm dấu tích xá lợi Phật hoàng Trần Nhân Tông

Trong khi xá lợi Đức Phật từ Ấn Độ được người Việt rất quan tâm, nhiều người không biết Việt Nam cũng có hộp xá lợi được cho là của Phật hoàng Trần Nhân Tông.

Tìm kiếm dấu tích xá lợi Phật hoàng Trần Nhân Tông

Tâm lý sính ngoại của người Việt sẽ giảm đi

PGS.TS.KTS Vũ Hồng Cương cho rằng trong lĩnh vực nội thất, kiến trúc, tâm lý sính ngoại của người Việt sẽ giảm đi, những lâu đài giả cổ nguy nga, những công trình nhại kiến trúc Pháp ít dần, thay bằng những công trình hiện đại.

Tâm lý sính ngoại của người Việt sẽ giảm đi
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar