03/08/2019 12:42 GMT+7

Lấy xương cá mắc cả tháng trong phế quản bệnh nhi người Lào

NHẬT LINH
NHẬT LINH

TTO - Một bệnh nhi người Lào bị hóc xương cá trong phế quản hơn một tháng đã được các bác sĩ ở Bệnh viện Trung ương Huế phẫu thuật nội soi để lấy ra.

Lấy xương cá mắc cả tháng trong phế quản bệnh nhi người Lào - Ảnh 1.

Các bác sĩ ở Bệnh viện Trung ương Huế đang tiến hành nội soi lấy xương cá mắc trong phế quản hơn 1 tháng cho bệnh nhi Chon. - Ảnh: NHẬT TÂN

Ngày 3-8, tin từ Bệnh viện Trung ương Huế, cho biết vừa phẫu thuật thành công lấy di vật là xương cá trê mắc trong đường thở của một bệnh nhi hơn 1 tháng.

Theo đó, bệnh nhi tên Chon (10 tuổi, huyện Sepon, tỉnh Savanakhet, Lào) bị mắc xương cá trê trong phế quản vì sặc thức ăn. Ban đầu, Chon không biết bị mắc xương nên đã khạc nhổ liên tục.

3 tuần sau, Chon bị ho ra máu, có đi khám và điều trị ở Bệnh viện huyện Sepon (Lào) nhưng không chẩn đoán ra bệnh. Sau đó, Chon được đưa vào một bệnh viện tại tỉnh Quảng Trị và được chẩn đoán có dị vật ở phế quản thùy trên phổi. Các bác sĩ ở đây đã tiến hành lấy dị vật nhưng không thành công.

Lấy xương cá mắc cả tháng trong phế quản bệnh nhi người Lào - Ảnh 2.

Mảnh xương cá trên nằm trong phế quản của bệnh nhi Chon. - Ảnh: NHẬT TÂN

Bệnh nhi sau đó được chuyển vào Bệnh viện Trung ương Huế. Các bác sĩ đã quyết định và lấy dị vật cho bệnh nhân qua đường nội soi phế quản ống mềm.

Sau 15 phút, mảnh xương cá sắc nhọn có kích thước khoảng 15x3mm cắm sâu vào vào nhánh phế quản của bệnh nhi đã được lấy ra an toàn.

Bác sĩ CKII Hoàng Thị Lan Hương - phó giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế, người trực tiếp lấy dị vật ra cho bệnh nhi Chon – nói rằng bệnh nhi nhập viện khi đã có biến chứng viêm phổi nghẽn, xẹp thùy trên phổi phải nên phải điều trị nhiễm trùng trước mới tiến hành lấy xương. Sau hơn 1 tháng, mảnh xương cá mới được lấy ra khỏi đường thở của bệnh nhi.

"Để tránh việc bị hóc dị vật, nên ăn uống cẩn thận, ăn chậm, nhai kỹ, ăn thức ăn mềm, dễ tiêu, tốt nhất nên lấy bỏ hết xương trước khi ăn; không cười đùa la hét khi ăn uống; tháo răng giả khi đi ngủ; tránh các thói quen ngậm dụng cụ khi làm việc…" – bác sĩ Hương nói.

TTO - Bệnh viện quốc tế Hoàn Mỹ (Đồng Nai) vừa gắp thành công mảnh xương cá khỏi... ống hậu môn cho một bệnh nhân trên địa bàn.

NHẬT LINH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Người nhà mang di ảnh đến bệnh viện ‘trục vong’

Cho rằng bác sĩ thiếu quan tâm, người nhà một bệnh nhân tử vong đã mang di ảnh đến Trung tâm Y tế U Minh để “trục vong”. Lãnh đạo đơn vị tạm đình chỉ kíp trực, lập tổ xác minh toàn bộ vụ việc.

Người nhà mang di ảnh đến bệnh viện ‘trục vong’

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin

Thông tin lan truyền trên mạng cáo buộc dịch COVID-19 là do các hãng dược lớn tạo ra và vắc xin khiến tình hình tệ hơn. Sự thật là gì?

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin

Mỗi giờ có 100 người tử vong liên quan đến sự cô đơn

Đó là số liệu được đề cập trong báo cáo của Ủy ban Kết nối xã hội của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về việc kết nối xã hội có thể giúp cải thiện sức khỏe và giảm nguy cơ tử vong sớm.

Mỗi giờ có 100 người tử vong liên quan đến sự cô đơn

Sau bê bối tiêu cực trong giám định tâm thần: Bộ Y tế siết chặt quản lý thế nào?

Sau những lùm xùm liên quan đến tiêu cực trong công tác giám định tâm thần thời gian qua, Bộ Y tế vừa ban hành thông tư mới quy định tiêu chuẩn bổ nhiệm các chức danh này, bổ sung thêm tiêu chuẩn về đạo đức, nhận thức chính trị.

Sau bê bối tiêu cực trong giám định tâm thần: Bộ Y tế siết chặt quản lý thế nào?

Nguy kịch sau khi dùng thuốc giảm mỡ bụng và collagen không rõ nguồn gốc

Một nữ bệnh nhân phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch sau khi sử dụng thuốc giảm cân, thải độc collagen không rõ nguồn gốc.

Nguy kịch sau khi dùng thuốc giảm mỡ bụng và collagen không rõ nguồn gốc

Sổ bảo hiểm xã hội điện tử chính thức áp dụng từ 1-1-2026

Sổ bảo hiểm xã hội điện tử được cấp chậm nhất là ngày 1-1-2026, và có giá trị pháp lý như sổ bảo hiểm xã hội bằng bản giấy.

Sổ bảo hiểm xã hội điện tử chính thức áp dụng từ 1-1-2026
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar