14/11/2024 12:10 GMT+7

Lấy phiếu xin ý kiến đại biểu Quốc hội về áp thuế VAT 5% với phân bón

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất sẽ thiết kế lấy phiếu xin ý kiến đại biểu Quốc hội về áp thuế VAT 5% với phân bón.

Lấy phiếu xin ý kiến đại biểu Quốc hội về áp thuế VAT 5% với phân bón - Ảnh 1.

Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải - Ảnh: GIA HÂN

Sáng 14-11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT - sửa đổi).

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Lê Quang Mạnh đã trình bày báo cáo một số vấn đề còn ý kiến khác nhau trong giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật.

Nhiều đại biểu chưa thống nhất

Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất với đề xuất của Chính phủ, chuyển phân bón, máy móc nông nghiệp và tàu khai thác thủy sản từ diện không chịu thuế sang diện chịu thuế 5% như dự luật trình Quốc hội.

Tại phiên thảo luận hội trường đã có nhiều đại biểu phát biểu về nội dung này, trong đó, đa số ý kiến thống nhất với dự thảo luật và nội dung giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ, một số ý kiến đề nghị giữ như quy định hiện hành.

Ông Mạnh nói thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách đã hoàn thiện nội dung giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu, bổ sung các số liệu và thông tin như đề nghị của đại biểu, thể hiện tại dự thảo báo cáo giải trình, tiếp thu.

Nội dung này đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất với đề xuất của Chính phủ như thể hiện tại dự thảo luật của Chính phủ.

Tuy nhiên, tại phiên thảo luận hội trường vẫn có một số đại biểu chưa thống nhất về nội dung này, vì vậy, thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến chỉ đạo về việc lấy ý kiến đại biểu.

Thống nhất thiết kế lấy phiếu xin ý kiến

Nêu ý kiến về nội dung này, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho rằng việc này một số đại biểu Quốc hội lo ngại khi phân bón quay lại chịu thuế VAT 5% sẽ tăng giá.

Tuy nhiên, nội dung đã được các cơ quan thống nhất, nên ông cho rằng không cần lấy phiếu ý kiến của đại biểu Quốc hội.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cũng nhận thấy, đây là nội dung mà cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra cơ bản thống nhất.

Tuy nhiên qua theo dõi phiên trao đổi, thảo luận tại hội trường vẫn còn hai loại ý kiến, là vấn đề quan tâm lớn của đại biểu Quốc hội, do đó vẫn nên lấy ý kiến.

"Đồng thời, cơ quan soạn thảo cần cung cấp đầy đủ thông tin đối với đại biểu, nói rõ thị phần phân bón sản xuất trong nước, nhập khẩu hiện nay như thế nào, nếu chúng ta quyết định thuế suất 5% sẽ tác động ra sao...

Làm rõ những vấn đề băn khoăn của đại biểu, trên cơ sở đó định hướng và lấy phiếu, tạo sự đồng thuận", ông Tùng nêu quan điểm.

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy cho rằng việc này đã thống nhất rồi nhưng qua theo dõi rất nhiều ý kiến thảo luận của đại biểu sôi nổi và không phải tất cả đều đồng thuận.

Do vậy, để tạo sự đồng thuận trước khi bấm nút thông qua nên lấy ý kiến của đại biểu về vấn đề phân bón.

Tán thành ý kiến ông Tùng, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nhấn mạnh, vấn đề thuế với phân bón đại biểu có rất nhiều ý kiến. 

Bên cạnh đó đại biểu Tạ Văn Hạ có văn bản gửi các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị phương án thuế suất 2%. Ông Thanh đề nghị quan tâm phương án này.

Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho rằng với vấn đề phân bón nên lấy phiếu ý kiến của đại biểu. Nhưng theo ông Định, không nên lấy theo hướng không đánh thuế và đánh thuế 5% mà "lấy phương án nào cũng phải có đánh thuế" để bảo vệ sản xuất trong nước.

"Không nên có phương án không đánh thuế. Nếu lấy ý kiến tôi đề nghị có phương án đánh thuế và thuế suất bằng 0% hoặc 2%. Khi đó, các doanh nghiệp vẫn có thể hoàn thuế và bảo vệ sản xuất trong nước.

Còn phương án 5% để có nguồn thu - chi và giải trình 5% Chính phủ, Quốc hội cũng sẽ cấp lại cho nông dân, không lấy của nông dân. Đánh 5% để doanh nghiệp sản xuất có thể được hoàn thuế, đẩy mạnh sản xuất, giảm giá thành cho nông dân...", ông Định nêu.

Kết luận nội dung này, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nêu rõ Quốc hội quyết định theo đa số nên sẽ lấy ý kiến đại biểu Quốc hội.

Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất giao thiết kế lấy phiếu xin ý kiến đại biểu Quốc hội về áp thuế VAT 5% với phân bón.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội 'chốt' sáp nhập cấp huyện, xã của Hà Nội, TP.HCM và 10 tỉnh

Với 100%, thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội có mặt tán thành đã 'chốt' phương án sáp nhập cấp huyện, xã của Hà Nội, TP.HCM và 10 tỉnh.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Khám chữa bệnh theo yêu cầu được hưởng bảo hiểm y tế; Kịch tính pha cứu 2 trẻ bằng drone phun thuốc

Khám chữa bệnh theo yêu cầu vẫn được hưởng bảo hiểm; Cứu trẻ bằng drone... là những thông tin thu hút nhiều bạn đọc quan tâm tuần qua.

Khám chữa bệnh theo yêu cầu được hưởng bảo hiểm y tế; Kịch tính pha cứu 2 trẻ bằng drone phun thuốc

Vì sao đường phố Đà Nẵng ngập chìm trong nước giữa mùa hè?

Trận mưa như trút nước chiều tối 5-7 khiến nhiều người bất ngờ khi chứng kiến nhiều tuyến phố của Đà Nẵng chìm trong nước. Tiến sĩ Lê Hùng - Trường đại học Bách khoa Đà Nẵng đã có những chia sẻ về nguyên nhân và đề xuất, hiến kế các giải pháp.

Vì sao đường phố Đà Nẵng ngập chìm trong nước giữa mùa hè?

Mướt mắt rặng dừa, lau sậy xanh um giữa lòng Thủ Thiêm

Sát bên đô thị Sala (khu độ thị mới Thủ Thiêm, TP.HCM) hiện đại là vùng đất mênh mông với bãi lau sậy và bùn lầy, rặng dừa mướt mắt vừa được đề xuất làm công viên sinh thái.

Mướt mắt rặng dừa, lau sậy xanh um giữa lòng Thủ Thiêm

Thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư phục vụ APEC ở Phú Quốc ra sao?

Ngoài phân công nhiệm vụ, thực hiện công tác thu hồi đất, bồi thường và hỗ trợ tái định cư, Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh An Giang kiến nghị UBND đặc khu Phú Quốc sớm bố trí khoảng 2.000 nền tái định cư cho phục vụ APEC 2027.

Thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư phục vụ APEC ở Phú Quốc ra sao?

Việt Nam xuất khẩu cá tra, ba sa và rô phi sang Brazil, hướng tới thương hiệu cà phê chung

Việc xuất khẩu gạo sang Brazil giúp nước này đảm bảo an ninh lương thực. Hai bên cũng thúc đẩy liên minh cà phê, xây dựng thương hiệu chung.

Việt Nam xuất khẩu cá tra, ba sa và rô phi sang Brazil, hướng tới thương hiệu cà phê chung

Biển số xe ở Lâm Đồng sau sáp nhập được cấp ra sao?

Tỉnh Lâm Đồng được thành lập dựa trên việc sáp nhập 3 tỉnh Bình Thuận, Đắk Nông và Lâm Đồng cũ. Sau sáp nhập, biển số xe người dân được cấp như thế nào?

Biển số xe ở Lâm Đồng sau sáp nhập được cấp ra sao?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar