17/10/2023 18:21 GMT+7

Lấy một phần chiếc đũa bị 'bỏ quên' trong tai bệnh nhân hơn 7 năm

Các bác sĩ cho biết dị vật bỏ quên trong tai như bệnh nhân này rất hiếm gặp. Do bệnh nhân để một phần chiếc đũa quá lâu trong tai nên đã ảnh hưởng đến thính lực tai trái.

Bác sĩ Bệnh viện Tai mũi họng khám tai cho bệnh nhân để quên một phần chiếc đũa trong tai hơn 7 năm - Ảnh: T.DƯƠNG

Bác sĩ Bệnh viện Tai mũi họng khám tai cho bệnh nhân để quên một phần chiếc đũa trong tai hơn 7 năm - Ảnh: T.DƯƠNG

Chiều 17-10, các bác sĩ Bệnh viện Tai mũi họng TP.HCM cho biết bệnh viện này vừa phẫu thuật lấy dị vật là một phần chiếc đũa dài 2,5cm từ tai trái bệnh nhân N.H.T., 42 tuổi, ngụ ở TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

Chị T. kể hơn 7 năm trước, trong lúc chồng chị đang chở chị bằng xe máy đưa cơm cho đội thợ xây nhà thì bất ngờ bị một xe máy khác tông vào. Chị té xe và bị một chiếc đũa trong phần cơm cắm vào tai trái.

Chị bị hôn mê và được đưa vào bệnh viện tỉnh lấy chiếc đũa ra.

Sau khi được phẫu thuật lấy phần đũa bên ngoài ra, ngày tái khám bác sĩ nói vẫn còn một phần đũa nữa trong tai nhưng do chị T.  sợ phải phẫu thuật nên không đồng ý để các bác sĩ lấy ra.

Hơn 7 năm qua, chị T. thấy đau ở tai trái, mủ ở trong tai chảy ra nhưng "do công việc bận rộn" nên chị vẫn ráng chịu đựng và tự mua thuốc về uống.

Gần đây, nhân lúc đưa con đi lên TP.HCM khám, thấy tai đau nhiều, chị T. đã đến Bệnh viện Tai mũi họng TP.HCM khám.

Tại đây bác sĩ ghi nhận vành tai trái của chị bị nề đỏ, không đau, ống tai ngoài hẹp, không quan sát được màng nhĩ, đánh giá thính lực cho thấy tai trái nghe kém.

Qua kết quả chụp CT scan, các bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân có dị vật trong tai nên chỉ định phẫu thuật.

Các bác sĩ đã mở thượng nhĩ, thám sát hòm nhĩ trái và lấy dị vật ở ống tai ngoài, sau đó cắt lọc sẹo hẹp ống tai ngoài cho bệnh nhân.

TS.BS Nguyễn Thanh Vinh, phó giám đốc Bệnh viện Tai mũi họng TP.HCM, cho biết dị vật bỏ quên trong tai như bệnh nhân trên rất hiếm gặp. Do bệnh nhân để dị vật là một phần chiếc đũa quá lâu trong tai, bị thủng màng nhĩ, gián đoạn chuỗi xương con nên sức nghe giảm.

Sau khi lấy dị vật, mô viêm, điều trị nội khoa ổn định, các bác sĩ sẽ phẫu thuật lần 2 để chỉnh hình chuỗi xương con, vá lại màng nhĩ nhằm tăng sức nghe cho bệnh nhân.

Phẫu thuật lấy dị vật hy hữu dài 7cm trong gan của bệnh nhân

Ngày 13-8, BVĐK Tâm Trí Đồng Tháp tiếp nhận bệnh nhân bị dị vật xuyên từ ruột vào gan. Các bác sĩ của bệnh viện đã phẫu thuật lấy dị vật thành công ra khỏi gan là một que tăm đã nằm lâu trong gan.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

VNVC hợp tác với Quỹ Đầu tư Nga về vắc xin công nghệ mới

Ngày 10-5, dưới sự chứng kiến của Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng Bí thư Tô Lâm, Công ty Vắc xin Việt Nam (VNVC) và Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga (RDIF) ký thỏa thuận hợp tác chiến lược, hướng đến chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin.

VNVC hợp tác với Quỹ Đầu tư Nga về vắc xin công nghệ mới

5 thủ phạm ‘giấu mặt’ gây ra nỗi ám ảnh mang tên bệnh trĩ

Bệnh trĩ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến hơn ở người từ 45-65 tuổi. Dù không nguy hiểm tính mạng, bệnh trĩ lại là “kẻ thù” thầm lặng đe dọa chất lượng cuộc sống, khiến nhiều người ngại ngùng, tự ti.

5 thủ phạm ‘giấu mặt’ gây ra nỗi ám ảnh mang tên bệnh trĩ

Tã hè thoáng khí có lỗ thoát mồ hôi giúp lưng bé luôn khô ráo

Những ngày gần đây, nhóm mẹ bỉm hiện đại đang chia sẻ một bí quyết chọn tã mùa hè: ưu tiên tã có khả năng thoáng khí tốt, đặc biệt ở vùng lưng - nơi bé dễ đổ mồ hôi nhất.

Tã hè thoáng khí có lỗ thoát mồ hôi giúp lưng bé luôn khô ráo

Bác sĩ Hồ Mạnh Tường: Những phụ nữ thụ tinh ống nghiệm thực sự can đảm, dám hy sinh

Kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm đã giúp nhiều gia đình có được hạnh phúc. Tuy nhiên cũng có nhiều góc khuất nhiều người chưa hiểu hết.

Bác sĩ Hồ Mạnh Tường: Những phụ nữ thụ tinh ống nghiệm thực sự can đảm, dám hy sinh

Ung thư đại trực tràng đang trẻ hóa, làm sao để phát hiện sớm?

Độ tuổi mắc bệnh ung thư đại trực tràng ngày càng trẻ hóa khi không ít người ở độ tuổi 30-40, thậm chí 20, đã trở thành bệnh nhân ung thư.

Ung thư đại trực tràng đang trẻ hóa, làm sao để phát hiện sớm?

Thứ trưởng Bộ Y tế: Dinh dưỡng là nhân tố quyết định đến năng suất của mỗi quốc gia

Thứ trưởng Bộ Y tế kêu gọi từng cá nhân, từng gia đình, từng cơ quan, có bữa ăn đủ dưỡng chất, duy trì vận động thể lực thường xuyên.

Thứ trưởng Bộ Y tế: Dinh dưỡng là nhân tố quyết định đến năng suất của mỗi quốc gia
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar