12/03/2017 20:50 GMT+7

​Lấy mẫu phân tích ô nhiễm sau sự cố đập chứa bùn thải

DOÃN HÒA
DOÃN HÒA

TTO - Sở Tài nguyên - môi trường tỉnh Nghệ An đã lấy mẫu đất, nước tại khu vực vỡ đập bể chứa chất thải quặng của Xí nghiệp khai thác thiếc Suối Bắc (huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An) để phân tích mức độ ô nhiễm.

Toàn cảnh bể chứa bùn thải của xí nghiệp khai thác thiếc Suối Bắc bị vỡ - Ảnh: Doãn Hòa

Cá chết hàng loạt, người dân lo lắng

Trưa 12-3, sau gần ba giờ đồng hồ vượt hơn 10km đường rừng dốc dựng đứng từ quốc lộ 48C ở xã Châu Hồng (huyện Quỳ Hợp) chúng tôi mới tiếp cận được hiện trường sự cố vỡ bể lắng chất thải quặng của Xí nghiệp khai thác thiếc Suối Bắc, thuộc Công ty cổ phần kim loại màu Nghệ Tĩnh.

Trung tâm khai thác, sản xuất thiếc này nằm trên núi Lan Toong, độ cao hơn 550m so với mực nước biển.

Sau khi xảy ra sự cố vỡ bể lắng, xí nghiệp này đang cho hai chiếc máy ủi để gia cố lại khu vực đê chắn bị sụt, lún.

Theo quan sát của Tuổi Trẻ, lượng nước thải trong bể chứa chính đã chảy hết ra ngoài, chỉ còn lại lớp bùn đặc quánh trên mặt, số khác đã khô, bốc mùi diêm sinh rất khó chịu.

Ông Lăng Thế Mỹ, phó chủ tịch UBND xã Châu Thành, cho biết khoảng 6g ngày 9-3, người dân phát hiện trên suối Bắc xuất hiện nhiều bùn đen, nước thải màu vàng nên xã đã cử đoàn kiểm tra xác định nguồn gốc thải ra bùn đen là thân đập chứa bùn thải của xí nghiệp thiếc Suối Bắc bị vỡ.

“Từ ngày công ty khai thác thiếc trên đỉnh núi làm dòng suối thay đổi, không còn tôm, cá. Dân bản ở đây đều không dám sử dụng nước suối mà phải lấy từ các khe trên núi về để sinh hoạt hằng ngày. Sự cố vỡ đập bùn thải làm chúng tôi lo lắng nguồn nước bị ô nhiễm hơn”, ông Mỹ nói.

Liên tiếp trong ngày 10-3 và 11-3, người nuôi cá tại các xã Châu Thành, Châu Cường, Châu Quang bất ngờ thấy cá nổi trắng dọc khe suối và ao cá của gia đình.

Chị Lô Thị Dậu,  bản Quang Hương, xã Châu Quang, kể lại, do sáng 9-3 thấy nước suối tràn về nhiều nên chị mở cống để lấy nước vào thì ngày hôm sau toàn bộ cá trong ao nuôi của gia đình đều bị chết chưa rõ nguyên nhân. Chị Dậu phải ngậm ngùi vớt hơn 60kg cá sắp đến kỳ thu hoạch để đem chôn mà không dám ăn.

Không riêng gì gia đình chị Dậu, hơn 10 hộ dân trong bản Quang Hương nuôi cá lấy nước trực tiếp từ suối đều xảy ra hiện tượng cá chết.

Lượng nước thải trong bể chứa chính đã chảy hết ra ngoài, chỉ còn lại lớp bùn đặc quánh trên mặt, bốc mùi diêm sinh rất khó chịu - Ảnh: Doãn Hòa

Khẩn trương khắc phục sự cố

Theo báo cáo ban đầu của Công ty cổ phần Kim loại màu Nghệ Tĩnh, nguyên nhân vỡ đập là do có vị trí nước ngầm dưới chân đập; lượng bùn thải tràn ra ngoài khoảng 100m³.

Tuy nhiên, qua kiểm tra xác định, lượng bùn thải trong đập chứa khi vỡ có khoảng 1000m³; lượng bùn thải bị tràn ra suối Bắc khoảng 200m³…

Điều khiến hàng trăm người dân sống dọc theo suối lo ngại là trong bùn thải, nước suối có bị nhiễm kim loại nặng hay không.

Sáng 12-3, đoàn công tác Sở Tài nguyên môi trường tỉnh Nghệ An đã lấy mẫu tại đất và nước tại nơi xảy ra vỡ đập và dọc khe suối chảy qua địa bàn 3 xã Châu Thành, Châu Cường và Châu Quang.

Nằm ở lưng chừng núi và được phê duyệt để chứa khoảng 10.000m³ bùn thải nhưng thân đập chắn chỉ được đắp sơ sài bằng đất, không được gia cố bằng bê tông hay đá.

Hiện tại, phần thân đập còn lại cũng xuất hiện nhiều vết rạn nứt lớn khiến nguy cơ sạt lở tiếp tục tăng cao nếu thời tiết có mưa.

Tạm đình chỉ khai thác

Ông Hồ Lê Ngọc, Bí thư huyện ủy Quỳ Hợp, cho hay phía huyện đã tạm đình chỉ hoạt động của Xí nghiệp thiếc Suối Bắc; lập đoàn kiểm tra hệ thống đập chứa chất thải để có đánh giá chính xác về thực trạng, qua đó yêu cầu công ty này phải có giải pháp xử lý theo hướng bền vững, nếu không sẽ đề nghị tỉnh đình chỉ khai thác, thu hồi giấy phép.

Chiều 12-3, tại cuộc họp giữa các bên liên quan để xác định trách nhiệm sau sự cố vỡ đập chứa bùn thải, Sở Tài nguyên – môi trường tỉnh Nghệ An yêu cầu Công ty cổ phần kim loại màu Nghệ Tĩnh phải khắc phục những tác động về môi trường trước ngày 31-3.

Dự kiến khoảng bảy ngày nữa sẽ có kết quả phân tích mẫu đất và nước.

Nếu những thiệt hại của nhân dân về nuôi trồng thủy sản, sản xuất được xác định do sự cố vỡ đập chứa bùn thải thì công ty này phải thực hiện việc bồi thường.

Sở Tài nguyên – môi trường tỉnh Nghệ An cũng khuyến cáo người dân không sử dụng các loại thủy sản bị chết sau khi xảy ra sự cố vỡ đập chứa bùn thải.

Đặc biệt, với nguồn nước các khe suối hạ nguồn nơi vỡ đập, tuyệt đối không nên sử dụng vì nguy cơ nhiễm các kim loại nặng.

Ông Vi Thanh Tường, phó chủ tịch UBND huyện Quỳ Hợp, cho rằng bể chứa chất thải sau khi tuyển quặng thô nằm lưng chừng núi mà thiết kế đập chắn bằng đất là không thể đảm bảo.

Ông Tường nói: “Năm ngoái huyện đi kiểm tra đã nhắc nhở đơn vị khai thác quặng, sau đó có hiện tượng tràn chất thải. Nếu công ty không khắc phục triệt để, để xảy ra sự cố thì chúng tôi sẽ đề nghị dừng hết hoặc thu hồi mỏ”.

DOÃN HÒA

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

KPI cho công chức, tính sao cho hiệu quả?

Dự kiến công chức bị xếp loại "không hoàn thành nhiệm vụ" có thể bị bố trí vào vị trí việc làm có thứ bậc thấp hơn, hoặc bị cho thôi việc do không đáp ứng yêu cầu.

KPI cho công chức, tính sao cho hiệu quả?

Lại đuối nước khi tắm biển Quảng Ngãi, một người chết

Vụ đuối nước thương tâm khiến một người chết khi tắm biển ở Quảng Ngãi. Lần này tại bãi biển An Sen, xã Bình Tân Phú, huyện Bình Sơn.

Lại đuối nước khi tắm biển Quảng Ngãi, một người chết

Sau lễ 30-4, 'mắt thần' quốc lộ 1 ở Bình Thuận phát hiện hàng trăm xe quá tốc độ

Từ kỳ nghỉ lễ 30-4 đến nửa đầu tháng 5, “mắt thần” trên quốc lộ 1 ở tỉnh Bình Thuận ghi nhận hàng trăm xe chạy quá tốc độ.

Sau lễ 30-4, 'mắt thần' quốc lộ 1 ở Bình Thuận phát hiện hàng trăm xe quá tốc độ

Xưởng điêu khắc gỗ ở Bảo Lộc cháy lớn, nhiều tài sản bị thiêu rụi

Đám cháy bùng phát tại xưởng điêu khắc gỗ rộng hàng trăm mét vuông ở TP Bảo Lộc (Lâm Đồng) vào giữa trưa gây thiệt hại nặng.

Xưởng điêu khắc gỗ ở Bảo Lộc cháy lớn, nhiều tài sản bị thiêu rụi

TP Thủ Đức: Bao nhiêu cán bộ được giữ lại, bao nhiêu dôi dư sau sáp nhập?

Theo đề án, TP Thủ Đức sẽ giải quyết chế độ, chấm dứt hoạt động 619 người hoạt động không chuyên trách và 36 công chức, người lao động trong giai đoạn 1.

TP Thủ Đức: Bao nhiêu cán bộ được giữ lại, bao nhiêu dôi dư sau sáp nhập?

Lãnh đạo Gia Lai, Bình Định: Không có chủ trương 'đi học tập kinh nghiệm' vào lúc này

Ngày 17-5, lãnh đạo hai tỉnh Gia Lai và Bình Định thông tin không có chủ trương tổ chức, cử các đoàn cán bộ đi học tập kinh nghiệm trong và ngoài nước ở thời điểm sáp nhập tỉnh thành.

Lãnh đạo Gia Lai, Bình Định: Không có chủ trương 'đi học tập kinh nghiệm' vào lúc này
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar