07/09/2014 10:30 GMT+7

​Lấy máu người nhiễm Ebola để trị Ebola

VIỆT PHƯƠNG
VIỆT PHƯƠNG

TT - WHO nói các sản phẩm máu và huyết thanh từ những người sống sót sau khi nhiễm Ebola có thể dùng trị loại virút này ngay lập tức.

Một điểm hỗ trợ phòng chống Ebola ở Abuja (Nigeria). Cho đến nay, tự phòng vệ như vệ sinh sạch sẽ vẫn là ưu tiên hàng đầu - Ảnh: Reuters

Các nguồn cung cấp thuốc thử nghiệm hiện tại đều hạn chế và được nói là không đủ cho những tháng tới trong khi viễn cảnh về nguồn cung văcxin có chút sáng sủa hơn. WHO cho biết như vậy sau hai ngày hội thảo với gần 200 chuyên gia tại Thụy Sĩ.

Tuy nhiên, việc chăm sóc tốt bệnh nhân, ngăn ngừa lây nhiễm một cách nghiêm ngặt, các biện pháp kiểm soát, lần tìm dấu vết những người đã phơi nhiễm Ebola vẫn là những vấn đề tối quan trọng trong việc tiêu diệt đại dịch vốn đã cướp đi sinh mạng hơn 2.100 người ở Tây Phi kể từ tháng 3.

Hôm 5-9, Liên minh châu Âu đã cam kết một khoản tiền 180 triệu USD nhằm tăng cường nỗ lực chiến đấu với Ebola và Washington cũng thông báo đang chờ Quốc hội chuẩn y 30 triệu USD chống Ebola.

Tăng tốc đối phó

Sierra Leone áp đặt lệnh đóng cửa 4 ngày

Một trong những nước đang có dịch Ebola là Sierra Leone nói sẽ áp dụng lệnh đóng cửa trên toàn quốc trong vòng bốn ngày, bắt đầu từ 18-9. Đây được coi là một nỗ lực rốt ráo để ngăn chặn đại dịch lây lan.

Người dân sẽ không được rời nhà của họ từ ngày 18 đến 21-9 nhằm ngăn chặn Ebola lan rộng hơn và để các nhân viên y tế xác định các ca nhiễm bệnh giai đoạn đầu.

Cố vấn tổng thống, ông Ben Kargbo nói biện pháp mạnh mẽ này là cần thiết để diệt dịch dứt điểm. Theo Reuters, sẽ có khoảng 21.000 người được điều động để thực thi chiến dịch “đóng cửa” này.

Báo USA Today dẫn lời phó tổng giám đốc WHO Marie-Paule Kieny nói các biện pháp điều trị Ebola khả thi nhất đang được nghiên cứu, phát triển ở tốc độ chưa từng có.

“Một trong những điều khiến chúng ta lo sợ và hoang mang tâm lý rằng Ebola sẽ không chữa trị được. Tuy nhiên, những việc lớn lao đang được thực hiện để tăng tốc sự hiểu biết của chúng ta” - bà Kieny nói.

Hiện chưa có một văcxin hay liệu pháp chữa trị Ebola nào được phê chuẩn hay cấp phép.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cùng với các nước đang có dịch và những nước khác trên thế giới đang muốn tăng tốc trong việc cung cấp thuốc và đưa ra văcxin mà không làm tổn hại đến sự an toàn của cộng đồng.

Hai loại văcxin Ebola được đánh giá là khả quan cũng đã được xác nhận sau khi cho những kết quả hứa hẹn trên động vật. AFP cho biết các kết quả thử nghiệm trên người được nói sẽ có vào tháng 11 tới, mở đường cho việc sử dụng đại trà.

Theo Reuters, nếu văcxin Ebola này an toàn, nó sẽ được ưu tiên dùng cho các nhân viên y tế tại vùng dịch trước, tất nhiên là với sự ưng thuận của họ. “Nếu chúng ta có các dữ liệu an toàn, nếu kết quả thử nghiệm là tích cực, văcxin sẽ được dùng cho các nhân viên y tế trước để bảo vệ họ và cũng để đánh giá chất lượng nếu nó thật sự bảo vệ được họ”.

Theo USA Today, có hơn 10.000 nhân viên y tế nằm trong diện cần được tiêm văcxin Ebola vào cuối năm nay. Tài liệu của WHO cho biết hai loại văcxin này do GlaxoSmithKline Plc và NewLink Genetics bào chế.

Dùng máu người đã khỏi bệnh

Reuters dẫn lời bà Kieny nói trong một cuộc họp báo ở Geneva (Thụy Sĩ) rằng: “Có một cơ hội thật sự là các sản phẩm máu có thể được sử dụng ngay bây giờ. Nó rất hữu hiệu trên phương diện điều trị bệnh nhân”.

Bà nói thêm rằng điểm tiêu cực là chúng ta có quá nhiều bệnh nhân nhưng điểm tích cực là chúng ta cũng có nhiều người đang phục hồi, những người đã sống sót qua cơn hiểm nghèo và sức khỏe đang tốt lên.

“Những người này có thể cung cấp máu và huyết thanh cho việc điều trị. Những gì có sẵn tại địa bàn có thể được dùng để điều trị bệnh nhân càng sớm càng tốt” - bà nói.

Theo Reuters, các nghiên cứu cho rằng máu truyền từ những bệnh nhân bị nhiễm Ebola sống sót có thể ngăn chặn hoặc điều trị những người bị nhiễm loại virút này. Tuy nhiên, hiện chưa rõ các kháng thể trong huyết thanh của người sống sót có đủ hay không.

Theo USA Today, bà Kieny cho biết một số nước có dịch đã bắt đầu cung cấp máu của những bệnh nhân phục hồi sau khi bị nhiễm Ebola.

Để chống chọi thành công với bệnh này, cơ thể bệnh nhân phải sản xuất kháng thể để chống lại bệnh. Những ai phục hồi sau cơn bệnh đều có mang kháng thể trong máu của họ.

VIỆT PHƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Bộ Y tế: Người dân rất hoang mang, không biết đâu là hàng giả - hàng thật

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan khẳng định quan điểm của bộ về xử lý hàng giả trong lĩnh vực y tế là phải đấu tranh quyết liệt, xử lý nghiêm khắc, không có vùng cấm, không có ngoại lệ.

Bộ trưởng Bộ Y tế: Người dân rất hoang mang, không biết đâu là hàng giả - hàng thật

Nhân viên y tế - nhóm nguy cơ cao mắc căn bệnh do đứng lâu ngồi nhiều nhưng bị lãng quên

Nhắc đến suy giãn tĩnh mạch, phần lớn mọi người thường hình dung đây là căn bệnh phổ biến ở người cao tuổi, phụ nữ hoặc những ai phải đứng lâu, ngồi nhiều.

Nhân viên y tế - nhóm nguy cơ cao mắc căn bệnh do đứng lâu ngồi nhiều nhưng bị lãng quên

Nữ sinh biến chứng lộ tuyến lệ, ngửa mi dưới, chảy nước mắt vì cắt mắt 'giọt lệ Trung Hoa' ở spa

Theo quy định, spa không được phép thực hiện các dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn (cắt mí mắt, nâng mũi...), nhưng vì tin vào những lời quảng cáo trên mạng xã hội "làm đẹp không đau, nhanh gọn, giá rẻ", nhiều chị em phải gánh hậu quả.

Nữ sinh biến chứng lộ tuyến lệ, ngửa mi dưới, chảy nước mắt vì cắt mắt 'giọt lệ Trung Hoa' ở spa

Người vợ quỳ gối khóc tiễn biệt tạng của chồng trước khi hiến tặng

Nén đau thương đồng ý hiến tạng chồng sau khi chết não để cứu sống những người bệnh khác, người vợ khiến nhiều người nghẹn ngào khi quỳ gối tiễn biệt tạng chồng trước khi rời khỏi bệnh viện.

Người vợ quỳ gối khóc tiễn biệt tạng của chồng trước khi hiến tặng

Vụ 60 tấn giá đỗ 'tắm nước kẹo': Chiêu trò đầu độc người tiêu dùng

Do lợi nhuận rất lớn, nhiều người bất chấp thực hiện hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi nên việc phát hiện, xử lý của lực lượng chức năng gặp không ít khó khăn.

Vụ 60 tấn giá đỗ 'tắm nước kẹo': Chiêu trò đầu độc người tiêu dùng

Nửa thế kỷ kiến tạo biểu tượng y tế quân đội phía Nam

Hơn 50 năm phát triển, trưởng thành từ chiến tranh, đến nay Bệnh viện Quân y 175 đã trở thành bệnh viện tuyến cuối của quân đội khu vực phía Nam, có chất lượng điều trị ngang tầm các bệnh viện trong cả nước và khu vực.

Nửa thế kỷ kiến tạo biểu tượng y tế quân đội phía Nam
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar