28/02/2014 07:29 GMT+7

Lây lất trong vùng kinh tế mới

NGỌC TÀI
NGỌC TÀI

TT - Nhiều hộ gia đình chính sách ở huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre được chọn di dân vào vùng kinh tế mới xã An Điền nhưng gần ba năm qua họ phải sống cảnh lây lất do chưa được giao đất sản xuất.

Dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng - kỹ thuật phục vụ di dân và phát triển vùng kinh tế mới xã An Điền được UBND tỉnh Bến Tre phê duyệt năm 2008. Theo đó, hơn 40 hộ gia đình chính sách được vận động di dời vào khu vực này sinh sống sẽ được cấp 90m2 đất thổ cư, từ 4.000-10.000m2 đất sản xuất (tùy hoàn cảnh gia đình).

Các hộ dân cho biết điều kiện bắt buộc để được cấp đất sản xuất là phải cất nhà trên phần đất thổ cư được giao. Sau khi cất nhà người dân được nhận các quyết định giao đất sản xuất, đắp bờ ranh nhưng không quyết định nào đi vào thực tế. Cụ thể năm 2011, UBND huyện Thạnh Phú ban hành quyết định giao đất sản xuất cho các hộ di dân. Tháng 7-2012 người dân tiếp tục nhận được quyết định về việc đắp bờ ranh nhưng các chủ sở hữu cũ của phần đất này ngăn cản. Gần đây nhất là quyết định thu hồi quyết định cấp đất năm 2010 và ra thêm một văn bản cấp đất áp dụng cho năm 2013. Mặc dù đã ban hành nhiều văn bản, mời họp nhiều lần nhưng đến nay hơn 40 hộ dân này vẫn chưa có đất sản xuất.

Hiện vùng kinh tế mới xã An Điền chỉ là một dãy nhà lá nằm san sát nhau. Hầu hết đều là những ngôi nhà bị bỏ hoang, mục nát hoặc sập hoàn toàn. Bà Lê Thị Hớn (72 tuổi, vợ liệt sĩ) chỉ tay vào những ngôi nhà trống nói còn hơn 10 hộ bám trụ trong vùng kinh tế mới vì không có nơi nào khác để đi. Số còn lại đã quay về nơi ở trước đây hoặc bỏ xứ đi làm ăn xa.

Ông Lê Văn Nhánh (59 tuổi, thương binh) cho biết khi nhận được quyết định di dời vào vùng kinh tế mới, gia đình ông vui mừng như trúng số độc đắc. Sau đó ông vay tiền cất nhà nhưng chờ mãi không có đất sản xuất nên tám người con của ông bắt đầu chán nản, đến TP.HCM làm công nhân. “Làm như vậy khác nào bỏ con giữa chợ. Những hộ gia đình được chọn vô đây toàn hộ nghèo không có đất sản xuất. Dời vô rồi không biết làm gì để sống” - ông Nhánh buồn rầu nói.

Ông Võ Văn Tiền, chánh văn phòng UBND huyện Thạnh Phú, cho biết việc chưa giao đất sản xuất cho các hộ kinh tế mới là do các hộ bị thu hồi đất chưa chịu giao đất. “Hơn 10 hộ dân có diện tích bị thu hồi lớn liên tục canh tác trên phần đất này nên huyện rất khó thu hồi. UBND huyện cũng hiểu được khó khăn của người dân khi đã di dời nhà cửa mà chưa được tạo công ăn việc làm. Huyện đang xin chủ trương của UBND tỉnh để sớm giải quyết dứt điểm việc này”. Khi được hỏi thời gian cụ thể để triển khai việc giao đất, ông Tiền nói: “Cái này không thể trả lời chính xác được”.

NGỌC TÀI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sài Gòn - TP.HCM miền đất hứa bao phận người - Kỳ 1: Giáo sư làm thiện nguyện trả ơn thành phố

Năm 1975, Sài Gòn - TP.HCM vừa trải qua chiến cuộc với hơn 3 triệu dân. 50 năm sau, thành phố đã trở thành đô thị lớn nhất nước với quy mô dân số lên đến gần 10 triệu người, và đô thị hiện đại được phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu chất lượng sống.

Sài Gòn - TP.HCM miền đất hứa bao phận người - Kỳ 1: Giáo sư làm thiện nguyện trả ơn thành phố

Bùa yêu, biến thái và lừa đảo: Thầy hứa 'hỗ trợ' khách hàng quan hệ tình dục nguyên năm

Mua bán bùa yêu là 'mỏ vàng' cho những kẻ trục lợi tâm lý yếu đuối, tổn thương tình cảm, lo âu hôn nhân.

Bùa yêu, biến thái và lừa đảo: Thầy hứa 'hỗ trợ' khách hàng quan hệ tình dục nguyên năm

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ cuối: Cùng cả nước 'xé rào', bước vào thời kỳ đổi mới

Còn nhớ năm 1978, hàng trăm ngàn tấn lúa suýt mất trắng trong đại dịch rầy nâu nhưng may mắn vượt qua được.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ cuối: Cùng cả nước 'xé rào', bước vào thời kỳ đổi mới

Bùa yêu biến thái và lừa đảo: 'Cho thầy làm tình cắt duyên âm con ma'

Khi có người hỏi liệu bùa yêu có hiệu nghiệm, Quỳnh đáp thẳng: "Toàn phải trao đổi tình dục với chi phí cao".

Bùa yêu biến thái và lừa đảo: 'Cho thầy làm tình cắt duyên âm con ma'

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 8: Một thời Hậu Giang cứu đói lúa gạo cho các tỉnh

Với chủ trương "phải có không gian lớn để phát triển", tỉnh Hậu Giang được thành lập trên cơ sở hợp nhất tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 8: Một thời Hậu Giang cứu đói lúa gạo cho các tỉnh

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 7: Bình Trị Thiên sau thời khói lửa

Trong các tỉnh lớn được hợp nhất từ các tỉnh nhỏ sau năm 1975 ở nước ta thì tỉnh Bình Trị Thiên là một hiện tượng có nhiều điểm khác biệt so với các địa phương...

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 7: Bình Trị Thiên sau thời khói lửa
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar