22/05/2011 03:23 GMT+7

Lầu Tứ Phương Vô Sự thành quán cà phê

THÁI LỘC
THÁI LỘC

TT - Ngày 20-5, nhiều người dân và du khách ngỡ ngàng trước việc ba tấm biển quán cà phê - giải khát Tứ Phương Vô Sự được treo quanh bức thành Bắc Khuyết đài, ngay dưới di tích lầu Tứ Phương Vô Sự của Hoàng thành Huế.

Lầu Tứ Phương Vô Sự thành quán cà phê

Theo một nguồn tin riêng của Tuổi Trẻ, quán cà phê do một số người thuộc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế “đấu thầu” với mức thuê khoảng 200 triệu đồng/năm. Nhóm này phối hợp với một người kinh doanh giải khát bên ngoài tổ chức phục vụ giải khát, dự kiến khai trương trong vài ngày tới.

Phóng to
Đến sáng 21-5, ba tấm biển cà phê Tứ Phương Vô Sự đã được tháo dỡ, nhưng nội thất di tích này đang được sắp đặt để trở thành quán cà phê (ảnh chụp chiều 20-5) - Ảnh: Thái Lộc

Di tích lầu Tứ Phương Vô Sự nằm trên Bắc Khuyết đài, ngay cổng sau của Hoàng thành Huế, vốn là nơi học tập của các hoàng tử và công chúa giai đoạn cuối triều Nguyễn.

Công trình được khởi công trùng tu và hoàn thành ngày 6-10-2010 nhân kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, với tổng mức đầu tư hơn 9 tỉ đồng.

Sau khi hoàn thành, đã có nhiều ý kiến cho rằng nên biến nơi đây thành nơi triển lãm mô hình như chính công năng ngày xưa của nó để tạo thêm một sản phẩm du lịch khi tham quan Đại nội.

Đến ngày 21-5, ba tấm biển của quán đã được tháo xuống, song nội thất lầu Tứ Phương Vô Sự đang được sắp đặt và bố trí bàn ghế theo mô hình một quán cà phê.

THÁI LỘC

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tâm lý học thể thao: Dám thua sẽ có ngày chiến thắng

Một trong những thách thức lớn nhất đối với các bậc cha mẹ hiện đại là biết chấp nhận để con sai và học từ thất bại.

Tâm lý học thể thao: Dám thua sẽ có ngày chiến thắng

Tương lai công việc trong mắt gen Z: Tìm cơ hội phát triển thật sự

Báo cáo thường niên lần thứ 14 của Deloitte khảo sát hơn 23.000 người tại 44 quốc gia, dự kiến đến năm 2030 gen Z và gen Y chiếm gần 75% lực lượng lao động toàn cầu, kéo theo sự thay đổi mạnh mẽ về kỳ vọng, giá trị và ưu tiên nghề nghiệp.

Tương lai công việc trong mắt gen Z: Tìm cơ hội phát triển thật sự

Mỗi giờ có 100 người tử vong liên quan đến sự cô đơn

Đó là số liệu được đề cập trong báo cáo của Ủy ban Kết nối xã hội của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về việc kết nối xã hội có thể giúp cải thiện sức khỏe và giảm nguy cơ tử vong sớm.

Mỗi giờ có 100 người tử vong liên quan đến sự cô đơn

Khi sinh viên bàn về phát triển bền vững

Câu chuyện rác thải nhựa, môi trường sống trở thành nỗi trăn trở của không ít sinh viên tại diễn đàn Khoa học sinh viên quốc tế TP.HCM 2025 trong các phiên trình bày poster và thuyết trình chuyên đề.

Khi sinh viên bàn về phát triển bền vững

Tái nạp sản phẩm làm đẹp thúc đẩy lối sống xanh

L’Oreal tung chiến dịch “Tái nạp đầy, cùng nhau” trên toàn thế giới để khuyến khích người tiêu dùng thay đổi hành vi tiêu dùng sản phẩm tái nạp như một phong cách làm đẹp mới.

Tái nạp sản phẩm làm đẹp thúc đẩy lối sống xanh

Chàng trai gen Z làm giàu từ nông nghiệp xanh

Gen Z còn hứng thú làm nông không? Còn chứ, nhưng phải là làm nông nghiệp xanh hướng đến phát triển bền vững.

Chàng trai gen Z làm giàu từ nông nghiệp xanh
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar