15/12/2024 14:42 GMT+7

Lắp thêm trụ nước uống tại vòi cho người bán vé số, chạy xe ôm... để thành phố đáng sống hơn

Cần nhân rộng lắp đặt thêm trụ nước uống tại vòi để người bán vé số, chạy xe ôm... thêm mát lòng, đáng sống giữa thành phố văn minh, nghĩa tình.

Bạn đọc ủng hộ hai tay, mong nhân rộng trụ nước uống tại vòi - Ảnh 1.

Hiện có 9 trụ nước uống tại vòi được lắp đặt ở khu vực quận 3 - Ảnh: BÙI NHI

Như Tuổi Trẻ Online thông tin, Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH MTV (Sawaco) vừa lắp đặt 9 trụ nước uống tại vòi ở một số khu vực công cộng quận 3, TP.HCM.

Nhiều bạn đọc bày tỏ sự phấn khởi, mong thành phố có thêm nhiều trụ nước uống tại vòi để phục vụ người dân, đặc biệt là người bán vé số, chạy xe ôm...

Thật hãnh diện về thành phố văn minh, nghĩa tình

Bạn đọc tinh****@gmail.com hào hứng: "Tôi năm nay 45 tuổi, đã xem và thấy chuyện này trên phim từ nhỏ, cuối cùng đã thấy hiện thực. Quá hay". 

Bạn đọc Nhân cũng khấp khởi: "Lúc nhỏ xem Doraemon thấy mấy nhân vật thường chạy lại vòi công cộng uống nước. Giờ nó thành sự thật ở Việt Nam. Tuyệt vời quá!".

"Lẽ ra chuyện gắn nước vòi tự động này phải thực hiện từ lâu, nhưng muộn còn hơn không. Thành phố văn minh là phải như thế!", bạn đọc Lan Le viết.

Nhiều bạn đọc cho rằng cần lắp đặt rộng rãi trụ nước uống tại vòi để ai cũng có thể dùng, nhất là vào mùa nắng nóng.

Bạn đọc có tên Binh nêu mong ước: "Sawaco nên mở rộng ra nhiều nơi khác để người bán vé số, tài xế xe ôm... đều có thể dùng".

Là người lao động tự do, bạn đọc Vũ Trà Vinh mừng rỡ bày tỏ: "Mong lắp đặt trụ nước uống tại vòi ở tất cả các tuyến đường lớn. Tôi là lao động tự do, thấy rất vui khi gặp những trụ nước này. Thật hãnh diện cho TP.HCM".

Đồng tình, bạn đọc Nguyễn Đức Hùng có ý kiến: "Hãy nghĩ và làm thật nhiều mô hình mới để thành phố xứng với danh xưng thành phố nghĩa tình, là nơi đáng sống, điểm đến an toàn và hạnh phúc!".

Chung tay bảo quản tài sản công

Trước tiện ích của trụ nước uống tại vòi, nhiều bạn đọc cho rằng để sử dụng trụ nước được lâu dài, người dân cần chung tay bảo vệ tài sản công.

Theo đó, bạn đọc ledu****@gmail.com gửi gắm suy nghĩ: "Một việc làm rất nhân văn và ý nghĩa nhiều mặt, cần nhân rộng. Mọi người nên chung sức, chung lòng gìn giữ, bảo vệ tài sản công".

"Hình ảnh đẹp nhưng người dân làm gì cũng phải nghĩ đến lợi ích chung, cùng bảo vệ và giữ vệ sinh, nghĩ cho người sử dụng sau. 

Nét văn minh này người dân có làm được thì cột nước này mới phát triển thêm được", bạn đọc có tài khoản Mr O chia sẻ.

Bạn đọc Huy Nguyen có cùng quan điểm: "Một tiện ích công cộng rất cần thiết. Mong mọi người sử dụng đúng mục đích và giữ gìn".

Còn bạn đọc Khôi Nguyên đề xuất: "Nên có số điện thoại in trên thành trụ máy trong trường hợp người dân thấy những hư hỏng hay máy cần được vệ sinh, hay chất lượng nước có vấn đề... thì sẽ gọi báo nhanh chóng để khắc phục sửa chữa kịp thời".

"Trong công viên Tao Đàn đã lắp đặt cây nước uống tại vòi nhưng vẫn có một số người đến rửa tay và rửa mặt. Kiến nghị công ty lắp đặt dán thêm dòng chữ rõ ràng hơn sao cho tất cả mọi người dùng cây nước chỉ để uống" - tài khoản mt10****@gmail.com góp ý thêm.

Tiếp tục lắp thêm trụ nước uống tại vòi

Ngày 13-12, Văn phòng UBND TP.HCM truyền đạt chỉ đạo của Phó chủ tịch UBND TP.HCM Bùi Xuân Cường đến Sở Xây dựng, Sở An toàn thực phẩm, UBND các quận, huyện tiếp tục hỗ trợ Sawaco lắp đặt các trụ nước uống tại vòi ở các nơi khác tại TP.HCM.

Hiện nay, Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH MTV (Sawaco) đã lắp 9 trụ nước uống tại vòi trên khu vực quận 3.

Cụ thể các vị trí gồm trước Nhà Thiếu nhi TP (2 trụ), trước Nhà Thiếu nhi quận 3, trước Bảo tàng Chứng tích chiến tranh, vòng xoay công trường Quốc Tế (2 trụ), trước Trung tâm Y tế quận 3, Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ và Bệnh viện Mắt TP.

Người dân TP.HCM mát lòng với trụ nước uống tại vòi

Các trụ nước uống tại vòi do Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH MTV Sawaco lắp đặt ở các điểm công cộng nhận được sự ủng hộ của rất nhiều người dân.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hình ảnh san lấp chóng vánh đất nông nghiệp được giao, mở cả đường dưới chân cầu

Khu đất nông nghiệp dưới chân cầu Nhật Tân được giao cho các hộ dân ở xã Vĩnh Ngọc (huyện Đông Anh, Hà Nội) theo nghị định 64 của Chính phủ, đã bị san lấp chóng vánh.

Hình ảnh san lấp chóng vánh đất nông nghiệp được giao, mở cả đường dưới chân cầu

Hợp nhất với Kon Tum, tỉnh Quảng Ngãi mới có nhiều lợi thế tăng tốc

Sau khi hợp nhất với Kon Tum, tỉnh Quảng Ngãi mới có nhiều lợi thế để phát triển, như: Khu kinh tế Dung Quất, cửa khẩu Bờ Y, dược liệu đặc hữu sâm Ngọc Linh, khu du lịch Măng Đen, đảo Lý Sơn...

Hợp nhất với Kon Tum, tỉnh Quảng Ngãi mới có nhiều lợi thế tăng tốc

Từ 2026, Hà Nội và TP.HCM cấm ô tô sản xuất trước năm 2017, thực hư ra sao?

Những ngày qua, mạng xã hội lan truyền thông tin Bộ Nông nghiệp và Môi trường sắp ban hành quy chuẩn khí thải mới. Trong đó, Hà Nội và TP.HCM cấm ô tô sản xuất trước năm 2017 lưu hành trên địa bàn.

Từ 2026, Hà Nội và TP.HCM cấm ô tô sản xuất trước năm 2017, thực hư ra sao?

Sau hợp nhất, tỉnh Quảng Ngãi mới sẽ có cơ sở 2 ở Kon Tum?

Với địa hình đồi núi, khoảng cách giữa TP Kon Tum và TP Quảng Ngãi hiện nay lên đến 200km. Ban Thường vụ 2 tỉnh cơ bản thống nhất thành lập cơ sở 2 của tỉnh Quảng Ngãi mới ở TP Kon Tum để thuận tiện điều hành.

Sau hợp nhất, tỉnh Quảng Ngãi mới sẽ có cơ sở 2 ở Kon Tum?

Thanh niên mướt mồ hôi vớt 20 tấn rác dồn ứ trên kênh Hy Vọng

Sau cơn mưa lớn đầu mùa, đủ loại rác trôi theo dòng nước dồn ứ tại khu vực cống hộp trên kênh Hy Vọng, quận Tân Bình, TP.HCM. Ngày 11-5, các tình nguyện viên cùng với lực lượng chức năng đã dọn khoảng 20 tấn rác và gắn phao chắn rác ở khu vực trên.

Thanh niên mướt mồ hôi vớt 20 tấn rác dồn ứ trên kênh Hy Vọng

Hậu Giang lấy trụ sở dôi dư làm thư viện, công viên

Trụ sở dôi dư sau sáp nhập tại Hậu Giang được ưu tiên chuyển đổi công năng để làm cơ sở y tế, giáo dục, công viên, thư viện.

Hậu Giang lấy trụ sở dôi dư làm thư viện, công viên
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar