30/11/2021 15:28 GMT+7

Lập sở chỉ huy tại lòng hồ thủy lợi để sơ tán 600 hộ dân đang bị cô lập

TRUNG TÂN - HUỲNH CÔNG ĐÔNG
TRUNG TÂN - HUỲNH CÔNG ĐÔNG

TTO - UBND huyện M’Đrắk (Đắk Lắk) lập sở chỉ huy tại khu vực lòng hồ thủy lợi Krông Pách Thượng để sơ tán dân nếu nước tiếp tục dâng cao.

Lập sở chỉ huy tại lòng hồ thủy lợi để sơ tán 600 hộ dân đang bị cô lập - Ảnh 1.

Cán bộ, công an, bộ đội... di chuyển vào sở chỉ huy phòng chống lụt bão để sẵn sàng phương án ứng cứu - Ảnh: TRUNG TÂN

Trưa 30-11, ông Nguyễn Đức Thảo - phó chủ tịch UBND huyện M’Đrắk - cho biết đang tiếp tục huy động 100 cán bộ, chiến sĩ cùng dân quân, thanh niên, cán bộ công nhân viên vào túc trực tại sở chỉ huy phòng chống lụt bão đóng tại thôn 11, xã Cư San (khu vực lòng hồ Krông Pách Thượng), sẵn sàng sơ tán dân khi mực nước dâng cao.

"Mưa lớn hai ngày nay, lượng nước dâng ở lòng hồ đã lên khá nhanh, dự kiến đêm nay một số khu vực tại ba thôn thuộc lòng hồ sẽ bị ảnh hưởng. Anh em vào đây để sơ tán dân, tài sản đến nơi cao ráo, tránh nguy hiểm", ông Thảo nói.

Lập sở chỉ huy tại lòng hồ thủy lợi để sơ tán 600 hộ dân đang bị cô lập - Ảnh 2.

Nhiều nhà cửa, hoa màu đã bị ngập nước - Ảnh: TRUNG TÂN

Theo ông Thảo, hiện nay mực nước vẫn đang tiếp tục dâng, ba thôn với gần 600 hộ dân bị cô lập, chỉ có thể ra ngoài bằng thuyền máy. 

"Chúng tôi đã lập sở chỉ huy tiền phương, huy động mọi nguồn lực để đưa dân đến nơi an toàn. Anh em sẽ ăn ngủ tại chỗ, chờ cho đến khi hết mưa, nước rút mới rút quân về", ông Thảo nói.

Lập sở chỉ huy tại lòng hồ thủy lợi để sơ tán 600 hộ dân đang bị cô lập - Ảnh 3.

Người dân lo lắng do mực nước ngày càng lên cao - Ảnh: TRUNG TÂN

Ông Thảo nói thêm, dự án lòng hồ thủy lợi có hơn 700 hộ dân tại ba thôn 9, 10, 11 phải dời chỗ ở để ngăn đập. Tuy nhiên, khu tái định cư số 1 tại xã Cư Êlang (Ea Kar) chỉ mới đáp ứng được khoảng 150 hộ dân. Số còn lại gần 600 hộ dân phải chờ khu tái định cư số 2 tại xã Cư Bông (Ea Kar) hoàn thành mới tái định cư cho người dân ở lòng hồ được.

Lãnh đạo Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk (Ban A) cho biết từ nay đến Tết Nguyên đán, đơn vị và UBND 2 huyện Ea Kar, M'Đrắk sẽ cố gắng dời tiếp 200 hộ dân đến nơi ở mới, nhưng với điều kiện bà con phải đồng thuận.

Dự án hồ chứa nước Krông Pách Thượng (tổng vốn đầu tư hơn 4.400 tỉ đồng) do Bộ NN&PTNT đầu tư xây dựng ở Đắk Lắk. Từ nhiều nguyên nhân mà hơn 700 hộ dân vùng lòng hồ Krông Pách Thượng đã đợi chờ hơn 10 năm để được bố trí nơi tái định cư mới.

Người dân đã phải gánh chịu hậu quả của nhiều đợt bão lũ, tài sản bị thất thoát. Trong mùa mưa bão năm 2020, ngành chức năng Đắk Lắk cũng đã phải sơ tán hàng trăm hộ dân khu vực lòng hồ này.

Gia Lai: Giải cứu 29 người dân mắc kẹt

Sáng 30-11, hơn 30 cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (Công an tỉnh Gia Lai) cùng các lực lượng địa phương nỗ lực tiếp cận giải cứu 14 người dân mắc kẹt tại tổ 9 (phường Đoàn Kết, thị xã Ayun Pa). Mưa lớn, lượng nước dâng cao khiến nhiều người dân ở khu vực tổ 9 không kịp thoát ra ngoài, đành cố thủ trên những căn nhà chòi tạm bợ chờ cứu hộ.

Trong khi đó, tại huyện Krông Pa, ông Hồ Văn Thảo, chủ tịch UBND huyện Krông Pa, cho biết đã giải cứu 15 người dân bị kẹt ở các chòi rẫy. Trong đó, có 9 người dân trồng dưa (là người lao động từ Bình Định lên thuê đất để trồng dưa hấu vụ đông xuân năm 2021-2022) bị mắc kẹt tại khu vực rẫy thuộc buôn Chư Krih (xã Chư Drăng) và 8 người dân tại khu vực ven sông Ba thuộc xã Chư Gu.

Lập sở chỉ huy tại lòng hồ thủy lợi để sơ tán 600 hộ dân đang bị cô lập - Ảnh 4.

Mưa lũ trên diện rộng ở phía đông nam tỉnh Gia Lai khiến hàng ngàn người dân bị lũ cô lập - Ảnh: L.N.

Theo báo cáo nhanh của Văn phòng thường trực Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Gia Lai, tính đến trưa 30-11, mưa lớn đã gây ngập, chia cắt một số khu vực phía đông và đông nam tỉnh.

Tại huyện Ia Pa, mưa lớn làm toàn bộ khu vực dân cư thôn Bôn Jứ (xã Ia Broăi) với hơn 1.200 người dân bị cô lập. Ngoài ra, trên địa bàn huyện có 4 ngầm tràn bị ngập khiến 4 thôn Mơ Năng 2 (xã Kim Tân), Plei Du (xã Chư Răng), Bi Giông và Bi Gia (xã Pờ Tó) bị cô lập.

Tại thị xã Ayun Pa, mưa lớn khiến cho toàn bộ khu vực vùng trũng của 7 xã, phường (xã Ia Rtô, Ia Sao, Ia Rbol, phường Hòa Bình, Cheo Reo, Đoàn Kết và Sông Bờ) bị ngập lụt.

TRUNG TÂN - HUỲNH CÔNG ĐÔNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tổng thống Pháp Macron sắp thăm Việt Nam lần đầu tiên

Chuyến thăm Việt Nam đầu tiên trên cương vị Tổng thống Pháp của ông Macron sẽ diễn ra trong ba ngày, bắt đầu từ ngày 25-5 tới.

Tổng thống Pháp Macron sắp thăm Việt Nam lần đầu tiên

Từ 2021-2025 đạt 5.619 nhà ở xã hội, TP.HCM báo cáo kế hoạch đạt 100.000 căn đến 2030

Sở Xây dựng vừa tham mưu UBND TP.HCM báo cáo Bộ Xây dựng về kế hoạch để đạt 100.000 căn nhà ở xã hội đến năm 2030.

Từ 2021-2025 đạt 5.619 nhà ở xã hội, TP.HCM báo cáo kế hoạch đạt 100.000 căn đến 2030

Thủ tướng: Khởi công tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng vào ngày 19-12

Chiều tối 20-5, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt - đã chủ trì họp với các bộ, ngành, cơ quan.

Thủ tướng: Khởi công tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng vào ngày 19-12

Kiểm tra đột xuất một nhà máy sản xuất sản phẩm cho công ty chồng Đoàn Di Băng

Liên quan hai sản phẩm bị đình chỉ lưu hành do công ty của chồng Đoàn Di Băng phân phối, Thanh tra Sở Y tế Đồng Nai đã kiểm tra đột xuất nhà máy sản xuất sản phẩm này.

Kiểm tra đột xuất một nhà máy sản xuất sản phẩm cho công ty chồng Đoàn Di Băng

Chủ tịch Công ty Pha Lê thuê giang hồ chém cổ đông, thâu tóm mỏ cát

Cơ quan công an bắt tạm giam ông Phạm Chiến Thắng - chủ tịch hội đồng thành viên Công ty TNHH thương mại Pha Lê Quảng Nam - vì đã thuê giang hồ chém cổ đông.

Chủ tịch Công ty Pha Lê thuê giang hồ chém cổ đông, thâu tóm mỏ cát

Nestlé Việt Nam nói gì về việc sử dụng thông tin của Viện Dinh dưỡng?

Liên quan quảng cáo Nestlé Milo 'được thử nghiệm lâm sàng của Viện Dinh dưỡng quốc gia', Sở Y tế tỉnh Đồng Nai đã có báo cáo gửi Cục An toàn thực phẩm.

Nestlé Việt Nam nói gì về việc sử dụng thông tin của Viện Dinh dưỡng?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar