14/03/2021 20:24 GMT+7

Lắp cửa van thép 200 tấn đầu tiên cho cống thủy lợi 'khủng' nhất miền Tây

CHÍ QUỐC
CHÍ QUỐC

TTO - Chiều 14-3, cửa van bằng thép nặng 200 tấn đầu tiên đã được lắp cho cống Cái Lớn thuộc dự án hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 1 “khủng” nhất miền Tây với vốn đầu tư hơn 3.300 tỉ đồng.

Lắp cửa van thép 200 tấn đầu tiên cho cống thủy lợi khủng nhất miền Tây - Ảnh 1.

Cửa van đầu tiên nặng 200 tấn đã được lắp vào cống Cái Lớn chiều 14-3. Còn 10 cửa van nữa sẽ được lắp đặt trong thời gian tới - Ảnh: NGỌC HÂN

Theo Ban quản lý đầu tư và xây dựng công trình thủy lợi 10 (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn), cửa van này có chiều ngang 40m, cao 9m, nặng 200 tấn. Việc lắp cửa van này là khâu khó khăn, phức tạp nhất, đòi hỏi phải có kinh nghiệm, kỹ thuật cao, được lắp đặt giữa sông, chịu áp lực lớn của dòng chảy và gió thổi…

Do độ phức tạp như vậy nên để được lắp đặt chính thức, nhà thầu thi công phải "tập dượt" trong vài ngày qua cho đến khi thuần thục. 10 cửa van còn lại của dự án này sẽ được lắp đặt từ nay cho tới tháng 6 để đưa toàn bộ dự án vào vận hành tạm.

Trước đó, cống Cái Bé đã bắt đầu vận hành tạm từ đầu tháng 2 (nhanh hơn một mùa khô theo tiến độ hợp đồng) để kịp phòng chống hạn mặn mùa khô năm 2021.

Phát biểu tại hội nghị lần thứ 3 về phát triển Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng biến đổi khí hậu tổ chức hôm qua (13-3) tại TP Cần Thơ, ông Đỗ Thanh Bình - bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang - cho biết việc kịp thời đưa vào vận hành tạm này đã giúp tỉnh bảo vệ khoảng 20.000ha đất sản xuất nông nghiệp khỏi xâm nhập mặn và tỉnh không phải đắp 134 đập tạm trong mùa khô năm nay.

Lắp cửa van thép 200 tấn đầu tiên cho cống thủy lợi khủng nhất miền Tây - Ảnh 2.

Với 11 cửa van, mỗi cửa van rộng 40m, cống Cái Lớn được xem là công trình thủy lợi "khủng" nhất ở miền Tây và cả nước - Ảnh: NGỌC HÂN

Vì vậy, đến thời điểm hiện tại Kiên Giang cơ bản chủ động được nguồn nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân.  

Dự án hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 1 (thuộc tỉnh Kiên Giang) có tổng vốn đầu tư hơn 3.300 tỉ đồng, được khởi công vào tháng 10-2019, là dự án "khủng" nhất miền Tây và cả nước. 

Dự án này có chức năng điều tiết, chống xâm nhập mặn nhiều tỉnh phía tây sông Hậu như Kiên Giang, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau...

Theo các nhà thầu, lần đầu tiên họ phải dùng cẩu tháp để thi công cống này thay vì chỉ dùng sà lan như những dự án cống thông thường khác.

Nước nhiễm mặn, dùng sà lan chở nước thô về xử lý khiến giá nước Bến Tre lên 51.000/m3

TTO - Ngày 4-3, ông Trần Hùng - tổng giám đốc Công ty cổ phần Cấp thoát nước Bến Tre - cho biết hiện nước sông Giồng Trôm bị nhiễm mặn trên 3 phần ngàn, đơn vị phải chở nước thô bằng sà lan về xử lý nên giá nước sẽ tăng.

CHÍ QUỐC

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ, cấp đổi giấy phép lái xe của Công an tỉnh Phú Thọ

Từ 1-7, Công an tỉnh Phú Thọ có 23 điểm tiếp nhận hồ sơ cấp đổi, cấp lại giấy phép lái xe cho người dân tại 20 công an xã, phường và 3 đội sát hạnh, cấp giấy phép lái xe. Từ 1-8, sẽ tiếp tục triển khai thực hiện tại 128 công an xã, phường còn lại.

Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ, cấp đổi giấy phép lái xe của Công an tỉnh Phú Thọ

Khám chữa bệnh theo yêu cầu được hưởng bảo hiểm y tế; Kịch tính pha cứu 2 trẻ bằng drone phun thuốc

Khám chữa bệnh theo yêu cầu vẫn được hưởng bảo hiểm; Cứu trẻ bằng drone... là những thông tin thu hút nhiều bạn đọc quan tâm tuần qua.

Khám chữa bệnh theo yêu cầu được hưởng bảo hiểm y tế; Kịch tính pha cứu 2 trẻ bằng drone phun thuốc

Vì sao đường phố Đà Nẵng ngập chìm trong nước giữa mùa hè?

Trận mưa như trút nước chiều tối 5-7 khiến nhiều người bất ngờ khi chứng kiến nhiều tuyến phố của Đà Nẵng chìm trong nước. Tiến sĩ Lê Hùng - Trường đại học Bách khoa Đà Nẵng đã có những chia sẻ về nguyên nhân và đề xuất, hiến kế các giải pháp.

Vì sao đường phố Đà Nẵng ngập chìm trong nước giữa mùa hè?

Mướt mắt rặng dừa, lau sậy xanh um giữa lòng Thủ Thiêm

Sát bên đô thị Sala (khu độ thị mới Thủ Thiêm, TP.HCM) hiện đại là vùng đất mênh mông với bãi lau sậy và bùn lầy, rặng dừa mướt mắt vừa được đề xuất làm công viên sinh thái.

Mướt mắt rặng dừa, lau sậy xanh um giữa lòng Thủ Thiêm

Thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư phục vụ APEC ở Phú Quốc ra sao?

Ngoài phân công nhiệm vụ, thực hiện công tác thu hồi đất, bồi thường và hỗ trợ tái định cư, Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh An Giang kiến nghị UBND đặc khu Phú Quốc sớm bố trí khoảng 2.000 nền tái định cư cho phục vụ APEC 2027.

Thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư phục vụ APEC ở Phú Quốc ra sao?

Việt Nam xuất khẩu cá tra, ba sa và rô phi sang Brazil, hướng tới thương hiệu cà phê chung

Việc xuất khẩu gạo sang Brazil giúp nước này đảm bảo an ninh lương thực. Hai bên cũng thúc đẩy liên minh cà phê, xây dựng thương hiệu chung.

Việt Nam xuất khẩu cá tra, ba sa và rô phi sang Brazil, hướng tới thương hiệu cà phê chung
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar