18/01/2004 10:31 GMT+7

Lão mai của nội

HỒ SĨ BÌNH
HỒ SĨ BÌNH

TTCN - Ông nội mất sớm khi ba tôi còn rất nhỏ, bà nội trở thành góa phụ năm 26 tuổi nên những câu chuyện về ông, bố tôi vẫn mù mờ. Hình bóng của người để lại là cây mai mà nội trồng thời niên thiếu trước sân nhà...

Phóng to
TTCN - Ông nội mất sớm khi ba tôi còn rất nhỏ, bà nội trở thành góa phụ năm 26 tuổi nên những câu chuyện về ông, bố tôi vẫn mù mờ. Hình bóng của người để lại là cây mai mà nội trồng thời niên thiếu trước sân nhà...

Bà là người chăm sóc cây bao năm một cách thầm lặng, bền bỉ và đầy tình yêu thương. Nhìn bà tưới nước, bón phân rồi tuốt lá ngày cuối đông thật nhẹ nhàng, nâng niu như cất giữ một kỷ niệm riêng.

Gần 60 năm nơi hiên nhà, tóc người thiếu phụ từ lúc còn xanh cho đến ngày bạc trắng. Những ngày lễ lạt bà vẫn cắm hương dưới gốc mai, lần nào giỗ ông lại có thêm một mâm nhỏ để cúng ở gốc mai, khiêm tốn và trân trọng giấu kín một tình yêu không nói ra với ai nhưng luôn dai dẳng, nhức buốt cả đời người.

Cây mai của nội thuộc hàng đại lão, cành lá xum xuê, dáng và thế rất đẹp, vạm vỡ, vươn cao. Có lẽ bà nội là người hiểu được tính khí của lão mai nhất nên nhiều khi thời tiết bất thường, chẳng năm nào giống năm nào, bà vẫn biết cách chăm sóc riêng và chọn đúng lúc để tuốt lá, kịp vào thời khắc giao mùa, để đúng dịp tết là hoa nở rợp trời.

Hình như cây được nuôi dưỡng và săn sóc bởi một thứ tình cảm nồng ấm của bà nên luôn kiêu hãnh và tự hào. Có năm cây đã cho hoa tới tám, chín cánh. Năm nào màu vàng của hoa cũng tươi rói mơn mởn, bao giờ cũng khát khao cháy bỏng muốn bộc lộ hết cái nhan sắc mãn khai nồng thắm của riêng mình.

Mùa hoa nở, ai đi qua cũng ghé lại trầm trồ đứng ngắm. Tiếng đồn khắp cả vùng, lão mai trở thành niềm tự hào của cả thôn xóm. Nhiều người nghe tiếng từng đến nài nỉ xin mua bớt một vài cành. Bà chỉ cười: “Mua bán chi, tết nhất có chỗ cho con cháu đi về...”.

Nhà tôi ở thị xã, năm nào tôi cũng theo bố về quê ăn tết. Từ đầu ngõ, màu vàng mai của nội đã rực thắm cả khu vườn, nhìn từ xa đôi khi thấy thấp thoáng nụ cười của quê nhà chào đón người xa về nôn nao sum họp.

Cả một bức tranh quê ngày tết luôn xôn xao tiếng nói cười thân thiết. Bà con, họ hàng đến chơi đông đúc. Bên gốc mai vàng, những ông lão khăn đóng áo dài ngồi uống trà, nhấm nháp chén rượu đầu năm, mấy thằng cu áo mới xanh, đỏ chạy lon ton. Rộn ràng nhưng yên bình trong hương sắc mùa vàng thôn dã luôn tạo nơi tôi niềm phấn khích khó tả.

Cứ tưởng bức tranh quê ấm áp ấy theo mình đi mãi, nhưng rồi... cuộc vui ngắn chẳng tày gang. Trước tết năm ấy, ông quận trưởng đem xe jeep về, đi theo là mấy người lính và hai người trên hội đồng xã, với yêu cầu hết sức lạnh lùng: tết năm nay “cụ tổng thống” đặc biệt ghé thăm tỉnh nhà, vì vậy bà phải dâng gốc mai để chưng nơi dinh tỉnh trưởng mà trang trí đón cụ...

Nước mắt rưng rưng, bà một mực chống đối đến cùng. Nhưng cuộc chiến đấu ấy có bao giờ cân sức. Bà cụ yếu đuối, đơn chiếc chỉ biết lặng nhìn người ta tàn nhẫn đốn tận gốc mai và mang đi.Tết năm ấy bố chở tôi về. Mưa xuân bay bay xao xác trên đường làng.

Trước hiên nhà trơ trọi một gốc cây bị đốn sát đất. Tôi nghe nhói lên trong lòng tiếng nấc căm phẫn, tưởng rằng ai đã cướp mất cả mùa xuân thơ ấu ở quê nhà. Bà nằm liệt giường, kê gối lên cho cao đầu, nằm xoay về hướng lão mai. Bà nằm mãi, không dậy nổi. Năm đó bà mất.

Bây giờ cứ mỗi lần tết đến, chỉ cần gặp lại sắc hoa mai là tôi nhớ về dáng nội nằm bên hiên nhà cũ. Lạ một điều, mỗi năm hình bóng ấy trở về trong ký ức càng lúc càng rõ và mãnh liệt hơn.

HỒ SĨ BÌNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ấn Độ 'có bước đi ngoại lệ' gia hạn thời gian lưu giữ xá lợi Đức Phật tại Việt Nam

Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam thông báo việc Chính phủ Ấn Độ ‘có một bước đi ngoại lệ’ là kéo dài thời gian lưu giữ xá lợi Đức Phật tại Việt Nam theo đề nghị của phía Việt Nam.

Ấn Độ 'có bước đi ngoại lệ' gia hạn thời gian lưu giữ xá lợi Đức Phật tại Việt Nam

Tết Đoan ngọ mùng 5-5, AFN dạy làm bánh bá trạng Phúc Kiến

Một loại bánh không thể thiếu trong ngày Tết Đoan ngọ (5-5 âm lịch) với người Hoa là bánh bá trạng (còn gọi là bánh ú). Kênh ẩm thực AFN chia sẻ công thức làm bánh truyền thống bá trạng Phúc Kiến nổi tiếng.

Tết Đoan ngọ mùng 5-5, AFN dạy làm bánh bá trạng Phúc Kiến

Tổng Bí thư đề nghị UNESCO hỗ trợ phục dựng điện Kính Thiên, ghi danh quần thể Yên Tử

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh việc trả lại trục Hoàng Đạo hàng ngàn năm và dựng lại điện Kính Thiên là việc hệ trọng của đất nước Việt Nam, đề nghị UNESCO tiếp tục ủng hộ và tư vấn.

Tổng Bí thư đề nghị UNESCO hỗ trợ phục dựng điện Kính Thiên, ghi danh quần thể Yên Tử

Kịch thiếu nhi hè: vòng quanh thế giới

Chào đón hè 2025, một số sân khấu đã lên sàn tập và chốt lịch diễn kịch thiếu nhi.

Kịch thiếu nhi hè: vòng quanh thế giới

Lê Bê La ghen điên đảo

Lê Bê La có vai diễn đặc biệt trên sân khấu sau 10 năm vắng bóng, đó là Lê Bê Chi - người vợ đau khổ với những cơn ghen thái quá.

Lê Bê La ghen điên đảo

Hai chiếc áo của hoàng thái hậu Từ Cung từ Mỹ hồi cố hương

Hai chiếc áo thường phục của hoàng thái hậu Từ Cung, mẹ của vua Bảo Đại, được một người ở Mỹ tặng lại TP Huế để trưng bày. Áo vừa hồi cố hương.

Hai chiếc áo của hoàng thái hậu Từ Cung từ Mỹ hồi cố hương
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar