21/04/2009 06:20 GMT+7

Lao kháng thuốc: chữa lâu dài

BS LƯƠNG THỊ THUẬN(Trung tâm Phòng chống lao và bệnh phổi Tây Ninh)
BS LƯƠNG THỊ THUẬN(Trung tâm Phòng chống lao và bệnh phổi Tây Ninh)

TT - Cả ba cha con cùng đi điều trị lao kháng thuốc. Người cha đã chết, con trai cũng đang suy sụp rất nhanh và con gái mới mắc khi tuổi chưa đến 30!

Phóng to

Dựa trên kết quả X-quang phổi có tổn thương nghi lao, các bác sĩ sẽ tiếp tục cho bệnh nhân xét nghiệm và cấp thuốc điều trị lao - Ảnh: N.C.T.

Lao bao gồm lao phổi và lao ngoài phổi (lao màng não, lao hạch, lao xương, lao ruột...). Ở bệnh nhân lao phổi, khi đi xét nghiệm có thể M (+): tìm thấy vi trùng lao hoặc M (-): không tìm thấy vi trùng lao.

Các bệnh nhân lao mới được cấp bốn loại thuốc theo phác đồ 1: SHRZ điều trị trong tám tháng. Nếu bệnh tái phát, điều trị lần hai theo phác đồ 2: SHRZE (thêm một loại thuốc). Sau khi điều trị phác đồ lần 2 thất bại mới gọi lao phổi thất bại điều trị. Lúc này bệnh nhân được cho làm kháng sinh đồ và cấp một loại thuốc để quản lý dài hạn. Theo chương trình chống lao quốc gia chỉ cấp 5 thứ thuốc này, nếu vi trùng lao còn nhạy với thuốc nào thì điều trị với thuốc đó.

50.000 đồng/ngày

Mắc lao “siêu kháng thuốc” coi như xong

Trong 22 nước có bệnh suất lao cao nhất, chiếm đến 80% lao thế giới thì VN đang đứng thứ 12. Mỗi năm tỉ lệ lao mới ở VN là 173/100.000 dân. Có 2,7% ca lao mới (chưa điều trị) đã kháng thuốc và 19,3% tái phát là kháng thuốc (kháng ít nhất với hai thuốc chữa lao). Song chương trình chống lao quốc gia chỉ cấp thuốc cho những trường hợp lao chưa kháng thuốc và cũng chưa có kế hoạch điều trị rõ ràng cho bệnh nhân lao có HIV!

HIV chỉ lây qua các hành vi có nguy cơ hoặc từ mẹ sang con, còn vi khuẩn lao từ những người mắc bệnh lao kháng thuốc tung bay qua đờm dãi ho, phun, khạc... sẽ tiếp tục lây những người xung quanh đến lúc người đó chết. Hãy tưởng tượng cứ một bệnh nhân lao có M (+) lây 10-15 người/năm và 10% số này sẽ chuyển thành bệnh. Những ai bị lây lao kháng thuốc phải tự chữa chạy vô cùng tốn kém, nguy hơn nếu bị “siêu kháng thuốc” vì theo một nghiên cứu tại Nam Phi cho thấy tử vong gần như 100%!

Nếu kháng cả năm loại thuốc trên, phải điều trị thuốc kháng lao hàng thứ II... BS phải cho toa để bệnh nhân ra ngoài mua, tái khám hằng tháng và quản lý theo diện điều trị ngoại trú, nếu bệnh nhân cần thì cho nhập viện. Chi phí điều trị bình quân ít nhất 50.000 đồng/ngày, thời gian điều trị ít nhất 18 tháng và thay đổi tùy theo từng người. Ngoài các thuốc điều trị lao, có bệnh nhân còn phải kèm thuốc bổ, thuốc trợ gan, các thuốc điều trị triệu chứng... (ví dụ bệnh nhân bị lao kèm theo tiểu đường hoặc bệnh lý gan, thận kèm theo thì chi phí điều trị và thời gian điều trị sẽ khác).

Trong số những người bị lây vi trùng lao từ những bệnh nhân lao kháng thuốc này có thể mắc lao và trở thành những bệnh nhân lao mới M (+) kháng thuốc, không được cấp thuốc của chương trình chống lao quốc gia dù họ vẫn được quản lý, cho toa, hẹn tái khám và theo dõi đến lúc chết.

Trường hợp bệnh nhân lao kháng thuốc quá nghèo, không đủ tiền mua đủ các thuốc hoặc bỏ điều trị là điều đáng lo ngại. Tỉ lệ lao kháng thuốc theo thời gian ngày càng tăng vì rất nhiều lý do. Độ tuổi của bệnh lao ngày càng trẻ và lao kháng thuốc cũng vậy - ngày càng có nhiều người trẻ. lý do chủ yếu do ảnh hưởng dịch HIV/AIDS nên số bệnh nhân nhập viện ở tuổi thanh thiếu niên ngày càng tăng.

Đúng, đủ

Cần được phát hiện ngay khi có các triệu chứng nghi lao: ho kéo dài trên 10 ngày mà uống thuốc không bớt hoặc ho ra máu, gầy sút không rõ nguyên nhân, ớn lạnh về chiều, đau tức ngực, khó thở... phải đi khám ngay ở bác sĩ chuyên khoa lao và bệnh phổi. Lưu ý: nhân viên y tế phải điều trị bệnh nhân đúng phác đồ - đặc biệt là y tế tư nhân ở những thầy thuốc không chuyên khoa lao. Nhà thuốc, hiệu thuốc không bán thuốc cho bệnh nhân tự mua về chữa không đúng cách.

Người bệnh cần uống thuốc đúng thời gian (tám tháng, nhiều người bỏ giữa chừng do tác dụng phụ hoặc “thấy khỏe”), đúng liều lượng (theo cân nặng), phối hợp đủ thuốc (đủ bốn hoặc năm loại theo phác đồ, nhiều trường hợp chỉ uống một hoặc hai loại; có bệnh nhân tự đến nhà thuốc mua Streptomycine về chích hoặc mua một viên Rimifon uống mỗi ngày...), uống lúc bụng trống (để hàm lượng thuốc hấp thu vào máu đủ giết chết vi trùng lao).

Một khi đã được phát hiện lao thì phải điều trị đúng cách theo sự hướng dẫn của BS chuyên khoa, phải ăn uống đầy đủ, giữ gìn sức khỏe để nâng sức đề kháng của cơ thể. Khi ho khạc phải xử lý đàm đúng cách để tránh lây lan cho người thân trong gia đình và những người xung quanh. Thân nhân người bệnh phải hỗ trợ bệnh nhân suốt quá trình điều trị lao, bồi dưỡng, chăm sóc sức khỏe... và biết cách bảo vệ để tránh lây lan. Trong mùa thi, phụ huynh cần lưu ý trẻ học quá sức, thức đêm, nhiễm lạnh... làm giảm sức đề kháng của cơ thể khiến bệnh lao phát triển.

BS LƯƠNG THỊ THUẬN(Trung tâm Phòng chống lao và bệnh phổi Tây Ninh)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cảnh sát giao thông dẫn đường taxi chở bé trai co giật đến bệnh viện cấp cứu kịp thời

Thấy con trai bị sốc phản vệ, lên cơn co giật, người mẹ nhanh trí nhờ cán bộ Cục Cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ trên cao tốc dùng mô tô đặc chủng dẫn đường đến bệnh viện nhanh chóng.

Cảnh sát giao thông dẫn đường taxi chở bé trai co giật đến bệnh viện cấp cứu kịp thời

Đái tháo đường âm thầm 'tấn công' người trẻ, 5 người sẽ có 1 người không biết bệnh

Đó là thông tin được PGS Nguyễn Thị Bích Đào - chủ tịch Hội Đái tháo đường và nội tiết TP.HCM - chia sẻ tại Hội thảo khoa học Chiến lược quản lý các bệnh lý tim mạch - chuyển hóa từ khuyến cáo đến thực hành lâm sàng do Bệnh viện Gia An 115 tổ chức.

Đái tháo đường âm thầm 'tấn công' người trẻ, 5 người sẽ có 1 người không biết bệnh

Cách nhận biết, điều trị bệnh 13% dân số thế giới mắc: Kém khoáng men răng hàm - răng cửa

Kém khoáng hóa men răng hàm - răng cửa (MIH) là bệnh lý phổ biến liên quan đến khiếm khuyết cấu trúc men răng trong quá trình phát triển, với tỉ lệ xác định khoảng 13% dân số thế giới.

Cách nhận biết, điều trị bệnh 13% dân số thế giới mắc: Kém khoáng men răng hàm - răng cửa

Bệnh viện Chợ Rẫy ứng dụng nhiều phương pháp tiên tiến trong điều trị ung thư

Tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), các phương pháp điều trị hóa trị, xạ trị, phẫu thuật, phối hợp đa mô thức tiên tiến đã và đang được triển khai, giúp quản lý bệnh tốt từ giai đoạn sớm, kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân ung thư.

Bệnh viện Chợ Rẫy ứng dụng nhiều phương pháp tiên tiến trong điều trị ung thư

Bộ Y tế chỉ đạo báo cáo vụ 'bác sĩ dỏm' giữa thủ đô và đi thẩm mỹ rồi tử vong

Từ “bác sĩ dỏm” hoạt động giữa trung tâm Hà Nội, một cơ sở thẩm mỹ bị tố sai phạm ở Hải Phòng đến vụ tử vong khi chuyển viện tại Thanh Hóa đều là những vi phạm nghiêm trọng trong lĩnh vực khám chữa bệnh vừa xảy ra.

Bộ Y tế chỉ đạo báo cáo vụ 'bác sĩ dỏm' giữa thủ đô và đi thẩm mỹ rồi tử vong

Khám, phát thuốc miễn phí cho cựu chiến binh, người có công

Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ, Sở Nội vụ TP.HCM phối hợp tổ chức chương trình khám bệnh xương khớp - thần kinh và cấp phát thuốc miễn phí cho người có công với cách mạng.

Khám, phát thuốc miễn phí cho cựu chiến binh, người có công
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar