25/08/2023 17:23 GMT+7

Lao động trẻ tới Nhật Bản là thực tập sinh: Đang xem xét, cải thiện chế độ lương, phúc lợi...

Khi số lượng thực tập sinh Việt Nam tới sinh sống, làm việc tại Nhật Bản ngày càng tăng, nhiều hoạt động hợp tác bảo vệ quyền lợi người lao động Việt Nam được đẩy mạnh.

Các đại biểu Việt Nam và Nhật Bản tại hội thảo ngày 25-8 - Ảnh: TRÀ MY

Các đại biểu Việt Nam và Nhật Bản tại hội thảo ngày 25-8 - Ảnh: TRÀ MY

Ngày 25-8, tại Hà Nội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản, Đại sứ quán Nhật Bản tổ chức hội thảo "50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản: Chặng đường hợp tác trong lao động, việc làm và an sinh xã hội".

Nhật Bản rà soát để cải thiện chế độ cho thực tập sinh

Tại hội thảo, ông Hanyuda Takashi - thứ trưởng Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản - cho biết Chính phủ nước này đang xem xét, định hướng vẫn tiếp tục duy trì chức năng đào tạo nhân lực thông qua chương trình thực tập sinh, sử dụng hỗ trợ và bảo vệ thông qua các nghiệp đoàn quản lý của hệ thống hiện nay.

Lý do đằng sau là chế độ thực tập kỹ năng bắt đầu từ năm 1992 đến nay đã bộc lộ những hạn chế đáng kể như thực tập sinh chỉ nhận mức lương cơ bản tối thiểu và không có tiền thưởng, các khoản phụ cấp như lao động Nhật Bản.

Nhiều trường hợp điều kiện lao động không được đảm bảo, thu nhập chưa cao, thực tập sinh không được chuyển nơi làm việc dù công việc không phù hợp.

Phía Nhật Bản cho biết trong lĩnh vực phòng chống mua bán người, Chính phủ nước này hỗ trợ xây dựng đường dây nóng 111 “Tăng cường tư vấn, hỗ trợ nạn nhân mua bán người ở cấp độ khu vực".

Từ tháng 8, dự án hợp tác kỹ thuật “Hỗ trợ kết nối thông tin việc làm cho thực tập sinh kỹ năng đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng” được cũng bắt đầu.

Người Việt đứng đầu số lượng nhưng còn mặt trái, do đâu?

Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh cho biết hợp tác lao động giữa Việt Nam và Nhật Bản chính thức bắt đầu kể từ năm 1992, thông qua tiếp nhận thực tập sinh Việt Nam sang Nhật Bản.

Sau 31 năm triển khai, Việt Nam hiện là quốc gia đứng đầu cả về số lượng thực tập sinh và đang làm việc tại Nhật trong 15 nước ký kết phái cử.

Ông Phạm Viết Hương - phó cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước - cho biết những năm gần đây, số lao động Việt Nam sang làm việc tại Nhật Bản chiếm trên 50% số lao động đi làm việc ở nước ngoài hằng năm.

Tính đến cuối tháng 12-2022, tổng số lao động Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Nhật Bản là 345.000 người, trong đó có khoảng 176.000 thực tập sinh kỹ năng và 77.000 thực tập sinh kỹ năng đặc định.

Một số dự án hợp tác giữa hai nước trong thời gian qua bao gồm: thực tập sinh kỹ năng, lao động kỹ năng đặc định, đưa ứng viên điều dưỡng - hộ lý Việt Nam sang Nhật Bản làm việc, lao động kỹ thuật, kỹ sư, phiên dịch viên.

Ông Phạm Viết Hương phát biểu tại hội thảo ngày 25-8 - Ảnh: TRÀ MY

Ông Phạm Viết Hương phát biểu tại hội thảo ngày 25-8 - Ảnh: TRÀ MY

Hiện nay, cùng với việc số lượng người Việt Nam sang Nhật Bản tăng mạnh cũng tồn tại mặt trái là tình trạng thực tập sinh, lao động bỏ trốn khỏi nơi thực tập, cư trú làm việc bất hợp pháp. Xu hướng hiện giảm nhưng vẫn chưa được cải thiện rõ rệt.

Nguyên nhân chính xuất phát từ việc một số doanh nghiệp phái cử chưa thực hiện tốt việc tuyển chọn, phái cử và quản lý lao động. Nghiệp đoàn Nhật Bản không thực hiện đúng quy định pháp luật hai nước, tạo ra gánh nặng chi phí cho lao động.

Bên cạnh đó, một số xí nghiệp tiếp nhận thực tập sinh có điều kiện môi trường, làm việc chưa tốt và lao động phải trả chi phí cao hơn nhiều so với quy định.

Mặt khác, trong giai đoạn dịch COVID-19, nhiều lao động Việt Nam bị mất việc làm, không có thu nhập để trang trải chi phí sinh hoạt, tiền thuê nhà.

Việc đồng yen Nhật bị mất giá đảng kể trong thời gian qua khiến cho thu nhập thực tế của lao động tại Nhật Bản giảm nhiều.

Nhật Bản sẽ đơn giản hơn việc cấp thị thực tay nghề cao cho lao động nước ngoài

Ngày 14/4, Cơ quan Dịch vụ nhập cư Nhật Bản cho biết vào ngày 21/4 tới, chính phủ sẽ giới thiệu hệ thống mới, đơn giản hơn để cấp thị thực tay nghề cao cho lao động nước ngoài.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Putin công bố quyết định tạo vùng đệm dọc biên giới Ukraine

Tổng thống Nga Vladimir Putin gọi đây là một 'vùng đệm an ninh cần thiết' dọc biên giới với Ukraine.

Ông Putin công bố quyết định tạo vùng đệm dọc biên giới Ukraine

Rộ tin Israel chuẩn bị tấn công cơ sở hạt nhân, Iran cảnh báo 'phản ứng tàn khốc'

Iran phản ứng sau khi Đài CNN tiết lộ thông tin tình báo Israel chuẩn bị tấn công các cơ sở hạt nhân của Tehran, ngay cả khi chính quyền ông Trump đang đàm phán hạt nhân với Iran.

Rộ tin Israel chuẩn bị tấn công cơ sở hạt nhân, Iran cảnh báo 'phản ứng tàn khốc'

Tòa án Thái Lan buộc cựu thủ tướng Yingluck bồi thường 300 triệu USD

Cựu thủ tướng Yingluck bị buộc bồi thường cho các khoản lỗ của chương trình trợ giá gạo của chính phủ Thái Lan khi bà cầm quyền.

Tòa án Thái Lan buộc cựu thủ tướng Yingluck bồi thường 300 triệu USD

Hạ viện Mỹ thông qua 'siêu dự luật' 1.100 trang về giảm thuế và chi tiêu

Hạ viện Mỹ do Đảng Cộng hòa kiểm soát đã thông qua dự luật chi tiêu và cải cách thuế (tax) quy mô lớn với chỉ một phiếu chênh lệch.

Hạ viện Mỹ thông qua 'siêu dự luật' 1.100 trang về giảm thuế và chi tiêu

Máy bay đâm xuống khu dân cư gây cháy dữ dội nhiều nhà, xe

Chiếc máy bay rơi xuống một khu phố ở San Diego, Mỹ, gây ra đám cháy lớn làm hư hại ít nhất 15 ngôi nhà và nhiều ô tô.

Máy bay đâm xuống khu dân cư gây cháy dữ dội nhiều nhà, xe

Không có bằng chứng về 'diệt chủng' đối với người da trắng ở Nam Phi như ông Trump cáo buộc

Gần đây Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố có một cuộc “diệt chủng” nhằm vào nông dân da trắng ở Nam Phi và đề xuất đưa họ sang Mỹ tị nạn. Song việc kiểm chứng của Đài CNN lại cho thấy thông tin không phải như vậy.

Không có bằng chứng về 'diệt chủng' đối với người da trắng ở Nam Phi như ông Trump cáo buộc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar