25/11/2021 11:49 GMT+7

Lao động di cư Việt Nam ở nước ngoài gặp khó khăn trong chăm sóc sức khỏe

DƯƠNG LIỄU
DƯƠNG LIỄU

TTO - Người lao động di cư Việt Nam ở nước ngoài đang gặp khó khăn về ngôn ngữ, thiếu kiến thức về quyền lợi của bảo hiểm y tế khi xét nghiệm và điều trị COVID-19, chi phí xét nghiệm và điều trị COVID-19 cao,...

Lao động di cư Việt Nam ở nước ngoài gặp khó khăn trong chăm sóc sức khỏe - Ảnh 1.

Bà Mihyung Park, trưởng phái đoàn Di cư quốc tế tại Việt Nam, phát biểu khai mạc hội thảo - Ảnh: BTC

Đó là một trong những kết quả nghiên cứu được đưa ra trong chương trình Hội thảo triển khai thỏa thuận toàn cầu về di cư và chương trình sức khỏe người di cư Việt Nam, Bộ Y tế tổ chức với sự phối hợp của Phái đoàn Di cư quốc tế tại Việt Nam, Tổ chức Y tế thế giới diễn ra ngày 25-11 tại Hà Nội.

Tại hội thảo, bà Mihyung Park, trưởng phái đoàn Di cư quốc tế tại Việt Nam, chia sẻ: "Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự lấy sức khỏe người di cư làm ưu tiên xuyên suốt với việc đề cập đến vấn đề sức khỏe và tiếp cận với hệ thống chăm sóc sức khỏe trong một số mục tiêu thỏa thuận.

Chúng ta cần đẩy mạnh nghiên cứu khảo sát một cách kịp thời để đưa ra những giải pháp chăm sóc sức khỏe cho người di cư trong những biến cố đại dịch như đại dịch COVID-19 vừa qua".

Trước đó, tháng 5-2021, Bộ Y tế đã thành lập nhóm kỹ thuật sức khỏe người di cư Việt Nam với sự tham gia của các bộ, ban ngành, các cơ quan của Liên Hiệp Quốc với mục tiêu chính là xây dựng chính sách, dự án liên quan đến sức khỏe người di cư lĩnh vực y tế và dân số.

Theo khảo sát về tiếp cận thông tin và dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người Việt Nam ở nước ngoài trong thời kỳ đại dịch COVID-19 của TS Aiko Kaji, BS.ThS Trần Thị Tuyết Lương, TS Nguyễn Trang trình bày tại hội thảo cho thấy người di cư Việt Nam tại Nhật Bản, Hàn Quốc đang gặp nhiều khó khăn trong việc chăm sóc sức khỏe.

Trong đó khó khăn lớn nhất là ngôn ngữ, thiếu kiến thức về quyền lợi của bảo hiểm y tế khi xét nghiệm và điều trị COVID-19, chi phí xét nghiệm và điều trị COVID-19 cao, thiếu hợp đồng lao động chính thức, thiếu phản hồi từ Đại sứ quán Việt Nam tại nước đến, nguồn thông tin chính thống bị hạn chế.

Qua đó, kiến nghị người sử dụng lao động hỗ trợ phúc lợi xã hội cho người lao động nhập cư, chính phủ các nước xem xét thực hiện chính sách linh hoạt cho người lao động nhập cư, các công ty và dịch vụ môi giới cần chuẩn bị tốt hơn cho những người lao động nhập cư về ngôn ngữ, kỹ năng thích ứng xã hội, kỹ năng tìm kiếm thông tin…

Theo nghiên cứu Di cư và sức khỏe người di cư Việt Nam của GS.TS Nguyễn Đình Cử, khoảng 5 năm trở lại đây, dòng người Việt Nam di cư ra nước ngoài theo diện đầu tư ngày càng nhiều, người di cư đa số có độ tuổi 20-39, chủ yếu là nữ với tỉ lệ khoảng 55%.

Trong đó, sức khỏe người di cư trong nước chịu nhiều rủi do hơn người không di cư do sống ở nơi có mật độ cao, dễ lây truyền dịch bệnh. Người di cư kết hôn muộn dẫn đến quan hệ tình dục không được bảo vệ. Bên cạnh đó, người di cư thiếu thông tin về môi trường mới, chưa có hộ khẩu, chưa có bảo hiểm y tế…

Ông Cử kiến nghị Nhà nước sớm có chương trình bảo vệ chăm sóc sức khỏe người di cư để tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng, xóa đói, giảm nghèo...

Hội thảo đã lắng nghe nhiều nghiên cứu, khảo sát và kiến nghị của các đơn vị đóng góp để triển khai thỏa thuận toàn cầu về di cư và chương trình sức khỏe người di cư của Việt Nam hiệu quả. 

Bộ trưởng Bộ Công an đề nghị Bộ Nội vụ Anh tăng cường hợp tác phòng chống di cư trái phép

TTO - Tại buổi hội đàm với Bộ trưởng Bộ Nội vụ Anh, Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an, đưa ra 5 điểm để hai bên cùng phối hợp triển khai trong thời gian tới, trong đó có đề nghị hợp tác phòng chống di cư trái phép.

DƯƠNG LIỄU

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

12 tuổi nhưng nặng 83kg, bé trai suy hô hấp nặng, tổn thương gan khi mắc sốt xuất huyết

12 tuổi nhưng cân nặng 83kg, bé trai bị rối loạn đông máu, xuất huyết tiêu hóa, tổn thương gan, suy hô hấp nặng khi mắc sốt xuất huyết.

12 tuổi nhưng nặng 83kg, bé trai suy hô hấp nặng, tổn thương gan khi mắc sốt xuất huyết

Khám dịch vụ vẫn được bảo hiểm y tế chi trả

Có vẻ nghịch lý nhưng là thực tế tại nhiều bệnh viện: người bệnh khi đăng ký khám dịch vụ vẫn được chi trả một phần bảo hiểm y tế tùy danh mục.

Khám dịch vụ vẫn được bảo hiểm y tế chi trả

Ăn uống thực phẩm có đường, loại nào nhiều tác hại với sức khỏe?

Đường đã được chứng minh là có nhiều tác hại với sức khỏe, nhưng cách bạn tiêu thụ đường cũng có thể mang đến những tác động khác nhau.

Ăn uống thực phẩm có đường, loại nào nhiều tác hại với sức khỏe?

Kê đơn thuốc mạn tính tối đa 90 ngày: Bệnh nhân cần lưu ý gì?

Nhiều người bệnh mạn tính vui mừng khi Bộ Y tế ban hành danh mục bệnh, nhóm bệnh được kê đơn thuốc tối đa 90 ngày.

Kê đơn thuốc mạn tính tối đa 90 ngày: Bệnh nhân cần lưu ý gì?

Đột quỵ tái phát rất nguy hiểm, phòng ngừa ra sao?

Đột quỵ là tình trạng nguy cấp đe dọa tính mạng và để lại di chứng nặng nề. Nhưng đột quỵ tái phát còn nguy hiểm hơn.

Đột quỵ tái phát rất nguy hiểm, phòng ngừa ra sao?

Áp dụng ERAS, mỗi ca phẫu thuật nội soi cắt đại trực tràng tiết kiệm 20 triệu đồng

Đây là kết quả nghiên cứu với bệnh nhân phẫu thuật nội soi cắt đại trực tràng khi áp dụng chương trình ERAS (phục hồi tăng cường sau phẫu thuật) tại Bệnh viện Chợ Rẫy.

Áp dụng ERAS, mỗi ca phẫu thuật nội soi cắt đại trực tràng tiết kiệm 20 triệu đồng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar