13/03/2017 09:37 GMT+7

Lãnh đạo ở châu Âu chỉ trích Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ

ANH THƯ
ANH THƯ

TTO - Một số nhà lãnh đạo ở châu Âu đã lên tiếng chỉ trích Thổ Nhĩ Kỳ về chuyện gây ra căng thăng ngoại giao với nước châu Âu.

Người biểu tình giơ cao ảnh của ông Erdogan trước lãnh sự quán Hà Lan tại Istanbul - Ảnh: Reuters

Trước đó, theo BBC, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã cáo buộc Đức và Hà Lan là "tàn dư phát xít" sau khi chính quyền hai nước này quyết định chặn các cuộc tụ tập của cộng đồng người Thổ gặp các bộ trưởng Thổ sang nói chuyện sửa đổi Hiến pháp.

Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte ngày 12-3 cho rằng những nhận xét của ông Erdogan là "khùng điên" và "không thể chấp nhận được".

Ông Rutte cũng yêu cầu ông Erdogan phải xin lỗi vì so sánh Hà Lan như "phát xít Đức Quốc xã". "Đất nước này đã bị đánh bom trong Thế chiến II bởi Đức Quốc xã. Thật không thể chấp nhận nổi cách nói chuyện như vậy" - ông Rutte phát biểu.

Trong khi đó Bộ trưởng Ngoại giao Đức Sigmar Gabriel cho biết ông hy vọng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bình tĩnh và kiềm chế thái độ lại. Còn Bộ trưởng Nội vụ Đức Thomas de Maiziere tuyên bố với truyền thông rằng ông phản đối các cuộc tụ tập chính trị của Thổ Nhĩ Kỳ tại Đức dù Thủ tướng Angela Merkel cho biết chính quyền Berlin không phản đối các bộ trưởng đến từ Ankara tham dự nói chuyện ở nước này.

Lãnh đạo của Đan Mạch cũng vừa quyết định hủy một cuộc họp song phương đã lên kế hoạch với Tổng thống Erdogan. Thủ tướng Lars Lokke Rasmussen cho biết ông rất quan ngại về việc "các nguyên tắc dân chủ đang phải chịu áp lực lớn" tại Thổ Nhĩ Kỳ.

"Với những cuộc công kích hiện nay của Thổ Nhĩ Kỳ nhắm vào Hà Lan, cuộc họp không thể nào tách biệt khỏi vấn đề này" - ông Rasmussen nói về lý do hủy họp.

Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đang tổ chức các buổi tụ tập nhằm kêu gọi cộng đồng người Thổ Nhĩ Kỳ sống ổ châu Âu bỏ phiếu trong một cuộc trưng cầu dân ý về sửa đổi Hiến pháp giúp tăng quyền lực cho Tổng thống Erdogan.

Tuy nhiên cơ quan chức năng tại Đức, Áo và Hà Lan đã chặn các cuộc tụ tập do quan ngại an ninh và cho rằng các cuộc biểu tình có thể thổi bùng căng thẳng trong khu vực.

Cuộc tụ tập nói chuyện của cộng đồng người Thổ tại Pháp vẫn diễn ra sau khi cơ quan chức năng địa phương cho rằng cuộc tập hợp này không gây ra bất kỳ mối đe dọa nào.

Quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hà Lan đặc biệt trở nên căng thẳng hơn từ cuối tuần qua sau khi Hà Lan ngăn hai bộ trưởng Thổ Nhĩ Kỳ tiếp xúc với cử tri cho cuộc vận động trưng cầu dân ý.

ANH THƯ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Trump mời Giáo hoàng Leo XIV về thăm quê

Ông Trump đã chuyển thư mời Giáo hoàng Leo XIV thăm Mỹ, cũng là nơi ông được sinh ra. Tuy nhiên, chuyến thăm có thể sẽ khó diễn ra sớm.

Ông Trump mời Giáo hoàng Leo XIV về thăm quê

Ông Biden trải lòng sau khi mắc ung thư

Trong thông điệp đầu tiên sau khi được chẩn đoán mắc ung thư, ông Biden đã gửi lời cảm ơn đến những người ủng hộ và quan tâm mình, cho rằng đây là căn bệnh mà ai cũng có thể gặp phải.

Ông Biden trải lòng sau khi mắc ung thư

Vụ dùng dao đâm nhiều người có các tình tiết kỳ lạ tại Hàn Quốc

Cảnh sát lần theo dấu vết nghi phạm người Trung Quốc gốc Hàn Quốc sau khi y đâm 2 người lớn tuổi ngoài đường, và tìm thấy thêm 2 thi thể nữa ngày 19-5.

Vụ dùng dao đâm nhiều người có các tình tiết kỳ lạ tại Hàn Quốc

Thông điệp rắn của Thủ tướng Israel: Sẽ kiểm soát toàn bộ Dải Gaza

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố nước này sẽ kiểm soát toàn bộ Dải Gaza sau khi quân đội Israel mở chiến dịch quân sự và tấn công dữ dội vào các mục tiêu.

Thông điệp rắn của Thủ tướng Israel: Sẽ kiểm soát toàn bộ Dải Gaza

Apple ra mắt loạt trợ năng mới cho người khiếm thị và khiếm thính

Apple vừa công bố một loạt tính năng mới dành cho người dùng iPhone và iPad, tập trung hỗ trợ những người khiếm thị, khiếm thính hoặc có nhu cầu đặc biệt.

Apple ra mắt loạt trợ năng mới cho người khiếm thị và khiếm thính

Philippines bác bỏ tin đồn sẽ ngừng hệ thống giáo dục phổ thông 12 năm từ tháng 6

Thông tin Philippines ngừng chương trình giáo dục phổ thông 12 năm gây tranh cãi K-12 khiến dư luận hoang mang, Bộ giáo dục nước này đã nhanh chóng khẳng định đây chỉ là tin giả.

Philippines bác bỏ tin đồn sẽ ngừng hệ thống giáo dục phổ thông 12 năm từ tháng 6
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar