19/07/2024 16:11 GMT+7

Lãnh đạo Myint Swe lâm trọng bệnh, Myanmar thêm rối ren

Truyền thông Myanmar ngày 19-7 đưa tin người đứng đầu chính quyền quân sự Myanmar Myint Swe (73 tuổi) lâm trọng bệnh khiến nước này càng thêm rối ren.

Người đứng đầu chính quyền quân sự Myanmar Myint Swe - Ảnh: AFP

Người đứng đầu chính quyền quân sự Myanmar Myint Swe - Ảnh: AFP

Hãng tin Reuters dẫn nguồn từ truyền thông Myanmar cho biết nhà lãnh đạo chính quyền quân sự Myanmar Myint Swe (73 tuổi) hiện mắc chứng sa sút tâm thần vận động (psychomotor retardation, hội chứng làm giảm khả năng vận động của bệnh nhân) và suy dinh dưỡng.

“Theo kết quả khám sức khỏe, ông Myint Swe mắc chứng rối loạn thần kinh và bệnh lý về thần kinh ngoại biên (peripheral neuropathy disease)", tờ báo địa phương Global New Light of Myanmar đưa tin.

Tờ báo này cũng tiết lộ tình trạng sức khỏe của ông Myint Swe vẫn không cải thiện và phải phẫu thuật cả hai mắt, dù đã được can thiệp y tế và điều trị tại Singapore.

“Vì ông ấy không thể thực hiện các hoạt động thường nhật như ăn uống nên chúng tôi đang cung cấp các biện pháp điều trị y tế chặt chẽ”, truyền thông Myanmar dẫn thông báo của cơ quan chức năng.

Sau khi bà San Suu Kyi và Tổng thống Win Myint bị bắt hồi năm 2021, phó tổng thống Myint Swe trở thành quyền tổng thống.

Mặc dù ông Myint Swe chỉ là nhân vật mang tính biểu trưng nhưng giới quan sát nhận định tình hình sức khỏe của ông có thể khiến chính quyền quân sự đối mặt với một số vấn đề liên quan đến hiến pháp.

Đặc biệt, tin tức về các vấn đề sức khỏe của nhà lãnh đạo Myanmar bùng nổ trong thời điểm quốc gia Đông Nam Á này đang phải vật lộn để ổn định đất nước.

Ông Richard Horsey, một nhà phân tích về Myanmar tại Tổ chức Khủng hoảng quốc tế (ICG), cho biết Myanmar hiện không có người đảm nhận vị trí cấp phó chính thức dưới quyền ông Myint Swe, nên họ sẽ không có người kế nhiệm, trừ khi ông Myint Swe từ chức.

“Như vậy, Thống tướng Min Aung Hlaing sẽ quyết định các vấn đề của đất nước, nhưng ông ấy không thể tự đề cử chính mình làm lãnh đạo chính quyền quân sự Myanmar”, ông Horsey nói rõ.

Mất quyền kiểm soát một số thị trấn biên giới quan trọng

Hiện quân đội Myanmar đang đối mặt với thách thức lớn nhất kể từ khi lên nắm chính quyền sau cuộc đảo chính hồi năm 2021, khi các nhóm vũ trang dân tộc thiểu số liên tục nổi dậy ở các vùng biên giới phía bắc, đông bắc, tây bắc và tây nam nước này.

Hồi cuối tháng 10-2023, "Liên minh 3 anh em" gồm Đội quân dân tộc Arakan (AA), Đội quân Liên minh dân chủ quốc gia Myanmar (MNDAA), và Quân đội giải phóng dân tộc Ta'ang (TNLA) thông báo đã chiếm giữ một số đồn quân sự và những con đường huyết mạch nối Myanmar với Trung Quốc.

Cho đến nay, chính quyền quân đội Myanmar cũng thừa nhận đã mất quyền kiểm soát tại một số thị trấn biên giới quan trọng, có giao thương với Trung Quốc. Các cuộc giao tranh ác liệt vẫn tiếp diễn từ cuối tháng 10-2023 mà chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Giao tranh ở đông bắc Myanmar phức tạp hơn, thêm nhóm mới nhảy vào

Đội quân liên hợp bang Wa (UWSA) và Đội quân bang Shan-Bắc (SSA-N) bất ngờ điều động lực lượng đến khu vực Lashio, dù trước đó họ không tham gia giao tranh.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Trump tuyên bố áp thuế 30% với EU và Mexico từ 1-8

Ngày 12-7, Tổng thống Trump công bố sẽ áp mức thuế 30% với hàng nhập khẩu từ Mexico và Liên minh châu Âu (EU) kể từ ngày 1-8, sau nhiều tuần đàm phán mà không đạt được thỏa thuận thương mại toàn diện.

Ông Trump tuyên bố áp thuế 30% với EU và Mexico từ 1-8

Đài Loan tập trận 10 ngày, đưa hệ thống HIMARS của Mỹ ra công viên

Ngày 12-7, quân đội Đài Loan bắt đầu triển khai một trong những vũ khí tấn công mới và chính xác nhất của hòn đảo này: hệ thống pháo phản lực cơ động cao HIMARS do Tập đoàn Lockheed Martin (Mỹ) sản xuất.

Đài Loan tập trận 10 ngày, đưa hệ thống HIMARS của Mỹ ra công viên

Mỹ phát hiện, bắt một CEO chuyển 'thiết bị tinh vi' sang Iran

Một người đàn ông Iran, cũng là thường trú nhân tại Mỹ đã bị bắt tại Los Angeles với cáo buộc xuất khẩu "thiết bị điện tử tinh vi" từ Mỹ sang Iran, vi phạm các lệnh trừng phạt của Washington.

Mỹ phát hiện, bắt một CEO chuyển 'thiết bị tinh vi' sang Iran

Cần đặt quan hệ Việt - Mỹ trong bức tranh chung

Quan hệ Việt - Mỹ trong 30 năm qua cũng có lúc thăng lúc trầm, nhất là khi nói tới một vài lĩnh vực cụ thể và tại một vài thời điểm cụ thể.

Cần đặt quan hệ Việt - Mỹ trong bức tranh chung

Nga đổi chiến thuật, tấn công ồ ạt vào các thành phố xa tiền tuyến của Ukraine

Ukraine tố Nga phóng 597 drone và 26 tên lửa tấn công miền tây Ukraine trong đêm. Nga dường như đang đổi chiến thuật khi tăng cường không kích vào khu vực xa tiền tuyến vốn từng được coi là khá an toàn.

Nga đổi chiến thuật, tấn công ồ ạt vào các thành phố xa tiền tuyến của Ukraine

Di tích liên quan chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia thành di sản văn hóa thế giới

Bảo tàng diệt chủng Tuol Sleng (S21), Cánh đồng chết Choeung Ek và Nhà tù M13 cũ của Campuchia chính thức được công nhận là di sản văn hóa thế giới tại kỳ họp thứ 47 của UNESCO.

Di tích liên quan chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia thành di sản văn hóa thế giới
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar