16/05/2011 03:03 GMT+7

Lãng phí năng lượng: biến thách thức thành cơ hội

ĐẶNG TƯƠI thực hiện
ĐẶNG TƯƠI thực hiện

TT - Giải quyết bài toán lãng phí năng lượng, theo ông Huỳnh Kim Tước - giám đốc Trung tâm Tiết kiệm năng lượng TP.HCM - nên nhìn năng lượng như một ngành kinh tế cần phát triển của thị trường, từ đó biến thách thức thành cơ hội.

Ông Tước chia sẻ:

- Năng lượng tác động lên GDP của một quốc gia. Để tạo ra một đơn vị GDP, thường sử dụng là 1.000 USD, Việt Nam cần 600 kgOE (kg dầu quy đổi), so với 400 kgOE của Thái Lan, trung bình của thế giới là 300 kgOE, nước Nhật là 100 kgOE. Khi phân tích nguyên nhân, có thể nói trình độ công nghệ, năng lực quản trị năng lượng trong quá trình sản xuất, phân phối và tiêu dùng chưa cao là nguyên nhân cơ bản dẫn đến không hiệu quả năng lượng. S

ử dụng hiệu quả năng lượng tốt nhất là khi thiết lập một cơ cấu kinh tế phát triển theo hướng ít sử dụng năng lượng. Đây là thế mạnh của TP.HCM, khi cơ cấu kinh tế của thành phố thiên về dịch vụ, không có nhiều các ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng.

* Theo ông, TP.HCM đã nhìn thấy thế mạnh này chưa?

- Chúng ta đã thấy sự gia tăng nhanh chóng nhóm tòa nhà cao tầng (khoảng 6 triệu m2/năm) và hạ tầng đô thị quá lớn. Nên nhớ, một tuyến metro Bến Thành đi Suối Tiên phải cần công suất 140 MW. Trong tương lai chúng ta không chỉ có một tuyến, rồi sky train (tàu điện trên cao), sân bay... đòi hỏi lượng năng lượng rất lớn. Sự khác biệt nói trên đòi hỏi thành phố có góc nhìn khác, phù hợp với đặc thù thành phố, như cần lưu ý hơn về yếu tố công nghệ, chỉ số năng lượng trong các dự án đầu tư hạ tầng, hoặc cần có chủ trương riêng trong việc định hướng các công trình xây dựng theo hướng kiến trúc xanh, hiệu quả năng lượng... sẽ tránh được những lãng phí năng lượng trong tương lai.

Tọa đàm “Tác động của năng lượng đến kinh tế TP.HCM”

Ngày 18-5, báo Tuổi Trẻ và Trung tâm Tiết kiệm năng lượng TP.HCM tổ chức tọa đàm, chủ đề “Tác động của năng lượng đến kinh tế TP.HCM”.

Buổi tọa đàm có sự tham dự của đại diện lãnh đạo TP, một số sở ngành, chuyên gia kinh tế, doanh nghiệp...

Chúng ta có thể tham khảo kinh nghiệm của nước Nhật. Năm 2005, Chính phủ Nhật đưa ra chương trình Top Runner thúc đẩy ngành công nghiệp ôtô Nhật nghiên cứu sản xuất ôtô có mức tiêu hao năng lượng dưới 10 lít xăng cho 100km. Đến năm 2010 khi các công ty đạt được mục tiêu này, chương trình tiếp tục phát triển cho kế hoạch năm năm đạt dưới 6 lít/100km.

Tiết kiệm năng lượng của Nhật không chỉ để giảm lệ thuộc vào nguồn nhập năng lượng mà họ biến thách thức này thành cơ hội, thúc đẩy nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ nhằm tạo ra các sản phẩm hiệu quả năng lượng, dẫn dắt thế giới. Công nghệ thép của Nhật thấp nhất thế giới về suất tiêu hao năng lượng. Đi theo thị trường thiết bị, công nghệ và thị trường cung cấp dịch vụ (tư vấn, đào tạo...) là những thế mạnh của TP.HCM về năng lượng.

* Từ vài chục doanh nghiệp liên quan sản phẩm năng lượng, nay TP.HCM đã có hơn 500 doanh nghiệp lĩnh vực này. Đó là con số phát triển tốt đấy chứ thưa ông? Thế điều gì khiến vài trăm doanh nghiệp này chưa tạo thành sức mạnh cho kinh tế TP phát triển?

- Ngoài hàng trăm doanh nghiệp đang kinh doanh sản phẩm tiết kiệm năng lượng trong các lĩnh vực công nghiệp, vật liệu xây dựng, chiếu sáng, cơ điện công trình... hằng năm thành phố đón tiếp hàng trăm chuyến viếng thăm của các tổ chức, doanh nghiệp các nước tìm kiếm cơ hội kinh doanh trong lĩnh vực hiệu quả năng lượng và năng lượng tái tạo.

Cơ bản xuất phát từ ưu thế của TP.HCM: thị trường lớn và là nhà cung cấp toàn diện cho thị trường trong nước. Hạn chế lớn nhất của thị trường này là phần lớn thiết bị, công nghệ nhập khẩu, khả năng nội địa hóa còn hạn chế, các yếu tố trung gian của thị trường như tài chính, tư vấn... còn yếu. Ngoài ra, chính sách chưa cụ thể cũng làm hạn chế thị trường này.

Đối với thị trường thiết bị, công nghệ hiệu quả năng lượng, chúng ta đang đứng trước những hạn chế sau: khả năng nội địa hóa chưa cao do quy mô thị trường chưa đủ lớn, ngành công nghiệp phụ trợ chưa phát triển và mạng lưới nghiên cứu trong lĩnh vực này chưa nhiều. Các hạn chế này nhất thiết cần có sự can thiệp của Nhà nước trong giai đoạn đầu nhằm thúc đẩy thị trường phát triển, giành lấy ưu thế của người tiên phong.

ĐẶNG TƯƠI thực hiện

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

70 năm hoàn thành tập kết ra Bắc: Bấy nhiêu năm ấy biết bao nghĩa tình

Ngày 16-5-1955, tròn 70 năm trước, biển trời Quy Nhơn xanh ngắt đưa chân con tàu cuối cùng rẽ sóng tiễn những người con thân yêu của Liên khu V lên đường tập kết ra Bắc.

70 năm hoàn thành tập kết ra Bắc: Bấy nhiêu năm ấy biết bao nghĩa tình

Tạm dừng xem xét khen thưởng tổng giám đốc Công ty Cao su Sa Thầy liên quan vụ phá rừng

Huyện ủy Ia H'Drai đề nghị tỉnh Kon Tum tạm dừng xem xét khen thưởng đối với ông Đỗ Thanh Nam, phó bí thư Đảng ủy, tổng giám đốc Công ty cổ phần Cao su Sa Thầy, vì để xảy ra vụ phá rừng thuộc lâm phần do công ty quản lý.

Tạm dừng xem xét khen thưởng tổng giám đốc Công ty Cao su Sa Thầy liên quan vụ phá rừng

Sạt lở ở khu vực công trình thủy điện Tả Páo Hồ 1A, 5 người mất tích, 4 người bị thương

Lãnh đạo UBND tỉnh Lai Châu cho biết có 5 người mất tích, 4 người bị thương sau vụ sạt lở ở khu vực công trình thủy điện Tả Páo Hồ 1A (huyện Phong Thổ).

Sạt lở ở khu vực công trình thủy điện Tả Páo Hồ 1A, 5 người mất tích, 4 người bị thương

Bình Định xóa toàn bộ 4.411 nhà tạm, nhà dột nát, vượt tiến độ 7 tháng

Ngay sau khi Thủ tướng phát động phong trào "cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát", tỉnh Bình Định đã khẩn trương khởi công và hoàn thành xây dựng, sửa chữa 4.411 căn nhà cho bà con.

Bình Định xóa toàn bộ 4.411 nhà tạm, nhà dột nát, vượt tiến độ 7 tháng

Chuẩn bị hơn 10.000 tỉ để giải phóng mặt bằng dự án vành đai 4 TP.HCM qua Đồng Nai

Đồng Nai vừa chỉ đạo các sở ngành rà soát, bố trí nguồn vốn hơn 10.000 tỉ đồng để giải phóng mặt bẳng làm dự án vành đai 4 TP.HCM.

Chuẩn bị hơn 10.000 tỉ để giải phóng mặt bằng dự án vành đai 4 TP.HCM qua Đồng Nai

Đi tắm khe, hai học sinh chết đuối thương tâm

Trong lúc đi tắm ở khu vực khe nước, hai học sinh ở Hà Tĩnh đã không may chết đuối thương tâm.

Đi tắm khe, hai học sinh chết đuối thương tâm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar