04/06/2016 09:50 GMT+7

Lắng nghe thông điệp của bộ trưởng Mỹ tại ​Đối thoại Shangri-La

QUỲNH TRUNG (từ Singapore)
QUỲNH TRUNG (từ Singapore)

TTO - Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter mở màn phiên thảo luận đầu tiên bằng bài phát biểu quan trọng về chủ đề “Đối phó với các thách thức an ninh 
phức tạp của châu Á”.

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh và thượng nghị sĩ Mỹ John McCain bên lề Đối thoại Shangri-La ngày 3-6 - Ảnh: Q.Trung

Hôm nay 4-6, Đối thoại Shangri-La chính thức khai mạc tại Singapore với nhiều vấn đề về an ninh ở châu Á trong bối cảnh Trung Quốc đang trỗi dậy bất chấp luật lệ quốc tế. Đối thoại lần thứ 15 này dự kiến sẽ rất nóng.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter mở màn phiên thảo luận đầu tiên của Thượng đỉnh an ninh châu Á, hay Đối thoại Shangri-La, lần 15 tại Singapore này.

Dư luận và truyền thông quốc tế hết sức quan tâm về việc ông Carter sẽ gửi thông điệp gì tại Shangri-La năm nay, đặc biệt về vấn đề Biển Đông, trong bối cảnh Bắc Kinh ngày càng gia tăng các hoạt động xây dựng, tôn tạo quy mô lớn và tăng cường quân sự hóa các đảo đá ở Biển Đông.

Việc tất cả các quốc gia trong khu vực bày tỏ lo ngại về các hành động khiêu khích của Trung Quốc là rất quan trọng, đừng trông chờ phát biểu của chỉ riêng Mỹ

Chuyên gia Mỹ BONNIE GLASER

Mỹ tiếp tục chỉ trích Trung Quốc?

Ngay trước thềm đối thoại ở Shangri-La năm nay, ông Carter đã tuyên bố trong bài phát biểu tại Học viện Hải quân Mỹ ở Annapolis, bang Maryland ngày 27-5 rằng: “Các động thái của Trung Quốc có thể tạo ra một bức tường thành tự cô lập nước này. Các quốc gia trong khu vực - những nước đồng minh, đối tác - đang lên tiếng bày tỏ quan ngại công khai và bí mật ở mức cao nhất”, ám chỉ đến việc Trung Quốc đã gia tăng các cuộc tuần tra hàng hải ở khắp Biển Đông và xây dựng một loạt tiền đồn quân sự trên các đảo mà nước này tuyên bố chủ quyền.

Ngoài ra, theo báo Straits Times của Singapore, Trung Quốc cũng tỏ dấu hiệu cho thấy nước này có thể sớm tuyên bố Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông, tiếp sau việc đã tự ý thành lập ADIZ ở biển Hoa Đông có liên quan tranh chấp với Nhật.

Một quan chức quốc phòng Mỹ giấu tên cho biết Washington rất quan ngại về khả năng thành lập ADIZ ở Biển Đông của Bắc Kinh.

Quan chức này cho rằng nếu Bắc Kinh tuyên bố thành lập ADIZ ở khu vực đang tranh chấp không khác nào là hành động khiêu khích, nhưng đồng thời khẳng định ADIZ mới này cũng sẽ không ảnh hưởng đến các hoạt động quân sự của Mỹ trong khu vực.

Cũng theo báo Straits Times, Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter tham gia Đối thoại Shangri-La năm nay nhằm duy trì và thúc đẩy quan hệ với các đồng minh và đối tác ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, khu vực mà Washington xem rằng đang đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với lợi ích kinh tế và an ninh trong dài hạn của nước này.

Lý giải về việc Trung Quốc tiếp tục cử ông Tôn Kiến Quốc - phó tham mưu trưởng Bộ tham mưu liên hợp Quân ủy trung ương phụ trách đối ngoại - đến Shangri-La lần này, bà Bonnie Glaser, chuyên gia hàng đầu về Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) của Mỹ, cho rằng Trung Quốc sợ Mỹ sẽ khuấy động các nước chỉ trích hành động của họ ở Biển Đông, đồng thời không muốn bị chỉ trích là tránh né tham gia nên đưa một gương mặt cũ như ông Tôn Kiến Quốc tham dự.

“Thông thường các quan chức cấp cao Trung Quốc, đặc biệt trong lĩnh vực quân đội, có rất ít kinh nghiệm nói trước đám đông vì ngại phải nhận những câu hỏi khó từ cử tọa.

Tuy nhiên, tôi cũng không đánh giá cao ông Tôn Kiến Quốc trong khả năng trả lời các câu hỏi. Như các bạn đã biết tại Shangri-La năm ngoái, ông ấy cầm giấy đọc và đã tránh né, không trả lời đúng trọng tâm các câu hỏi của cử tọa” - bà Glaser trao đổi với Tuổi Trẻ bên lề Đối thoại Shangri-La.

Trưởng đoàn Trung Quốc Tôn Kiến Quốc sẽ phát biểu trong ngày họp thứ hai (5-6), cũng là ngày diễn ra phiên toàn thể với chủ đề “Những lợi ích an ninh cốt lõi của Trung Quốc”.

Chờ đợi thông điệp của Việt Nam

Bà Bonnie Glaser dự đoán rằng trong bài phát biểu tại Shangri-La, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter chắc chắn đề cập đến phán quyết sắp tới của Tòa trọng tài thường trực The Hague (PCA) về vụ Philippines kiện Trung Quốc liên quan đến Biển Đông.

Trao đổi với Tuổi Trẻ tại Singapore, giáo sư Carl Thayer từ Học viện Quốc phòng Úc, người cũng tham dự Đối thoại Shangri-La, dự đoán Bộ trưởng Carter sẽ tiếp tục bày tỏ lo ngại về các hoạt động quân sự hóa của Trung Quốc ở Biển Đông, yêu cầu Bắc Kinh tôn trọng phán quyết của PCA.

Giáo sư Carl Thayer bày tỏ mong đợi lắng nghe bài phát biểu của thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, trưởng đoàn quốc phòng Việt Nam, tại Shangri-La năm nay vào ngày 5-6.

Trong bài phát biểu chính khai mạc Đối thoại Shangri-La tối 3-6, Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha nhấn mạnh vai trò của ASEAN trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Thủ tướng Thái Lan cho biết hiện nay, khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang đối mặt với nhiều thách thức về an ninh.

Ông kêu gọi các nước phải hợp tác cùng nhau để vượt qua các thách thức và tạo nên một thế giới tốt đẹp hơn thông qua sự thông hiểu, hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau trên nguyên tắc tin tưởng, tôn trọng và cùng có lợi.

Về tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, thủ tướng Thái Lan kêu gọi ASEAN phải đoàn kết để tìm kiếm các giải pháp. Ông kêu gọi các bên tận dụng mọi cơ hội để thể hiện quyết tâm chính trị giải quyết vấn đề vì lợi ích chung.

Trả lời câu hỏi từ cử tọa “ông cảm thấy như thế nào khi các nước trong ASEAN bày tỏ lo ngại về các hành vi quân sự hóa của Trung Quốc ở Biển Đông?”, thủ tướng Thái Lan cho rằng nếu chỉ nhìn vào “biên giới, lãnh thổ” sẽ không thể giải quyết vấn đề, mà phải nhìn vào bản chất của xung đột.

Ông cho rằng các bên phải ngồi lại với nhau tìm ra các giải pháp trên tinh thần xây dựng để giải quyết vấn đề và thách thức.

“Phải có sự thỏa hiệp. Đàm phán phải được tiếp tục. Tôi hi vọng những diễn đàn như Đối thoại Shangri-La sẽ tạo cơ hội cho các bên cùng nhau tìm ra giải pháp dựa trên những lợi ích chung” - Thủ tướng Prayuth Chan-ocha kết luận.

Việt Nam có nhiều cuộc tiếp xúc song phương

Trong ngày 3-6, đoàn quan chức quốc phòng của hơn 30 quốc gia tham dự Đối thoại Shangri-La lần 15 đã có nhiều tiếp xúc song phương bên lề hội nghị, nhằm trao đổi các vấn đề an ninh khu vực cũng như tìm kiếm cơ hội hợp tác.

Trong ngày, thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đã có cuộc gặp song phương với quan chức quốc phòng các nước Mỹ, Singapore, Úc, New Zealand, Trung Quốc, Canada.

Ngoài ra, thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cũng gặp chào xã giao thượng nghị sĩ Mỹ John McCain tại khách sạn Shangri-La.

Tại cuộc gặp, thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh vui mừng nói với ông McCain rằng chuyến thăm của Tổng thống Barack Obama đến Việt Nam đã thành công tốt đẹp. Ông Vịnh cũng bày tỏ mong đợi được đón tiếp ông McCain đến Việt Nam trong thời gian sắp tới.

QUỲNH TRUNG (từ Singapore)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Báo Ukraine: Nga yêu cầu Kiev rút khỏi 4 vùng đã sáp nhập

Nguồn tin từ Văn phòng Tổng thống Ukraine cũng cho biết Tổng thống Trump 'vẫn hy vọng có thể làm được điều gì đó', sau cuộc đàm phán tại Istanbul.

Báo Ukraine: Nga yêu cầu Kiev rút khỏi 4 vùng đã sáp nhập

Syria dự định in đồng tiền mới tại UAE và Đức thay cho Nga?

Động thái được cho là phản ánh mối quan hệ đang nhanh chóng được cải thiện giữa Syria với các nước Ả Rập vùng Vịnh và phương Tây.

Syria dự định in đồng tiền mới tại UAE và Đức thay cho Nga?

Ông Trump: Vài tuần tới sẽ gửi các nước 'những gì phải trả để làm ăn tại Mỹ'

Ông Trump ngày 16-5 cho biết trong vòng 2-3 tuần tới, giới chức Mỹ sẽ gửi thư đến các quốc gia, thông báo 'những gì phải trả để làm ăn tại Mỹ'.

Ông Trump: Vài tuần tới sẽ gửi các nước 'những gì phải trả để làm ăn tại Mỹ'

Ông Zelensky không hề mua 51% cổ phần công ty bạch kim ở Nam Phi

Đoạn video lan truyền trên mạng xã hội gần đây khiến dư luận xôn xao khi tuyên bố Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã bỏ ra 1,6 tỉ USD mua lại cổ phần của công ty khai thác bạch kim lớn ở Nam Phi.

Ông Zelensky không hề mua 51% cổ phần công ty bạch kim ở Nam Phi

Sau 2 tiếng đàm phán, Ukraine tố Nga đưa yêu cầu từ bỏ lãnh thổ 'không thể chấp nhận'

Nguồn tin Ukraine tiết lộ với AFP rằng tại cuộc gặp ở Istanbul, Nga đã yêu cầu Ukraine từ bỏ những vùng lãnh thổ vẫn đang do Kiev kiểm soát.

Sau 2 tiếng đàm phán, Ukraine tố Nga đưa yêu cầu từ bỏ lãnh thổ 'không thể chấp nhận'

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Thái Lan

Chiều 16-5 tại trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Thủ tướng Thái Lan, lãnh đạo Đảng Vì nước Thái (Pheu Thai) Paetongtarn Shinawatra.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Thái Lan
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar