28/07/2004 05:00 GMT+7

Làng mới cho người vô gia cư

HOÀI NHÂN
HOÀI NHÂN

TT - Mấy chục năm qua, ở đô thị cổ Hội An (Quảng Nam) có hàng chục hộ gia đình không chốn nương thân hoặc sống trong những đình chùa, miếu mạo.

Phóng to
Ông Đỗ Hoa đang sửa sang vườn nhà và trồng bông bên căn nhà mới được xây vào đầu năm 2004
TT - Mấy chục năm qua, ở đô thị cổ Hội An (Quảng Nam) có hàng chục hộ gia đình không chốn nương thân hoặc sống trong những đình chùa, miếu mạo.

Bỗng một ngày họ được chính quyền địa phương mời lên nhận đất và hỗ trợ một phần chi phí để làm nhà ở. Cầm quyết định cấp đất trên tay, nhiều người trong số họ cứ ngỡ là mơ...

Những phận đời không chốn nương thân

Người đầu tiên tôi gặp là ông Đỗ Hoa (74 tuổi) trú tại tổ 4, khối phố Xuân Quang, phường Tân An, là một người đàn ông khắc khổ bởi khó nghèo. Cả cuộc đời 74 năm kể từ khi chào đời, ông Hoa không nhớ nổi đến tên mình bởi nhọc nhằn mưu sinh cơm áo. Vợ mất sớm, không mảnh đất cắm dùi, cha con ông sống vạ vật nơi đầu đường xó chợ làm thuê đủ việc.

Không hơn gì ông Hoa, gia đình anh Đinh Văn Thắng (45 tuổi) là một gia đình với bao nước mắt thương tâm. Cả hai vợ chồng sống nghề làm thuê ở chợ, có ba đứa con nhỏ nhưng anh chị nghèo đến nỗi chỉ đủ tiền che tạm một túp lều rộng chừng 4m2 trong khuôn viên của nhà thờ tộc Lưu, thuộc phường Sơn Phong.

Thấy vợ chồng anh ở mãi không chịu đi, đến năm 1999 bà con tộc Lưu làm đơn kiện vợ chồng anh ra tòa. Bản án có hiệu lực gần bốn năm mà vẫn không thể thi hành bởi lực lượng chức năng cưỡng chế được dăm ba bữa thì vợ chồng anh lại quay trở về che lều sống tạm.

Còn mẹ con chị Huỳnh Thị Mai (40 tuổi), trú tại tổ 13, phường Sơn Phong, có lẽ là người “cùng đinh” nhất. Hai mẹ con chị che lều sống cùng người chết tại khu nghĩa địa Bắc Sơn Phong hơn mười mấy năm. Đến năm 2001 khu nghĩa địa được qui hoạch di dời, thị xã cưỡng chế không cho mẹ con chị ở, phá hôm trước, hôm sau chị che lều trở lại ở tạm, bởi như lời chị nói là biết đi đâu bây giờ!

Cả thị xã Hội An có 48 hộ với khoảng 200 nhân khẩu sống vô gia cư như vậy. Đây cũng là nỗi bức xúc của chính quyền địa phương hàng chục năm nay chưa được giải quyết...Niềm vui nhà mới

Khi chúng tôi hỏi về số phận của những người vô gia cư ở đô thị cổ Hội An, ông Nguyễn Sự - chủ tịch HĐND thị xã Hội An - bộc bạch: “Năm 2002, khi còn làm chủ tịch UBND thị xã Hội An, tôi tận mắt chứng kiến cảnh bà con sống vật vạ mà lòng không yên tâm. Lúc đó Hội An đang phát động xây dựng thị xã văn hóa, tôi xin ý kiến thị ủy, cũng may là được ủng hộ. Thế là tôi quyết định cấp đất không thu tiền và tìm nguồn kinh phí hỗ trợ các hộ dân này xây dựng nhà ở”.

Tháng 4-2003, hai khu dân cư kiểu mẫu cho dân nghèo được hình thành ở khu 773 xã Cẩm Hà và khu khối phố 8, phường Thanh Hà. Tại đây, chính quyền đã phân lô cấp đất không thu tiền cho người dân nghèo không có nhà ở, hỗ trợ mỗi gia đình 5 triệu đồng để làm nhà.

Hôm tôi tìm về khu làng mới cho những người vô gia cư ở khối phố 8, phường Thanh Hà, ông Đỗ Hoa xúc động kể: “Cả đời tui hơn 70 tuổi chừ mới có được căn nhà, mừng lắm...”. Còn bà Lê Thị Nữ (71 tuổi), đang chăm bón luống rau bên sân nhà, tâm sự: “Hơn 50 năm qua tui và vợ chồng đứa con trai sống nhờ nhà bảo vệ của một trường học, khi được gọi lên xã nhận đất, mừng quá tui ngất xỉu...”. Bây giờ thì bà Nữ mãn nguyện lắm rồi vì đã có nơi để đặt bàn thờ ông bà hằng ngày thắp mấy nén nhang.

Những người đang sống trong làng mới mỗi người một hoàn cảnh, nhưng họ đều bảo rằng trong đời họ chưa bao giờ dám mơ đến một căn nhà dù đó là tranh tre nứa lá, chứ đừng nói đến chuyện làm chủ một mảnh đất. Đến khi được mời lên nhận đất làm nhà, ai cũng bảo là nằm mơ, khi cầm quyết định trong tay có nhiều người ngồi khóc ngon lành.

Giờ đây cả thảy 48 hộ dân vô gia cư đều đã có quyết định cấp đất rộng 200m2 với lời cam kết không được sang nhượng dưới bất kỳ hình thức nào, và đã có 40 hộ làm nhà mới nhờ số tiền trợ giúp của chính quyền thị xã Hội An, tám hộ khác đang mở móng làm nhà. Cả hai khu làng mới dù chưa được khang trang lắm nhưng đều có đường, điện, khu vui chơi giải trí, trạm xá giống như một khu đô thị mới của thị xã Hội An. Dù rằng ở khu làng mới chưa có nhà cao tầng nhưng ở đó đã có những gương mặt hạnh phúc.

HOÀI NHÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thêm 1 học sinh tử vong trong vụ 7 học sinh đi tắm suối bị lũ cuốn ở Quảng Ninh

Cơ quan chức năng đã tìm thấy học sinh thứ 5 trong vụ 7 học sinh đi tắm suối bị lũ cuốn ở Quảng Ninh. Tuy nhiên, học sinh này được xác định đã chết.

Thêm 1 học sinh tử vong trong vụ 7 học sinh đi tắm suối bị lũ cuốn ở Quảng Ninh

Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ triển khai tổ chức quân sự địa phương

Chiều 21-5, Bộ Quốc phòng tổ chức hội nghị giao nhiệm vụ triển khai tổ chức quân sự địa phương khi tổ chức bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp. Đại tướng Phan Văn Giang, bộ trưởng Bộ Quốc phòng, chủ trì buổi làm việc.

Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ triển khai tổ chức quân sự địa phương

Chống buôn lậu, hàng giả 21-5: Bộ Nông nghiệp và Môi trường lập tổ công tác ngăn chặn hàng giả

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy vừa ký ban hành quyết định thành lập Tổ công tác về cao điểm đấu tranh ngăn chặn tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Chống buôn lậu, hàng giả 21-5: Bộ Nông nghiệp và Môi trường lập tổ công tác ngăn chặn hàng giả

Ban Tổ chức Trung ương hướng dẫn độ tuổi nhân sự cấp xã sau sáp nhập

Độ tuổi cán bộ lần đầu tham gia cấp ủy cấp xã sau sáp nhập phải còn thời gian công tác ít nhất từ 60 tháng trở lên, tái cử còn ít nhất từ 48 tháng trở lên.

Ban Tổ chức Trung ương hướng dẫn độ tuổi nhân sự cấp xã sau sáp nhập

TP.HCM bố trí, sắp xếp nhân sự dôi dư như thế nào?

TP.HCM vừa có kế hoạch triển khai đề án sắp xếp, bố trí và thực hiện chế độ, chính sách cho cán bộ khi thực hiện sắp xếp bộ máy, yêu cầu giảm thiểu tối đa người dôi dư.

TP.HCM bố trí, sắp xếp nhân sự dôi dư như thế nào?

Nghe 'bán hàng lương cao 23-28 triệu' ở Thái Lan, bị lừa nhốt để thực hiện lừa đảo tại Myanmar

Nghe lời người lạ giới thiệu bao chi phí đi lại, qua Thái Lan làm nghề bán hàng với mức lương cao 23-28 triệu đồng, H. bị lừa dắt qua Myanmar, bắt nhốt, đánh đập để thực hiện việc lừa đảo trên mạng.

Nghe 'bán hàng lương cao 23-28 triệu' ở Thái Lan, bị lừa nhốt để thực hiện lừa đảo tại Myanmar
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar