15/12/2018 08:21 GMT+7

Làng '6 không' trên đỉnh Cheng Leng về nơi ở mới đón tết

ĐÌNH CƯƠNG
ĐÌNH CƯƠNG

TTO - Chạy nước rút cuối năm, cán bộ chiến sĩ Trung đoàn bộ binh 991 (Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Gia Lai) đang nỗ lực giúp dân làng Cheng Leng sống biệt lập trên ngọn núi cao 1.000m về nơi ở mới, để đón tết.

Làng 6 không trên đỉnh Cheng Leng về nơi ở mới đón tết - Ảnh 1.

Ông Thoan cùng các chiến sĩ trẻ làm những công đoạn cuối cho căn nhà mới của mình - Ảnh: ĐÌNH CƯƠNG

Trở lại trên những ngày này, chúng tôi gặp nhiều bộ đội giúp dân tháo dỡ nhà từ đỉnh núi cao về định cư ở làng Hek (xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện).

Trung tá Nguyễn Thành Dũng cho biết thực hiện theo chỉ thị của tỉnh, Trung đoàn 991 đang nỗ lực giúp dời dân về định cư nơi ở mới để được hưởng các chế độ an sinh xã hội.

Ông Phùng Trung Toàn - chủ tịch xã Chư A Thai - cho biết từ năm 1998, người dân từ các làng Dlâm, Drôk, Plei Trớ (xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện) lên khu vực đỉnh núi Cheng Leng làm nương rẫy.

Đến năm 2018, thống kê đã có 13 hộ dân với 59 nhân khẩu sinh sống tại đây.

Hai mươi năm nay, dân làng ở đây sống trong cảnh 6 "không": không điện, không đường, không trường, không trạm, không có hộ khẩu và không được hưởng bất kỳ một chế độ, chính sách gì.

Để giúp dân, lãnh đạo huyện Phú Thiện và xã Chư A Thai đã tổ chức họp dân làng thống nhất việc hỗ trợ dân trên đỉnh Cheng Leng về làng Hek.

"Tại làng Hek hiện mới chỉ dựng được một số khung nhà, công việc được thực hiện rất khẩn trương nhưng vẫn phải đảm bảo tính an toàn", ông Toàn nói.

Làng 6 không trên đỉnh Cheng Leng về nơi ở mới đón tết - Ảnh 2.

Để đón dân trên đỉnh Cheng Leng về định cư, trước đó vào tháng 6-2018, bộ đội Trung đoàn bộ binh 991 (Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Gia Lai) cùng người dân làng Hek đã tổ chức "cõng" các căn nhà quy hoạch lại làng Hek - Ảnh: CTV

Làng 6 không trên đỉnh Cheng Leng về nơi ở mới đón tết - Ảnh 3.

Gia đình ông Thoan (50 tuổi) là một trong những người đầu tiên đưa gia đình lên Cheng Leng dựng nhà khai hoang làm rẫy từ năm 1998 - Ảnh: ĐÌNH CƯƠNG

Làng 6 không trên đỉnh Cheng Leng về nơi ở mới đón tết - Ảnh 4.

Anh Nay Bhinh (36 tuổi) vừa được chuyển nhà về làng Hek. Anh đang đo lại trụ gỗ cuối cùng để cùng các chiến sĩ dựng khung nhà - Ảnh: ĐÌNH CƯƠNG

Làng 6 không trên đỉnh Cheng Leng về nơi ở mới đón tết - Ảnh 5.

Hai chiến sĩ đang đóng lại cửa nhà cho gia đình ông Rmar Thoan - Ảnh: ĐÌNH CƯƠNG

Làng 6 không trên đỉnh Cheng Leng về nơi ở mới đón tết - Ảnh 6.

Cán bộ chiến sĩ Trung đoàn bộ binh 991 đã tháo dỡ và di dời được nhà của 13 hộ dân - Ảnh: ĐÌNH CƯƠNG

Làng 6 không trên đỉnh Cheng Leng về nơi ở mới đón tết - Ảnh 7.

Nhiều chiến sĩ trẻ lần đầu tham gia nhiệm vụ tỏ ra rất háo hức với công việc giúp dân - Ảnh: ĐÌNH CƯƠNG

Làng 6 không trên đỉnh Cheng Leng về nơi ở mới đón tết - Ảnh 8.

50 cán bộ chiến sĩ được bố trí ăn ở tại nhà rông của làng - Ảnh: ĐÌNH CƯƠNG

Làng 6 không trên đỉnh Cheng Leng về nơi ở mới đón tết - Ảnh 9.

Người dân làng Hek rất vui mừng đón tiếp những thành viên mới. Ông Đinh Vech ra giúp người làng trên đỉnh Cheng Leng dựng nhà - Ảnh: ĐÌNH CƯƠNG

Làng 6 không trên đỉnh Cheng Leng về nơi ở mới đón tết - Ảnh 10.

Người dân làng Cheng Leng nhóm bếp tại nơi ở mới - Ảnh: ĐÌNH CƯƠNG

Làng 6 không trên đỉnh Cheng Leng về nơi ở mới đón tết - Ảnh 11.

Đã có 12 em nhỏ các hộ dân trên đỉnh Cheng Leng được đi học. Đa phần các em đã quá tuổi vào lớp 1 nhưng chưa biết chữ - Ảnh: ĐÌNH CƯƠNG

Làng 6 không trên đỉnh Cheng Leng về nơi ở mới đón tết - Ảnh 12.

Do làng xa trường và không có phương tiện di chuyển nên 12 em nhỏ được ở nội trú tại Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Nay Der. Ngoài được học chữ, tại đây các em được thầy cô dạy bảo cách sinh hoạt ăn, ngủ, vệ sinh - Ảnh: ĐÌNH CƯƠNG


ĐÌNH CƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Chủ đề: dời làng làng

Tin cùng chuyên mục

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 1: 'Anh Tây Ninh, em Long An' đã là kỷ niệm

Mới hôm qua thôi, nhiều người sống ở các vùng ranh tỉnh thành cũ còn đầy chuyện khôi hài như "nhà tôi Long An nhưng cái chuồng bò ở Tây Ninh", "con gái tôi dân TP.HCM lấy chồng Bình Dương dù hai nhà liền cái giậu mồng tơi"…

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 1: 'Anh Tây Ninh, em Long An' đã là kỷ niệm

50 năm kỳ thi tốt nghiệp THPT - Kỳ cuối: Gian nan học thật, thi thật

Trong lịch sử những kỳ thi tốt nghiệp THPT, xuyên suốt hành trình 50 năm vẫn là nỗ lực đổi mới đầy gian nan để hướng đến việc học thật, thi thật.

50 năm kỳ thi tốt nghiệp THPT - Kỳ cuối: Gian nan học thật, thi thật

50 năm kỳ thi tốt nghiệp THPT - Kỳ 5: Những vụ gian lận rúng động

Chỉ vài năm kể từ khi thực hiện cuộc vận động "hai không", cảnh gian lận thi cử lại tái phát.

50 năm kỳ thi tốt nghiệp THPT - Kỳ 5: Những vụ gian lận rúng động

Lấy chuyên môn làm tình nguyện

Đoàn y bác sĩ tình nguyện TP.HCM đón trung bình 500 lượt người dân đến khám mỗi ngày tại Attapeu, Lào.

Lấy chuyên môn làm tình nguyện

50 năm kỳ thi tốt nghiệp THPT - Kỳ 4: Kỳ thi thời 'hai không'

Năm học 2006-2007 là mốc thời gian thực hiện việc nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục.

50 năm kỳ thi tốt nghiệp THPT - Kỳ 4: Kỳ thi thời 'hai không'

50 năm kỳ thi tốt nghiệp THPT - Kỳ 3: Cuộc đổi mới từ đề tự luận đến trắc nghiệm

Nếu tính từ mốc 2006, khi môn ngoại ngữ lần đầu thi trắc nghiệm trong kỳ thi tốt nghiệp THPT thì cuộc chuyển đổi từ đề thi tự luận sang trắc nghiệm đã kéo dài gần 20 năm.

50 năm kỳ thi tốt nghiệp THPT - Kỳ 3: Cuộc đổi mới từ đề tự luận đến trắc nghiệm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar