02/04/2025 12:44 GMT+7

Lần theo vòi bạch tuộc lừa đảo người lao động -Kỳ 4: Chiêu trò ma quỷ lừa đảo và buôn người kiểu mới

Ngày 25-2-2025, tạp chí khoa học Taylor & Francis (Anh) đã công bố nghiên cứu với đầu đề "Đánh giá tương quan giữa buôn người và tội phạm mạng thông qua lời kể của những người sống sót".

lừa đảo - Ảnh 1.

Các tổ chức phi chính phủ đóng góp vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống chế độ nô lệ hiện đại. Trong ảnh là bốn thanh niên Việt Nam đã được tổ chức phi lợi nhuận Blue Dragon giúp trốn thoát khỏi các trung tâm lừa đảo trực tuyến ở Myanmar ngay trước Tết Nguyên đán 2025 - Ảnh: Facebook

Hình thức huấn luyện lừa đảo đã cho thấy trình độ tổ chức và phối hợp cao trong các trung tâm lừa đảo, qua đó nêu bật mối liên hệ giữa khai thác công nghệ và nạn buôn người.
SULEMAN LAZARUS

Săn mồi có tổ chức, biết thao túng tâm lý

Ba tác giả bài viết gồm TS Suleman Lazarus - nghiên cứu viên thỉnh giảng tại Trung tâm tội phạm học Mannheim thuộc Trường ĐH Kinh tế và Khoa học chính trị London (Anh), GS.TS Mark Button - người sáng lập và đồng giám đốc Trung tâm tội phạm mạng và tội phạm kinh tế thuộc Trường tội phạm học và tư pháp hình sự Đại học Portsmouth (Anh) và thạc sĩ Mina Chiang - chuyên gia về đấu tranh chống nạn buôn người cho nhiều cơ quan của Liên hợp quốc, Interpol, các chính phủ, tổ chức phi chính phủ và khu vực tư nhân.

Sau khi phân tích lời khai của các nạn nhân buôn người ở Campuchia, các nhà nghiên cứu đã phân tích như sau:

- Dụ dỗ và tuyển dụng: Các nạn nhân thường bị lừa vì những lời hứa hẹn sai sự thật và các khoản phúc lợi như tiền thưởng, vé máy bay khứ hồi khi về phép. Bọn buôn người dựa trên phản ứng của từng nạn nhân để thay đổi cách dụ dỗ.

Yếu tố dụ dỗ phổ biến là hứa hẹn việc làm. Thủ đoạn lừa đảo này cho thấy cách thức săn lùng con mồi có tổ chức của bọn lừa đảo. Chúng biết khai thác điểm yếu của nạn nhân và thao túng nhận thức khiến nạn nhân phải phụ thuộc vào bọn buôn người thì mới có hy vọng "đổi đời".

- Thao túng và kiểm soát: Sau khi được tuyển, các nạn nhân phải chịu nhiều hình thức thao túng và kiểm soát. Chiến thuật phổ biến là tịch thu hộ chiếu. Bọn buôn người thường ép nạn nhân chấp nhận visa du lịch với lời hứa sẽ có giấy phép lao động khi đến nơi.

Trò thao túng này được các nhân viên nhập cảnh ăn hối lộ tiếp tay. Hành vi kiểm soát và thao túng thể chế đã giúp bọn buôn người làm ăn, đồng thời bộc lộ lỗ hổng mang tính hệ thống dung dưỡng cho nạn cưỡng bức lừa đảo.

- Bóc lột và lao động cưỡng bức: Các nạn nhân phải làm việc trong điều kiện lao động bị bóc lột và bị cưỡng bức. Ai không đạt chỉ tiêu hằng ngày bị bắt buộc làm thêm giờ. Từ đó cho thấy nạn lừa đảo trực tuyến hiện nay ngày càng tinh vi vì cưỡng ép nạn nhân phải thích ứng và áp dụng nhiều cách thức bóc lột khác nhau.

- Giao dịch và di chuyển: Các nạn nhân thường bị thuyên chuyển giữa các công ty và các khu nhà. Mỗi khu nhà thường có bốn cấp an ninh với các bảo vệ trang bị vũ khí: cấp đầu tiên ở mỗi tầng lầu, cấp thứ hai ở cổng đầu tiên, cấp thứ ba ở cổng thứ hai và cấp thứ tư gồm các bảo vệ đặc biệt mặc đồ đen từng đi lính.

- Mạng lưới hỗ trợ và giải cứu: Một số nạn nhân đã được giải cứu nhờ các tổ chức phi chính phủ giúp đỡ. Một nạn nhân kể: "Đến tuần thứ ba tôi bắt đầu liên lạc với những người trung gian ở Bangladesh và Campuchia để giúp tôi ra khỏi công ty.

Một người bạn Bangladesh đã tìm thấy Tổ chức Chống lừa đảo toàn cầu (GASO) chuyên giải cứu các nạn nhân như chúng tôi khỏi các trung tâm lừa đảo... Sau hai tháng nỗ lực, GASO đã giải cứu tôi, bạn tôi và một cậu bé Nepal vào ngày 4-9-2022".

Cộng đồng hải ngoại và người di cư ở các quốc gia có trung tâm lừa đảo cũng có thể hỗ trợ các nạn nhân.

lừa đảo - Ảnh 2.

Cuối tháng 2-2025, cảnh sát Campuchia đột kích hai tòa nhà ở Poipet (tỉnh Banteay Meanchey) và bắt giữ 230 người nước ngoài tham gia hoạt động lừa đảo trực tuyến. Bọn chủ mưu là người Trung Quốc - Ảnh: cambojanews.com

"Nô lệ kỹ thuật số"

Doanh nghiệp xã hội Humanity Research Consultancy ở Anh (chuyên đấu tranh chống buôn người) khẳng định lừa đảo trực tuyến chính là một hình thức nô lệ mới được gọi là nô lệ kỹ thuật số. Vậy có gì khác giữa nạn buôn người truyền thống và nạn nô lệ kỹ thuật số hiện nay ở Đông Nam Á?

Nạn buôn người truyền thống bao gồm các hành vi tàn ác như cưỡng bức mại dâm, cưỡng bức nô lệ và buôn bán nội tạng. Bọn buôn người kiểu cũ ép buộc nạn nhân về thể chất để làm việc hoặc khai thác tình dục.

Trong thời đại kỷ nguyên số, bọn buôn người mới biết tích hợp các nền tảng kỹ thuật số và kỹ thuật mạng vào hoạt động. Chúng sử dụng công nghệ để lừa đảo, thao túng và kiểm soát các nạn nhân, từ đó xuất hiện hình thức "tội phạm bị cưỡng bức".

Lời khai của các nạn nhân cho thấy mạng lưới lừa đảo cưỡng ép rất tinh vi, từ mánh khóe tuyển dụng, kiểm soát visa đến thao túng và kiểm soát các nạn nhân khi làm việc.

Chúng thường lợi dụng các viên chức tham nhũng để đưa người qua biên giới an toàn và dập tắt mọi ý đồ trốn thoát. Mức độ phức tạp của hoạt động lừa đảo trực tuyến đã vượt xa các kịch bản lao động cưỡng bức truyền thống.

Điểm mới trong nghiên cứu của TS Suleman Lazarus là phát hiện cụ thể các thủ đoạn cưỡng bức nạn nhân buôn người tham gia lừa đảo trực tuyến, do đó đã xóa mờ ranh giới giữa nạn nhân và thủ phạm. Khi so sánh các nhóm tội phạm mạng ở Tây Phi và Đông Nam Á, nghiên cứu đã nhận xét:

* Bọn tội phạm mạng Tây Phi chủ yếu gồm những người tự nguyện gia nhập, do đó cần tổ chức đột kích, bắt giữ và truy tố ra tòa. Ngược lại, đối với các nạn nhân lừa đảo ở Đông Nam Á, cần nỗ lực phối hợp giải cứu an toàn.

* Bọn tội phạm mạng Tây Phi nói tiếng Anh huấn luyện nhiều hình thức tội phạm mạng như đánh cắp thông tin, lừa đảo tình cảm, tống tiền tình dục. Việc huấn luyện do các nhóm truyền nghề phụ trách. Các nhóm tội phạm mạng ở Đông Nam Á cũng làm như vậy nhưng áp dụng cách thức cưỡng bức đào tạo.

Nghiên cứu đã đề xuất mấy điểm như sau:

* Các mạng lưới tội phạm ngày càng hoạt động xuyên quốc gia nhiều hơn nên nỗ lực hỗ trợ giải cứu các nạn nhân càng khó khăn hơn. Do đó cần tăng cường hợp tác toàn cầu để hỗ trợ nạn nhân bị buôn bán.

* Các tổ chức phi chính phủ và khu vực tư nhân giữ vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống chế độ nô lệ hiện đại. Do đó cần hợp tác giữa các tổ chức phi chính phủ, xã hội dân sự và khu vực tư nhân để hỗ trợ các nạn nhân.

* Các biện pháp can thiệp phải vừa đáp ứng được nhu cầu cấp thiết của nạn nhân vừa xử lý các yếu tố dẫn tới nạn buôn người. Muốn vậy cần trấn áp bọn tội phạm xuyên quốc gia, cải thiện các con đường di dân hợp pháp và tăng cường hợp tác quốc tế.

Nghiên cứu của TS Suleman Lazarus ghi nhận các nạn nhân được huấn luyện cách tạo nhiều tài khoản giả để lừa bịp và cách thao túng con mồi.

Một nạn nhân kể lại: "Giáo viên dạy cách lập tài khoản Twitter và yêu cầu mỗi người tạo 10 tài khoản. Thầy giới thiệu ứng dụng Red Book của Trung Quốc tương tự như Instagram và hướng dẫn chúng tôi tìm các tài khoản Red Book có nhiều ảnh của các cô gái trẻ".

Ngoài ra, các nạn nhân còn sử dụng nhiều cách khác như Google Voice để tạo số điện thoại giả: "Chúng tôi sử dụng ảnh của các cô gái trẻ Trung Quốc cho tài khoản. Rồi thầy hướng dẫn cách trả lời về quốc tịch bằng cách nói dối rằng chúng tôi là người Canada gốc Trung Quốc...

Sau đó thầy giới thiệu Google Voice và cung cấp cho chúng tôi 500 số điện thoại để gửi tin nhắn mỗi ngày. Không biết họ lấy các số điện thoại đó bằng cách nào nhưng khi tra trên Google, chúng tôi thấy các số này ở Mỹ và Canada".

-------------------------------------

Làm thế nào chỉ trong một thời gian ngắn nạn lừa đảo trực tuyến đã bùng nổ tại các quốc gia Đông Nam Á? Trong ngành công nghiệp mang lại tiền tỉ USD này, nạn nhân và thủ phạm có những đặc điểm gì?

Kỳ tới: Ai là nạn nhân và ai là thủ phạm?

Lần theo vòi bạch tuộc lừa đảo người lao động - Kỳ 3: Đồng tiền lừa đảo bẩn thỉu đi về đâu?

Các nhà điều tra tội phạm mạng ở Ấn Độ xác định trong các địa danh lừa đảo trực tuyến nổi tiếng như Bavet, Sihanoukville, Poi Pet ở Campuchia hay KK Park ở Myanmar còn có đặc khu kinh tế Tam giác vàng ở Lào.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 3: Ai về phương Nam, ghé thăm tỉnh Cửu Long

Một thời, tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh là một với tên gọi tỉnh Vĩnh Trà, sau đó đổi tên thành tỉnh Cửu Long.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 3: Ai về phương Nam, ghé thăm tỉnh Cửu Long

Người dân TP Thủ Đức bì bõm thu dọn đồ đạc sau trận mưa ngập đến nửa nhà

Sau cơn mưa lớn sáng 10-5, nhiều hộ dân ở phường Tam Bình (TP Thủ Đức, TP.HCM) ngập nặng, nước tràn vào nhà làm hư hỏng đồ đạc.

Người dân TP Thủ Đức bì bõm thu dọn đồ đạc sau trận mưa ngập đến nửa nhà

Trung niên đi học ở xứ người

Vậy là tôi chính thức xong năm nhất đại học dù đã đi học hai năm nếu tính luôn hai học kỳ tiếng Anh của mình.

Trung niên đi học ở xứ người

Được đồng đội cứu ở chiến trường và cứu lại con trai đồng đội trong thời bình, chuyện như cổ tích

Tình đồng đội như câu chuyện cổ tích trong thời chiến và thời bình. Đúng là nhân lành quả ngọt, chuyện như cổ tích.

Được đồng đội cứu ở chiến trường và cứu lại con trai đồng đội trong thời bình, chuyện như cổ tích

'Quái kiệt' hơn 60 năm chân trần giữ rừng quý

Ẩn mình giữa rừng già Trường Sơn, người đàn ông 66 tuổi với đôi chân trần rắn rỏi đã trải qua những năm tháng cuộc đời đầy thăng trầm gắn liền với núi rừng. Đôi chân chưa từng mang dép nhưng vẫn vượt gai rừng, đá nhọn bảo vệ rừng quý.

'Quái kiệt' hơn 60 năm chân trần giữ rừng quý

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 2: Không xây trụ sở mới, để tiền lo cho dân

Khi mới nhập - tách tỉnh, chủ trương lãnh đạo tỉnh Minh Hải thời đó (hay Cà Mau và Bạc Liêu sau này) là không xây trụ sở làm việc mà dồn toàn bộ nguồn lực cho vùng nông thôn nghèo khó, vùng căn cứ cách mạng.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 2: Không xây trụ sở mới, để tiền lo cho dân
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar