18/06/2021 15:19 GMT+7

Làn sóng COVID-19 thứ hai tại Ấn Độ nguy hiểm hơn do người bệnh tự dùng thuốc

Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam
Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam

Chuyên gia hàng đầu tại Ấn Độ đã chỉ ra lý do làn sóng dịch bệnh COVID-19 thứ hai ở nước này lại khiến nhiều người chuyển biến nặng và dẫn tới tử vong cao.

Làn sóng COVID-19 thứ hai tại Ấn Độ nguy hiểm hơn do người bệnh tự dùng thuốc - Ảnh 1.

Bệnh nhân mắc COVID-19 được điều trị tại một bệnh viện ở New Delhi, Ấn Độ, ngày 1/5/2021. Ảnh: reuters.com

Chuyên gia hàng đầu với 26 năm nghiên cứu và điều trị bệnh lý liên quan đến phổi tại Ấn Độ đã chỉ ra lý do làn sóng dịch bệnh COVID-19 thứ hai ở nước này lại khiến nhiều người chuyển biến nặng và dẫn tới tử vong cao.

Tiến sĩ SK Jindal – người đứng đầu Khoa Y học phổi tại Viện Nghiên cứu Y khoa sau Đại học (PGIMER) ở thành phố Chandigarh (Ấn Độ) cho biết việc người dân tự ý mua thuốc về điều trị đã dẫn tới những biến chứng nguy hiểm sau khi nhiễm virus SARS-CoV-2.

'Chúng ta chứng kiến rất nhiều ca bệnh mà ở đó, một người trong gia đình mắc bệnh làm lây lan cho cả gia đình. Vấn đề ở đây là mọi người đã quá quen và chủ quan trong làn sóng dịch bệnh thứ hai. Một suy nghĩ phổ biến của người dân là virus SARS-CoV-2 gây ra các triệu chứng sốt và cảm lạnh. Họ bắt đầu tự mua thuốc điều trị các triệu chứng đó. Tuy nhiên, trong đợt dịch này, virus đã đột biến và trở nên lây nhiễm hơn. Nó khiến toàn bộ một gia đình gục ngã trước khi họ nhận ra tính cấp bách của tình hình và tìm đến các cơ sở y tế. Mọi người cũng bắt đầu lạm dụng thuốc chống viêm, dùng thuốc trong trường hợp họ tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh', Tiến sĩ Jinfal lý giải.

Thuốc kháng virus, thuốc chống viêm và thuốc kháng sinh là những loại thuốc mà nhiều người dân Ấn Độ tìm đến khi thấy xuất hiện các triệu chứng ban đầu của bệnh COVID-19.

'Thật không may khi có nhiều người hiểu sai về những loại thuốc này. Có một số loại thuốc nhất định thậm chí còn gây hại cho người sử dụng nếu không dùng đúng cách. Những thuốc như thuốc chống viêm hay việc sử dụng Remdesivir, Tocilizumab và Itolizumab khi không cần thiết có thể làm gia tăng mức độ nghiêm trọng của căn bệnh', Giáo sư GD Puri – người đứng đầu khoa Gây mê và Chăm sóc Chuyên sâu PGIMER – cảnh báo.

Đưa ra kết quả nghiên cứu của viện, chuyên gia Puri cho rằng thuốc kháng viêm có thể làm gia tăng quá trình sinh sôi của virus SARS-CoV-2 trong cơ thể người bệnh. Trong trường hợp sử dụng thuốc kháng viêm quá sớm, ví dụ như trong tuần đầu sau khi nhiễm bệnh, điều này có thể dẫn tới tình trạng sức khỏe của người bệnh trở nên trầm trọng hơn. Thời điểm thích hợp cho việc sử dụng thuốc kháng viêm là khi quá trình nhân bản của virus chấm dứt hay khi độ bão hòa oxy trong cơ thể người giảm từ mức bình thường 97 xuống dưới 94. Trong khi đó, với thuốc kháng virus Remdesivir cũng chỉ được phép sử dụng với bệnh nhân có nguy cơ cao với tình trạng thiếu oxy.

Theo Giáo sư Puri, hơn 80% những người có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 có thể không cần sử dụng bất kỳ loại thuốc nào để điều trị. Chỉ có từ 10 đến 15% bệnh nhân cần paracetamol bên cạnh việc theo dõi chặt chẽ mức bão hòa oxy trong cơ thể, đề phòng tình huống xấu xảy ra.



Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Điểm tin 18h: Vẫn lo khách đi nhầm nhà ga ở Tân Sơn Nhất; COVID-19 gia tăng nhưng dễ phòng

Điểm tin cùng bạn 18h ngày 15-5-2025: Gió lốc quật ngã hàng loạt trụ điện ở Gia Lai, hàng trăm hộ dân mất điện; Trình Quốc hội duyệt dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku 4 làn xe hoàn chỉnh; Lần đầu chụp được ảnh cực quang trên sao Hỏa…

Điểm tin 18h: Vẫn lo khách đi nhầm nhà ga ở Tân Sơn Nhất; COVID-19 gia tăng nhưng dễ phòng

Lo kinh tế suy thoái, người dân Nhật Bản đổ xô đầu tư vào vàng

Nhật Bản đang chứng kiến sự bùng nổ đầu tư vào vàng trong bối cảnh gia tăng lo ngại về nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu do các biện pháp thuế quan mới của Mỹ.

Lo kinh tế suy thoái, người dân Nhật Bản đổ xô đầu tư vào vàng

Mỹ phát triển ứng dụng chẩn đoán thiếu máu qua ảnh móng tay

Các nhà khoa học đã sử dụng ứng dụng AI phân tích hình ảnh móng tay nhằm xác định nồng độ hemoglobin - một chỉ số then chốt trong việc phát hiện tình trạng thiếu máu.

Mỹ phát triển ứng dụng chẩn đoán thiếu máu qua ảnh móng tay

Canada tìm chủ nhân 160 tấm séc, mỗi tấm trị giá hơn 100.000 CAD

Tính đến cuối tháng 4-2025, CRA đang nắm giữ tổng cộng 1,7 tỉ CAD tiền thanh toán mà họ đã từng cố gắng gửi không thành công cho chủ sở hữu hợp pháp của chúng trong gần ba thập kỷ.

Canada tìm chủ nhân 160 tấm séc, mỗi tấm trị giá hơn 100.000 CAD

Mì Siukay ra mắt bản nâng cấp: gà xốt phô mai

Mì SiuKay vừa ra mắt phiên bản nâng cấp hấp dẫn: Gà xốt phô mai tan chảy. Với sự kết hợp giữa vị gà cay đặc trưng và xốt phô mai sánh mịn, thơm béo, sản phẩm mang đến một trải nghiệm khác biệt, thu hút nhiều thực khách trẻ.

Mì Siukay ra mắt bản nâng cấp: gà xốt phô mai

Cơ hội sở hữu iPhone 15 khi giao hàng qua J&T Express

Với mục tiêu đồng hành cùng nhà bán hàng online trong mùa thấp điểm và tri ân khách hàng sử dụng dịch vụ chuyển phát nhanh, từ ngày 12/05 J&T Express tổ chức chương trình “Siêu quay trúng ngay”.

Cơ hội sở hữu iPhone 15 khi giao hàng qua J&T Express
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar