19/03/2023 10:00 GMT+7
Trở lại chủ đề

Làn sóng cấm TikTok lan rộng

Các nước phương Tây và đồng minh của họ liên tục nối gót nhau công bố lệnh cấm nhằm vào TikTok. Tại Trung Quốc, có người coi đây là "phân biệt đối xử", nhưng cũng có người xem đó chỉ là chuyện bình thường.

Ảnh minh họa của Hãng tin AFP cho thấy logo của TikTok hiển thị trên màn hình điện thoại iPhone phía trước cờ Mỹ và Trung Quốc - Ảnh: AFP

Ảnh minh họa của Hãng tin AFP cho thấy logo của TikTok hiển thị trên màn hình điện thoại iPhone phía trước cờ Mỹ và Trung Quốc - Ảnh: AFP

Hôm 17-3, New Zealand trở thành quốc gia mới nhất có động thái ngăn chặn TikTok. Theo đó, nước này thông báo cấm TikTok trên tất cả các thiết bị kết nối với Quốc hội từ ngày 31-3 vì những rủi ro "không thể chấp nhận được trong môi trường Quốc hội New Zealand hiện tại".

Con ngựa thành Troy

TikTok - với hơn 1 tỉ người dùng toàn cầu, thuộc sở hữu của công ty mẹ ByteDance (Trung Quốc) - đã nhanh chóng trở thành nền tảng mạng xã hội có số người dùng nhiều thứ sáu thế giới.

Nhưng sự trỗi dậy này diễn ra song song với những hoài nghi của phương Tây về việc Bắc Kinh có thể dùng TikTok như một "con ngựa thành Troy" để truy cập dữ liệu người dùng nước ngoài và phục vụ các mục đích chính trị.

Chỉ một ngày trước "phát súng" của New Zealand, Vương quốc Anh cũng thông báo cấm TikTok trên thiết bị chính phủ. Gần đây Chính phủ Mỹ ra hạn 30 ngày để mọi nhân viên liên bang phải xóa TikTok khỏi các thiết bị di động do chính phủ cấp.

Ủy ban châu Âu, Hội đồng châu Âu và Nghị viện châu Âu đều đã cấm nhân viên dùng TikTok trên thiết bị làm việc. Canada cũng cấm TikTok trên tất cả thiết bị do chính phủ cấp...

Ngày 17-3, báo New York Times và tạp chí Forbes dẫn các nguồn tin cho biết Chính phủ Mỹ đã mở cuộc điều tra hình sự nhằm vào ByteDance về việc truy cập trái phép vào thông tin cá nhân của một số công dân Mỹ.

Trong khi Mỹ và các nước phương Tây khác viện dẫn các nguy cơ an ninh và cấm TikTok trên thiết bị của nhân viên chính phủ, thì Bắc Kinh coi đó là âm mưu để hạn chế sự phát triển công nghệ của Trung Quốc.

Sức hấp dẫn của TikTok một phần có lẽ đến từ việc ứng dụng này có khả năng dự đoán hoàn hảo các video mà người dùng muốn xem thông qua thuật toán tinh vi. Cũng nhờ thu thập dữ liệu về thị hiếu người dùng, TikTok có thể cung cấp cho họ nội dung phù hợp nhất với sở thích của từng cá nhân.

Tuy nhiên, theo báo El País (Tây Ban Nha), các cuộc điều tra độc lập phát hiện rằng để làm được điều này, TikTok có khả năng lưu trữ danh sách liên hệ, lịch, vị trí của người dùng... mỗi giờ.

Mặc dù cách làm này cũng không khác gì các ông lớn công nghệ của Mỹ như Google hay Meta (Facebook), nhưng phương Tây lo ngại Bắc Kinh có thể dùng luật an ninh quốc gia để yêu cầu ByteDance chia sẻ những thông tin cá nhân đó - tuy nhiên ByteDance đã liên tục bác bỏ điều này.

Phương Tây ngày càng nhạy cảm?

TikTok đã trở thành nguồn gây căng thẳng mới giữa Trung Quốc và phương Tây. Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) những ngày qua liên tục đăng bài về TikTok với những dòng tít như: "Các cuộc tấn công của phương Tây vào các hãng công nghệ Trung Quốc sẽ không có người chiến thắng", "Kêu gọi Chính phủ Mỹ ngừng chèn ép TikTok"...

Trong tập 178 của chương trình "Đây chính là Trung Quốc" phát trên kênh truyền hình vệ tinh Phương Đông của Trung Quốc hôm 6-3, giáo sư Trương Duy Vi, viện trưởng Viện nghiên cứu Trung Quốc của Đại học Phúc Đán, bình luận:

"TikTok đã càn quét toàn cầu. Ở hầu hết các nước, kể cả ở phương Tây, TikTok gần như là ứng dụng video ngắn phổ biến nhất. Sức ảnh hưởng của TikTok với người Mỹ lớn đến mức các nhà lập pháp chống Trung Quốc đã thông qua dự luật cấm cài đặt TikTok trên điện thoại của nhân viên Chính phủ Mỹ".

Hồi tháng 2, sau khi Ủy ban châu Âu (EC), cơ quan hành pháp của Liên minh châu Âu (EU), cấm nhân viên dùng TikTok trên các thiết bị phục vụ công việc vì lý do an ninh, người Trung Quốc đã phản ứng dữ dội trên mạng xã hội Weibo.

Một số người Trung Quốc cho rằng việc phương Tây cấm TikTok như trên là biểu hiện của sự phân biệt đối xử, thậm chí là "phân biệt chủng tộc". Nhưng cũng có những ý kiến cho rằng chuyện này cũng bình thường, giống như việc Trung Quốc đã cấm một số ứng dụng mạng xã hội của phương Tây.

Hiện tượng xã hội

Trong khi TikTok gây lo ngại với chính phủ các nước phương Tây thì Douyin (phiên bản của TikTok tại Trung Quốc) là hiện tượng xã hội thực sự. Nó xuất hiện khắp nơi, từ trong thang máy cho tới tàu điện ngầm, quán ăn. Trong số khoảng 600 triệu người dùng hằng ngày của Douyin, 80% trong độ tuổi từ 19 - 40 và khoảng 65% sống ở các thành phố cấp hai.

"Không hề cường điệu khi nói rằng người Trung Quốc chúng tôi tiếp nhận tin tức qua Douyin. Mẹ tôi gửi cho tôi tin tức bà đọc được trên ứng dụng đó mỗi ngày" - báo El País dẫn lời một cư dân Bắc Kinh.

Đến lượt New Zealand cấm cài TikTok trên thiết bị của các nghị sĩ

New Zealand sẽ cấm cài ứng dụng TikTok của Trung Quốc trên các thiết bị được cấp cho các thành viên Quốc hội nước này từ ngày 31-3 vì lo ngại về an ninh mạng.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Trung tướng Nguyễn Minh Đức: 'Đối tượng gọi điện, nêu rõ số căn cước, vậy lộ lọt ở đâu?'

Nhiều đại biểu kiến nghị cần làm rõ các khái niệm về dữ liệu cá nhân cần được bảo vệ và có biện pháp quản lý với những trường hợp giao dịch, đặc biệt trên môi trường điện tử.

Trung tướng Nguyễn Minh Đức: 'Đối tượng gọi điện, nêu rõ số căn cước, vậy lộ lọt ở đâu?'

Bí thư Cao Bằng: Chỉ vô tình chạm vào quảng cáo mua nhà, nhận ngay 50 cuộc gọi giới thiệu

Bí thư tỉnh Cao Bằng Quản Minh Cường đã dẫn chứng nội dung này để nói về tình trạng lộ lọt, lợi dụng dữ liệu cá nhân đang là vấn đề rất bức xúc, nóng hổi.

Bí thư Cao Bằng: Chỉ vô tình chạm vào quảng cáo mua nhà, nhận ngay 50 cuộc gọi giới thiệu

Start-up Việt kiểm tra lỗ hổng bảo mật cho doanh nghiệp ứng dụng AI

Giải pháp của start-up Việt giúp loại bỏ những rủi ro bảo mật phổ biến hiện nay nhắm vào các phương pháp xác thực truyền thống.

Start-up Việt kiểm tra lỗ hổng bảo mật cho doanh nghiệp ứng dụng AI

Công ty chứng khoán giảm mạnh nhân sự, tăng đầu tư công nghệ

Big data, AI… tạo ra sức ép cạnh tranh khốc liệt hơn trong ngành chứng khoán. Cục diện thị phần mới đang được sắp xếp lại dưới tác động của yếu tố công nghệ.

Công ty chứng khoán giảm mạnh nhân sự, tăng đầu tư công nghệ

Đột phá phát triển từ công nghệ số

Việc thông qua Luật Công nghiệp công nghệ số, Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo có thể là nền tảng pháp lý để phát triển công nghiệp công nghệ số quốc gia.

Đột phá phát triển từ công nghệ số

Năm trường đại học 'bắt tay' phát triển nhân lực

Liên minh Nhân lực chiến lược thực thi nghị quyết 57 nhằm góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu, đổi mới sáng tạo và ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong công tác đào tạo, quản trị và hoạch định chính sách.

Năm trường đại học 'bắt tay' phát triển nhân lực
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar