11/07/2022 18:17 GMT+7
Trở lại chủ đề

Lần đầu tiên phát hiện loài cây ăn thịt dưới lòng đất

HOÀNG THI
HOÀNG THI

TTO - Các nhà khoa học vừa phát hiện một loài cây ăn thịt chưa từng được biết tới trước đây, được xem là loài đặc hữu nằm trên đảo Borneo phía bắc Indonesia.

Lần đầu tiên phát hiện loài cây ăn thịt dưới lòng đất - Ảnh 1.

Loài nắp ấm trong lòng đất mới được phát hiện - Ảnh: Martin Dančák

Nếu như những chiếc bẫy của họ hàng thuộc họ nắp ấm khác thường treo lơ lửng trên không hoặc ít nhất vươn lên khỏi mặt đất, thì bẫy của loài nắp ấm mới lại nằm dưới đất.

Tiến sĩ Martin Dančák thuộc Đại học Palacký Olomouc (Cộng hòa Czech) cho biết nhóm nghiên cứu đã phải nhổ nhiều lớp rong rêu trong khu rừng trên đảo mới tình cờ bắt gặp được loài nắp ấm kỳ lạ tên Nepenthes pudica.

Những chiếc nắp của cây có thể dài tới 11cm, mọc từ các hốc kẹt và chìm vào lòng đất. Chiếc bẫy được phát triển với độ dày lớn hơn bất ngờ so với thông thường.

Cây sẽ bẫy các động vật thường sống dưới lòng đất như bọ cánh cứng, kiến hay ve sầu. Nhóm nghiên cứu đã phát hiện hơn chục loại côn trùng nhỏ bị bắt trong chiếc nắp ấm. Chúng sẽ được hòa tan vào một dung dịch đặc biệt có trong nắp ấm để biến thành nguồn dinh dưỡng nuôi cây.

Lần đầu tiên phát hiện loài cây ăn thịt dưới lòng đất - Ảnh 2.

Một số hình ảnh của Nepenthes pudica - Ảnh: Martin Dančák

Nhóm nghiên cứu cho rằng việc sống trong các hốc giúp cây nắp ấm có điều kiện môi trường tốt hơn, từ đó cây dễ tiếp cận được con mồi tiềm năng hơn khi thời tiết thay đổi phức tạp. Chúng cũng sẽ tránh được "cạnh tranh" về nguồn thức ăn với thực vật ở tầng trên trong những khu rừng nhiệt đới rậm rạp.

Điều đặc biệt, cây Nepenthes pudica chỉ sống trên cao khoảng 1.100 tới 1.300m so với mực nước biển. Ở những khu vực thấp hơn, nhóm chưa ghi nhận sự xuất hiện của nó.

Tuy nhiên, theo nhóm nghiên cứu, Nepenthes pudica nhiều khả năng sẽ vẫn gặp rất nhiều thách thức sinh tồn trong thời gian tới, giống như nhiều loại cây khác ở Borneo.

Mối đe dọa trước hết đến từ những kẻ săn trộm trên đảo, tiếp đó là việc mở rộng các đồn điền trồng cọ dầu ở Indonesia vốn đã lấn chiếm hàng triệu hecta rừng nhiệt đới ở nước này.

Các nhà khoa học phát hiện trên 220 loài mới tại khu vực sông Mekong

Con khỉ với lông màu trắng bao quanh đôi mắt là một trong 224 loài mới được Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) ghi nhận tại vùng sông Mekong.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phát hiện mạng lưới sông cổ dài 15.000km trên sao Hỏa

Nguồn nước hình thành nên mạng lưới sông trên sao Hỏa nhiều khả năng là từ mưa liên tục.

Phát hiện mạng lưới sông cổ dài 15.000km trên sao Hỏa

Rùa biển xanh trong Sách đỏ về đẻ trứng ở Hòn Cau

Ngày 11-7, Ban quản lý Khu bảo tồn biển Hòn Cau phát hiện ổ trứng rùa biển xanh, tín hiệu đáng mừng cho công tác bảo tồn loài động vật quý hiếm đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

Rùa biển xanh trong Sách đỏ về đẻ trứng ở Hòn Cau

Cực Trái đất dịch chuyển vì các đập nước trên thế giới

Trong 200 năm qua, con người đã âm thầm tác động lên các cực của Trái đất khi xây dựng hàng ngàn đập nước trên khắp thế giới, khiến các cực này dịch chuyển hơn 1m.

Cực Trái đất dịch chuyển vì các đập nước trên thế giới

Không chỉ người, tinh tinh cũng ‘đu trend thời trang'

Tinh tinh tại khu bảo tồn ở châu Phi đã phát triển 'xu hướng thời trang' bằng cách cắm cọng cỏ hay que cây nhỏ vào lỗ tai.

Không chỉ người, tinh tinh cũng ‘đu trend thời trang'

Trái đất sắp trải qua hai ngày ngắn bất thường

Trái đất vừa trải qua ngày ngắn hơn bình thường do những thay đổi trong tốc độ quay của nó. Tuy nhiên, vẫn còn hai ngày ngắn hơn bình thường nữa trong mùa hè này.

Trái đất sắp trải qua hai ngày ngắn bất thường

Phát hiện hợp chất mới chống ung thư trong cây dâu tằm

Nhà nghiên cứu Indonesia xác định hợp chất Kuwanon J trong cây dâu tằm có thể chống ung thư cổ tử cung.

Phát hiện hợp chất mới chống ung thư trong cây dâu tằm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar