24/06/2021 12:10 GMT+7

Lần đầu tiên lãnh đạo SSC và HoSE nhận lỗi sau nửa năm nghẽn lệnh

BÔNG MAI
BÔNG MAI

TTO - Sau hơn nửa năm nghẽn lệnh triền miên, hôm nay 24-6, lần đầu tiên lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC), Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE) và các đơn vị liên quan cùng lên tiếng tại một tọa đàm bàn về thực trạng và giải pháp xử lý.

Lần đầu tiên lãnh đạo SSC và HoSE nhận lỗi sau nửa năm nghẽn lệnh - Ảnh 1.

Ông Trần Văn Dũng

Tọa đàm trực tuyến "Nghẽn lệnh tại HoSE: thực trạng và giải pháp" vừa được Câu lạc bộ Nhà báo chứng khoán tổ chức vào sáng nay.

Trả lời câu hỏi vì sao hơn 20 năm qua sàn HoSE vẫn chưa làm chủ công nghệ, ông Trần Văn Dũng (chủ tịch SSC) thừa nhận nhận thức chính là rào cản. 

"Dự án bắt đầu năm 2000, không biết các anh chị lúc đó có kiến thức và hiểu biết thị trường chứng khoán đến đâu. Cá nhân tôi là người tham gia và các nhà kinh tế, khoa học có hiểu biết nhiều về chức năng và cách tổ chức, nhưng nói hệ thống giao dịch bao gồm phần gì thì không ai biết, kể cả FPT", ông nói.

Chủ tịch SSC cũng cho rằng việc trì trệ nâng cấp hệ thống giao dịch đến từ tính cầu toàn của cơ quan quản lý, muốn tạo ra hệ thống hiện đại, đồng bộ và toàn diện.

"Yêu cầu cao, nhưng nhận thức chưa được thấu đáo, dẫn đến việc chuẩn bị cho hệ thống rất nhiều vấn đề, khi hình thành ra dự án triển khai khá phức tạp và thiếu kinh nghiệm triển khai hệ thống quốc tế, đặc biệt trong lĩnh vực chứng khoán. 

nguyên nhân chủ quan từ phía cơ quan quản lý nhà nước lẫn HoSE, trong quá trình thực hiện dự án không lường hết tình hình, chưa thực sự quyết liệt", ông Dũng nói.

Bên cạnh đó, trong quá trình cải tiến hệ thống cũng tốn thời gian, bao gồm 2 lần thuê tư vấn nước ngoài để xây dựng mô hình thị trường chứng khoán Việt Nam và lập hồ sơ về thầu cho hệ thống.

Chưa kể, ban đầu tính triển khai hệ thống mới của nhà thầu là Sở Giao dịch chứng khoán Hàn Quốc (KRX) cho HoSE, nhưng thực tế lại vừa cho HoSE, vừa cho Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) và Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD), nên phạm vi mở rộng từ thị trường cổ phiếu, mở rộng ra đáp ứng nhu cầu cho cổ phiếu, phái sinh…

Sau khi lắp đặt xong phần cứng, phần mềm, chuẩn bị đưa vào kiểm thử... hệ thống KRX lại bị trễ hẹn do bùng phát COVID-19. "Hợp đồng ký kết dưới hình thức không được thay đổi nội dung và kinh phí dự án", ông Dũng giải thích vì sao chuyên gia Hàn Quốc không thể qua lại liên tục.

"Trong quá trình làm, bản thân HoSE và chúng tôi chưa thực sự quyết liệt nên dự án bị dừng lại. Hy vọng đến cuối năm nay, về mặt lý thuyết, hệ thống KRX đi vào hoạt động, kỷ niệm vui buồn lẫn lộn, nhưng dù sao kết thúc được vấn đề. 

Khi hiện tượng nghẽn lệnh xảy ra là điều đáng tiếc, trong thời điểm thị trường phát triển rất mạnh, gần 1/4 thế kỷ tham gia cùng với các thế hệ xây dựng thị trường, chúng tôi chỉ mong muốn đến hôm nay thị trường phát triển về quy mô và thanh khoản, doanh nghiệp và Chính phủ huy động nguồn vốn, sự cố nghẽn lệnh làm cho chúng ta rất phiền toái", ông Dũng nói.

Ngoài ra, ông Dũng còn tiết lộ, ngay từ khi sự cố nghẽn lệnh diễn ra từ cuối tháng 12-2020 đến nay, cả nguyên Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, Bộ trưởng đương nhiệm Hồ Đức Phớc đều xác định "nghẽn lệnh là trường hợp khẩn cấp quốc gia", phải tập trung mọi nguồn lực để giải quyết.

Lần đầu tiên lãnh đạo SSC và HoSE nhận lỗi sau nửa năm nghẽn lệnh - Ảnh 2.

Ông Lê Hải Trà

Về giải pháp kiểm soát việc sửa/hủy lệnh giao dịch, ông Lê Hải Trà (tổng giám đốc HoSE) chia sẻ, năng lực xử lý của sàn HoSE tối đa 900.000 lệnh/phiên. Việc sửa/hủy lệnh chiếm 1/3 trong tổng năng lực xử lý trên, khiến chỉ còn 600.000 lệnh được khớp thực tế.

Do đó, việc kiểm soát sửa/hủy lệnh đã giúp "việc xếp hàng qua trạm thu phí giảm bớt trong giờ cao điểm", có thêm 200.000 lệnh được khớp, nên gần đây có những phiên giao dịch lên trên 30.000 tỉ đồng.

"Ở góc độ sở giao dịch chứng khoán, người tổ chức vận hành thị trường, để xảy ra nghẽn lệnh, “tổ chức phục vụ thị trường, sở giao dịch chứng khoán phải nhận lỗi”, ông Trà chia sẻ. 

Lần đầu tiên lãnh đạo SSC và HoSE nhận lỗi sau nửa năm nghẽn lệnh - Ảnh 3.

Ông Dương Dũng Triều

Ông Dương Dũng Triều, Chủ tịch Công ty TNHH Hệ thống thông tin FPT (FPT IS), cho biết đang chạy thử hệ thống giao dịch tạm với sàn HoSE, chạy giả lập ở các công ty chứng khoán. 

Hệ thống tạm này có khả năng xử lý 3-5 triệu lệnh/ngày, bỏ cơ chế phân bổ lệnh ở các công ty chứng khoán và làm chủ được hệ thống trong quá trình khắc phục và giám sát sự cố.

Theo chia sẻ của chủ tịch SSC, chiều nay tổ công tác xử lý nghẽn lệnh do Thứ trưởng Huỳnh Quang Hải làm tổ trưởng sẽ họp, dự kiến hệ thống tạm sẽ chạy chính thức vào tháng 7, không chậm hơn.

Sau cùng, chủ tịch SSC bày tỏ: “Tình huống này (nghẽn lệnh - PV) xảy ra, chúng tôi không chỉ nợ nhà đầu tư một lời xin lỗi mà nhiều lời xin lỗi”. Vị chủ tịch cũng mong muốn nhà đầu tư thông cảm vì đã nỗ lực hết sức để giải quyết nghẽn lệnh trong thời gian qua.

Giao dịch chứng khoán bị 'bịt mắt'

TTO - Giữa lúc thị trường chứng khoán giảm sốc, bảng giao dịch lại 'tê liệt', nhà đầu tư bị 'bịt mắt' khi mua bán cổ phiếu.

BÔNG MAI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tỉ phú Phạm Nhật Vượng đề xuất làm đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Công ty VinSpeed của tỉ phú Phạm Nhật Vượng đề xuất làm đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam bằng nguồn vốn tự có và nguồn vốn huy động.

Tỉ phú Phạm Nhật Vượng đề xuất làm đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Thuế thu nhập mua bán nhà đất 2% có gì chưa ổn

Theo Luật Thuế thu nhập cá nhân, khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì thu nhập chịu thuế dựa theo giá đất.

Thuế thu nhập mua bán nhà đất 2% có gì chưa ổn

'Tour mua sắm thời trang Việt Nam' hút khách quốc tế

Nhiều thương hiệu thời trang nội địa đang xuất hiện phổ biến trong giỏ hàng mua sắm của du khách quốc tế khi đến Việt Nam.

'Tour mua sắm thời trang Việt Nam' hút khách quốc tế

Thuế thu nhập mua bán nhà đất: Vẫn thấy băn khoăn với đề xuất mới

Bộ Tài chính đang nghiên cứu lựa chọn giữa hai cách tính thuế, trong đó có phương án tính thuế 20% trên lợi nhuận từ chuyển nhượng bất động sản.

Thuế thu nhập mua bán nhà đất: Vẫn thấy băn khoăn với đề xuất mới

Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới sản xuất thành công giống cá cam đắt giá

Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I nghiên cứu sinh sản thành công cá cam. Đây là loài cá được ưa chuộng tại Nhật Bản, dùng để chế biến sashimi, sushi và có giá thương phẩm khoảng 1 triệu đồng/kg.

Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới sản xuất thành công giống cá cam đắt giá

Thủ tướng: Trình nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế ngay kỳ họp này

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu hệ thống chính sách của Trung tâm tài chính quốc tế phải đột phá, vượt trội để thuyết phục được nhà đầu tư từ Trung Đông, Trung Quốc, ASEAN, Mỹ, châu Âu…

Thủ tướng: Trình nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế ngay kỳ họp này
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar