15/01/2017 11:30 GMT+7

Lần đầu tiên Đức Tuấn hát Ly rượu mừng trên sóng truyền hình

HẢI TRUNG
HẢI TRUNG

TTO - Ly rượu mừng là ca khúc được ca sĩ Đức Tuấn hòa âm phối khí mới theo lối hiện đại trẻ trung để trình bày trong Sol Vàng mừng xuân với chủ đề Phạm Đình Chương - Ly rượu mừng đêm 14-1.

Với tiết mục Ly rượu mừng, Đức Tuấn cho biết mình đã khoác một “chiếc áo” mới hiện đại, trẻ trung hơn lên ca khúc nổi tiếng về mùa xuân có tuổi đời gần gấp đôi tuổi của anh.

Ca khúc Ly rượu mừng được nhạc sĩ Phạm Đình Chương sáng tác năm 1952. Với âm điệu rộn ràng vui tươi, bài hát như một thông điệp, một lời chúc Tết tốt đẹp theo truyền thống dân tộc gửi tới tất cả mọi người.

Sau hơn 40 năm bị hạn chế, Ly rượu mừng đã chính thức được cấp phép phổ biến lại cách đây một năm. Kể từ đó, bài hát được rất nhiều ca sĩ lựa chọn trình bày trong dịp Tết đến.

Trong đêm nhạc Phạm Đình Chương - Ly rượu mừng, danh ca Ý Lan, cháu ruột của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương đã thể hiện các ca khúc: Nửa hồn thương đau, Đôi mắt người Sơn Tây, Mộng dưới hoa, Mắt buồn, Thuở ban đầu, Đêm cuối cùng đều là những ca khúc đã từng gắn liền với tên tuổi của cô từ những ngày đầu đi hát.

Bằng giọng hát ngọt ngào, đầy cảm xúc, cùng lối trình diễn ma mị, danh ca Ý Lan đã cống hiến những tiết mục ấn tượng và khó quên. 

Đặc biệt, phần biểu diễn trường ca Hội trùng dương của ca sĩ Ánh Tuyết cũng là một điểm sáng thú vị trong chương trình Sol Vàng tháng 1. Ngoài giọng hát điêu luyện, đầy kỹ thuật của ca sĩ Ánh Tuyết, tiết mục còn được đầu tư, dàn dựng vô cùng công phu.

Nhiều hình ảnh đặc trưng của ba miền đất nước Bắc, Trung, Nam như con thuyền, dòng sông, cây đa… được đưa lên sân khấu khiến khán giả truyền hình thích thú, khó lòng rời mắt. Có thể nói, đây là một trong những tiết mục nhiều màu sắc nhất của đêm nhạc.

Nhạc sĩ Phạm Đình Chương (1929 - 1991) tại Hà Nội.

Phạm Đình Chương được biết đến là một trong những nhạc sĩ tiêu biểu cho dòng nhạc tiền chiến và là một nhạc sĩ lớn của nền tân nhạc Việt Nam. Ông sinh ra và lớn lên trong gia đình có danh tiếng về truyền thống nghệ thuật.

Ngoài khả năng sáng tác, Phạm Đình Chương còn đi hát với nghệ danh Hoài Bắc. 1951 ông cùng nhạc sĩ Phạm Duy, ca sĩ Thái Hằng, Thái Thanh, Hoài Trung, Khánh Ngọc (vợ Phạm Đình Chương)… thành lập ban nhạc Thăng Long nổi tiếng. Năm 1953, Phạm Đình Chương lập gia đình với ca sĩ Khánh Ngọc rồi chuyển vào Sài Gòn sinh sống.

Thời gian sau, Phạm Đình Chương xuất ngoại, định cư tại California, Hoa Kỳ. Ông mất vào ngày 22-8-1991 tại đây.

Sự nghiệp sáng tác của Phạm Đình Chương có thể chia ra làm hai giai đoạn, nhạc tiền chiến hào hùng tươi trẻ và những khúc tình ca.

Năm 18 tuổi, ông sáng tác những ca khúc đầu tiên: Ra đi khi trời vừa sáng, Hò leo núi mang màu sắc tiền chiến đậm nét. Ngay sau đó nhiều tác phẩm nổi tiếng liên tiếp ra đời và nhận được sự yêu mến của khán giả như: Sáng rừng, Xóm đêm, Ly rượu mừng, Đón xuân, trường ca Hội trùng dương…

Sau khi chia tay ca sĩ Khánh Ngọc, Phạm Đình Chương tìm đến tình ca, đây được xem là giai đoạn đen tối nhất trong cuộc đời của cố nhạc sĩ nhưng lại là niềm cảm hứng dạt dào để ông viết nên hàng loạt bản tình ca bất hủ, cho đến tận bây giờ vẫn còn nhận được nhiều sự yêu mến của khán giả như: Nửa hồn thương đau, Đêm cuối cùng, Mắt buồn, Mộng dưới hoa…

Phạm Đình Chương còn được biết đến là một trong những nhạc sĩ phổ thơ hay nhất tiêu biểu như: Đôi mắt người Sơn Tây (thơ Quang Dũng), Mộng dưới hoa (thơ Đinh Hùng)… 

Chương trình do VTV9 và Jet Studio phối hợp thực hiện, được thực hiện bởi đạo diễn Hòa Yên, biên tập Minh Đức - Quốc Quân. 

HẢI TRUNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tạm dừng tu bổ 5 biệt thự khu lầu Bảo Đại ở Nha Trang do vướng pháp lý

5 biệt thự tại khu lầu Bảo Đại ở Cầu Đá (TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) tạm dừng tu bổ, do cơ quan chức năng đang làm việc với chủ đầu tư để gỡ vướng pháp lý.

Tạm dừng tu bổ 5 biệt thự khu lầu Bảo Đại ở Nha Trang do vướng pháp lý

Diễn viên Mai Châu, bà Nghị Quế của điện ảnh Việt Nam, qua đời

Diễn viên Mai Châu - người gây ấn tượng với vai bà Nghị Quế trong phim Chị Dậu - qua đời ở tuổi 98 lúc 3h10 sáng 24-5.

Diễn viên Mai Châu, bà Nghị Quế của điện ảnh Việt Nam, qua đời

Không có người, vũ trụ sẽ thiếu những câu chuyện sâu sắc

Trong một buổi giao lưu về sách Bạn là vũ trụ, nhà nghiên cứu Nhật Chiêu cho rằng vũ trụ là đại dương và con người là những ngọn sóng nhấp nhô. Ý thức của con người góp phần định hình nên vũ trụ.

Không có người, vũ trụ sẽ thiếu những câu chuyện sâu sắc

Tìm kiếm dấu tích xá lợi Phật hoàng Trần Nhân Tông

Trong khi xá lợi Đức Phật từ Ấn Độ được người Việt rất quan tâm, nhiều người không biết Việt Nam cũng có hộp xá lợi được cho là của Phật hoàng Trần Nhân Tông.

Tìm kiếm dấu tích xá lợi Phật hoàng Trần Nhân Tông

Tâm lý sính ngoại của người Việt sẽ giảm đi

PGS.TS.KTS Vũ Hồng Cương cho rằng trong lĩnh vực nội thất, kiến trúc, tâm lý sính ngoại của người Việt sẽ giảm đi, những lâu đài giả cổ nguy nga, những công trình nhại kiến trúc Pháp ít dần, thay bằng những công trình hiện đại.

Tâm lý sính ngoại của người Việt sẽ giảm đi

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác

Trong con hẻm 72 trên đường Bành Văn Trân, quận Tân Bình, TP.HCM có một quán bún riêu khá đặc biệt, bởi được nấu bằng bếp củi trong 48 năm qua.

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar