15/02/2019 14:09 GMT+7

Lần đầu ở châu Á, Bệnh viện 115 mổ thành công u não bằng robot thần kinh

HOÀNG LỘC
HOÀNG LỘC

TTO – Bệnh viện Nhân dân 115 (TP.HCM) là nơi đầu tiên mổ thành công u não bằng hệ thống robot Modus V Synaptive trong phẫu thuật thần kinh ở châu Á– đánh giá của GS.Amin Kassam (Mỹ).

Lần đầu ở châu Á, Bệnh viện 115 mổ thành công u não bằng robot thần kinh - Ảnh 1.

GS.Amin Kassam (thứ 3 từ phải qua) chụp hình với các bác sĩ trong ekip phẫu thuật của Bệnh viện Nhân dân 115 - Ảnh: HOÀNG LỘC

Ngày 15-2, TS. BS Phan Văn Báu - giám đốc Bệnh viện Nhân dân 115 (TP.HCM) cho biết ekip các bác sĩ của bệnh viện dưới sự hỗ trợ của GS.Amin Kassam - phó chủ tịch Viện phát triển thần kinh Aurora (Mỹ) đã thần kinh Modus V Synaptive.

Để đi đến ca mổ "lịch sử" này, bác sĩ Báu cho biết bệnh viện đã ấp ủ nhiều năm, thường xuyên cử chuyên gia hàng đầu trong phẫu thuật thần kinh đến các trung tâm thần kinh lớn của thế giới tập huấn, học hỏi kinh nghiệm.

"Việc ca phẫu thuật thành công chính là bước đệm để đơn vị tiếp tục thực hiện nhiều ca phẫu thuật thần kinh phức tạp hơn" - bác sĩ Báu nói.

Bác sĩ Chu Tấn Sĩ - trưởng khoa Ngoại thần kinh (Bệnh viện Nhân dân 115, kíp trưởng ca mổ) cho biết với tính chất là ca mổ đầu tiên về u não bằng robot nên áp lực rất nặng nề. Người được phẫu thuật là nữ bệnh nhân 67 tuổi, quê ở Trảng Bàng (Tây Ninh). Bệnh nhân nhập viện trước tết với biểu hiện đau đầu, khó nói, yếu tay chân phải.

Sau khi được thăm khám tiền mê, đánh giá các chức năng cần thiết xác định bệnh nhân nằm trong giới hạn cho phép được phẫu thuật bằng robot đầu tiên. "Đây là khối u đơn độc nằm dưới vỏ ở vùng trán bên trái có kích thước khoảng 1,5 - 2cm và chi phối đến chức năng vận động.

Triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân là yếu nửa người bên phải và khi nhập viện có những tổn thương phù nề, khó nói" - bác sĩ Tấn Sĩ nói.

Dưới sự hỗ trợ của hệ thống định vị, robot thần kinh Modus V Synaptive và GS. Amin Kassam, nhóm ekip gồm 3 bác sĩ Chu Tấn Sĩ, Lưu Kính Khương - trưởng khoa Gây mê hồi sức, Nguyễn Văn Tuấn - phó trưởng khoa Ngoại thần kinh đã phẫu thuật bóc tách lấy nguyên khối u trong não của người bệnh.

Ca mổ chỉ kéo dài trong vòng 1 tiếng 30 phút, sớm hơn dự kiến ban đầu là 2 tiếng. Và nhanh hơn rất nhiều so với mổ cổ điển bằng kính vi phẫu (không có robot và định vị) thường kéo dài khoảng 4 tiếng. "Thay vì khi phẫu thuật nhìn vào bàn tay thì thông qua robot, mọi thao tác đều nhìn lên màn hình.

Để có sự tự tin với kỹ thuật này, trước đó chúng tôi đã có cơ hội được mổ trực tiếp trên xác tươi ở Mỹ và Thụy Sĩ và mọi thao tác thực hiện đều phải rất cẩn trọng" - bác sĩ Tấn Sĩ cho biết. Ca phẫu thuật gần như không gây tổn thương cấu trúc não kế cận. Hiện nay, sau mổ bệnh nhân đã tỉnh, sức khỏe ổn định.

Đánh giá về ca mổ, GS.Amin Kassam cho biết với người bệnh mang khối u này nó như bị một cú đấm, gây tức và phù nề rất dữ dội. Khối u sẽ làm cho các sợi thần kinh cạnh đó trở nên mong manh và để lấy khối u này đòi hỏi bác sĩ phẫu thuật phải đạt đến mức độ chính xác rất cao.

"Mổ không khéo đồng nghĩa việc lấy đi của người bệnh một cánh tay, một đôi chân hoặc liệt nữa người. Đó hoàn toàn không phải lỗi của người bệnh, tất cả đặt lên ekip bác sĩ phẫu thuật" - GS.Amin Kassam nói và đánh giá rất cao khả năng ứng dụng kỹ thuật của đội ngũ bác sĩ Bệnh viện Nhân dân 115, đặc biệt là bác sĩ Chu Tấn Sĩ.

Theo GS.Amin Kassam, từ năm 2015, robot Modus V Synaptive được ứng dụng phẫu thuật tại Mỹ, Canada (robot thế hệ I) và chỉ 3 năm sau được ứng dụng tại Bệnh viện Nhân dân 115 (robot thế hệ II) với tính năng vận hành nhanh, chính xác hơn, và đó là một bước tiến ngoài mong đợi.

"Bệnh viện Nhân dân 115 là nơi đầu tiên ở Việt Nam, đồng thời là đơn vị đầu tiên của châu Á, áp dụng loại robot này trong phẫu thuật thần kinh. Điểm ưu việt của robot này là phẫu trường mổ rất nhỏ, không gây tổn thương các dây thần kinh và đặc biệt là kỷ lục về thời gian mổ" - GS.Amin Kassam đánh giá.

Robot có giá trị 54 tỉ đồng

Hiện nay phẫu thuật bằng hệ thống robot đã phổ biến tại các trung tâm phẫu thuật lớn tại một số nước trên thế giới đang tạo nên một cuộc "cách mạng" trong phẫu trị nhiều loại bệnh lý ngoại khoa phức tạp.

Tại Bệnh viện Nhân dân 115 hiện nay có Trung tâm thần kinh với khoảng 400 bệnh nhân nội trú, trong đó bệnh nhân thực hiện phẫu thuật thần kinh trung bình khoảng 2.350 ca/năm. Do đó, việc đầu tư trang thiết bị hiện đại như robot phẫu thuật thần kinh là ưu tiên hàng đầu của bệnh viện.

Với ứng dụng công nghệ hiện đại sẽ giúp cho phẫu thuật viên thực hiện các cuộc phẫu thuật xâm lấn tối thiểu, định vị tổn thương chính xác, làm giảm nguy cơ tổn thương tại các vùng chức năng quan trọng như ngôn ngữ, thị giác, vận động, giảm và tiết kiệm thời gian phẫu thuật.

Được biết, robot Modus V Synaptive mà Bệnh viện Nhân dân 115 trang bị có giá trị 54 tỉ đồng do Mỹ sản xuất. Dịp này sẽ có 10 bệnh nhân được mổ miễn phí (trị giá phẫu thuật 50 triệu đồng/ca).

Ngoài Bệnh viện Nhân dân 115, ở nước ta vừa qua Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nôi) ứng dụng sử dụng hệ thống Robot Mako, Rosa trong phẫu thuật khớp và sọ não.

HOÀNG LỘC

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Quý ông 'chưa đi đến chợ đã tiêu hết tiền', làm cách nào lấy lại bản lĩnh phòng the?

Điều gì quyết định “bản lĩnh phòng the” của nam giới? Tại sao bỗng dưng lại rối loạn cương dương? Làm sao để cải thiện “chuyện ấy”?

Quý ông 'chưa đi đến chợ đã tiêu hết tiền', làm cách nào lấy lại bản lĩnh phòng the?

Hành trình ‘tìm con’ của vợ chồng người dân tộc thiểu số

Với chi phí hàng trăm triệu làm thụ tinh trong ống nghiệm, gia đình anh Phùng Văn Ba (34 tuổi, người dân tộc Mường) và chị H Dla Buôn Ya (29 tuổi, người dân tộc Ê Đê) ở Phú Thọ chưa từng nghĩ sẽ có một ngày ước mơ làm cha mẹ thành hiện thực.

Hành trình ‘tìm con’ của vợ chồng người dân tộc thiểu số

VNVC hợp tác với Quỹ Đầu tư Nga về vắc xin công nghệ mới

Ngày 10-5, dưới sự chứng kiến của Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng Bí thư Tô Lâm, Công ty Vắc xin Việt Nam (VNVC) và Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga (RDIF) ký thỏa thuận hợp tác chiến lược, hướng đến chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin.

VNVC hợp tác với Quỹ Đầu tư Nga về vắc xin công nghệ mới

5 thủ phạm ‘giấu mặt’ gây ra nỗi ám ảnh mang tên bệnh trĩ

Bệnh trĩ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến hơn ở người từ 45-65 tuổi. Dù không nguy hiểm tính mạng, bệnh trĩ lại là “kẻ thù” thầm lặng đe dọa chất lượng cuộc sống, khiến nhiều người ngại ngùng, tự ti.

5 thủ phạm ‘giấu mặt’ gây ra nỗi ám ảnh mang tên bệnh trĩ

Tã hè thoáng khí có lỗ thoát mồ hôi giúp lưng bé luôn khô ráo

Những ngày gần đây, nhóm mẹ bỉm hiện đại đang chia sẻ một bí quyết chọn tã mùa hè: ưu tiên tã có khả năng thoáng khí tốt, đặc biệt ở vùng lưng - nơi bé dễ đổ mồ hôi nhất.

Tã hè thoáng khí có lỗ thoát mồ hôi giúp lưng bé luôn khô ráo

Bác sĩ Hồ Mạnh Tường: Những phụ nữ thụ tinh ống nghiệm thực sự can đảm, dám hy sinh

Kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm đã giúp nhiều gia đình có được hạnh phúc. Tuy nhiên cũng có nhiều góc khuất nhiều người chưa hiểu hết.

Bác sĩ Hồ Mạnh Tường: Những phụ nữ thụ tinh ống nghiệm thực sự can đảm, dám hy sinh
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar