16/03/2022 15:51 GMT+7

Làm tuyết nhân tạo chống hạn hán

HOÀNG THI
HOÀNG THI

TTO - Nhóm nhà khoa học Mỹ đang thực hiện dự án làm tuyết nhân tạo để hỗ trợ giải quyết giai đoạn hạn hán tồi tệ nhất trong vòng 1.200 năm qua.

Làm tuyết nhân tạo chống hạn hán - Ảnh 1.

Máy bay làm tuyết trực tiếp vào mây - Ảnh: GETTY IMAGES

Theo CNN, nhiều bang miền Tây nước Mỹ đang chịu ảnh hưởng từ đợt hạn hán tồi tệ nhất suốt 1.200 năm qua, khiến 61% diện tích khu vực rơi vào cảnh thiếu nước và khô hạn. Tình trạng ngày càng trầm trọng do biến đổi khí hậu toàn cầu.

Những năm gần đây, các bang của Mỹ đã triển khai nhiều giải pháp, trong đó có việc bảo vệ các núi tuyết - nguồn nước vào mùa khô ở những địa phương này.

Trong đó, một nhóm các nhà khoa học đang triển khai một dự án làm tuyết nhân tạo, bổ sung nguồn tuyết trên các ngọn núi trong khu vực.

Riêng trong mùa đông năm nay, bang Wyoming đã thực hiện 28 chuyến bay làm tuyết trên các ngọn núi. Khoảng 4 tuần nữa trước khi những cơn gió mùa hè bắt đầu thổi tới, công việc làm tuyết nhân tạo sẽ tạm ngưng.

Để tạo tuyết, nhóm phải "gieo" hạt tuyết, bằng cách phun iốt bạc vào các đám mây để kích thích quá trình ngưng tụ hơi nước và tạo ra những tinh thể băng lớn.

Thông thường có 2 cách để "gieo" hạt. Một cách "bắn" hạt từ mặt đất, một cách cho máy bay bay thẳng đưa hạt vào mây.

Julie Gondzar, giám đốc chương trình tạo tuyết tại Wyoming, cho rằng "gieo" hạt tuyết thực chất là cách giữ nước. Thay vì được giữ trong thùng chứa, nước giờ đây được trữ dưới dạng tuyết trên các đỉnh núi. Đến mùa hạn, đó có thể là nguồn nước cho hoạt động, sản xuất.

Trước đây một phần do không đủ dày, hầu hết tuyết đã tan trên núi ngay trong mùa xuân, làm gia tăng tình trạng thiếu nước vào mùa hạn.

Làm tuyết nhân tạo chống hạn hán - Ảnh 2.

Bạc iốt được gắn trên cánh máy bay dùng để "gieo" hạt tuyết - Ảnh: CNN

Dù nhóm làm tuyết đang nỗ lực không ngừng nhưng theo Gondzar, "gieo" hạt chỉ là một trong rất nhiều công cụ phải được thực hiện đồng thời mới cải thiện được tình hình hạn hán kỷ lục hiện nay.

Bên cạnh đó những năm gần đây, quá trình tạo tuyết lại gặp rất nhiều khó khăn. Thời tiết ngày càng khô do biến đổi khí hậu dường như khiến bầu trời khu miền Tây nước Mỹ ít mây hơn.

"Bạn sẽ không thể tạo tuyết từ con số không. Ít nhất bạn phải có một đám mây để "gieo" hạt tuyết bằng bạc iốt. Tuyết không thể đến từ không khí loãng", Gondzar nói.

Cũng theo Gondzar, bạc iốt được xem là một hợp chất tự nhiên của muối, vì vậy chất lượng nước cũng sẽ được đảm bảo như ngoài tự nhiên.

Làm tuyết nhân tạo chống hạn hán - Ảnh 3.

Những ngọn núi tuyết tại Wyoming vào mùa đông - Ảnh: GETTY IMAGES

Nắng nóng và hạn hán gây thiệt hại mùa màng gấp 3 lần trong 50 năm

TTO - Thiệt hại từ mất mùa do nắng nóng và hạn hán đã tăng gấp 3 lần trong 50 năm qua tại châu Âu. Đây là kết quả một nghiên cứu mới vừa công bố, cho thấy rõ hơn tính dễ tổn thương của hệ thống lương thực trước biến đổi khí hậu.

HOÀNG THI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

Tối 11-5, bốn công trình xuất sắc thuộc các lĩnh vực bảo vệ vật nuôi và môi trường, khoa học sức khỏe, công nghệ - kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn đã được trao giải thưởng Bảo Sơn trị giá 120.000 USD (hơn 3 tỉ đồng/công trình).

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

2 hổ con Bình và Dương ở Thảo cầm viên tròn 2 tuổi: Vẫn ôm nhau ngủ, mê tắm mưa

Sáng 11-5, khu chuồng hổ Bengal tại Thảo cầm viên Sài Gòn rộn ràng với buổi sinh nhật độc lạ: Bình và Dương vừa tròn 2 tuổi.

2 hổ con Bình và Dương ở Thảo cầm viên tròn 2 tuổi: Vẫn ôm nhau ngủ, mê tắm mưa

Tàu vũ trụ thời Liên Xô rơi xuống Ấn Độ Dương sau 53 năm ngoài không gian

Một tàu vũ trụ thời Liên Xô đã lao xuống Trái đất vào ngày 10-5, sau hơn nửa thế kỷ ngoài không gian khi nhiệm vụ phóng lên sao Kim thất bại.

Tàu vũ trụ thời Liên Xô rơi xuống Ấn Độ Dương sau 53 năm ngoài không gian

Quá trình hình thành thần tốc trận mưa hiếm 230mm sáng 10-5

Chiều đến khuya 9-5, bầu trời TP.HCM và lân cận vẫn trong xanh nhưng sau đó mây dông phát triển nhanh và trận mưa trút xuống dữ dội.

Quá trình hình thành thần tốc trận mưa hiếm 230mm sáng 10-5

Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới sản xuất thành công giống cá cam đắt giá

Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I nghiên cứu sinh sản thành công cá cam. Đây là loài cá được ưa chuộng tại Nhật Bản, dùng để chế biến sashimi, sushi và có giá thương phẩm khoảng 1 triệu đồng/kg.

Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới sản xuất thành công giống cá cam đắt giá

Tương lai con người có thể mặc quần áo từ... phân bò

Một nhóm khoa học tại Anh vừa tạo ra bước đột phá khi biến phân bò thành sợi cellulose, vật liệu công nghiệp quan trọng có thể dùng để sản xuất quần áo, khẩu trang, bao bì thực phẩm và nhiều sản phẩm khác.

Tương lai con người có thể mặc quần áo từ... phân bò
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar